thấp
a. Mặc dù các tổ chức tài chính chính thức và bán chính thức đã phát triển mạnh,
thay đổi nhanh các hình thức cung cấp các sản phẩm vốn vay phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ gia đình không thể tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn này. Hơn nữa, khả năng đáp ứng nhanh của các sản phẩm này vẫn chƣa có.
b. Các chƣơng trình lớn của Chính phủ đều quan tâm đến đối tƣợng ngƣời nghèo,
nhƣng lại không đáp ứng tính "khẩn cấp" vì mục đích sử dụng vốn cho vay chỉ bó hẹp cho sản xuất hoặc đầu tƣ mang tính dài hạn nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng hay đầu tƣ cho giáo dục...
c. Các tổ chức TCVM có xu hƣớng mở rộng địa bàn hoạt động, song phạm vi phục
vụ chƣa nhiều, mỗi tổ chức thƣờng tập trung ở một số địa phƣơng, tuy có nhiều hình thức cung cấp sản phẩm, nhƣng hoàn toàn chƣa phục vụ cho vay khẩn cấp.
d. Mô hình quỹ tiết kiệm phụ nữ cho vay khẩn cấp ở Nghệ An, và thành phố Hồ
Chí Minh rất có hiệu quả đối với các đối tƣợng có nhu cầu vay khẩn cấp trong một xã hoặc một phƣờng, song chƣa đƣợc nhân rộng trên phạm vi cả nƣớc.
e. Khu vực tài chính chính thức và phi chính thức đều đã cung cấp dịch vụ cho vay khẩn cấp. Tuy nhiên, quy mô các dịch vụ này còn hạn chế và chƣa phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nƣớc (chủ yếu ở khu vực thành thị). Khu vực thành thị có nhiều hiệu cầm đồ và ngƣời cho vay lãi hơn, nhƣng mục đích cung cấp các sản phẩm không hƣớng tới ngƣời nghèo. Khả năng mở rộng quy mô của ngƣời cho vay lãi không lớn vì các lí do:
Hoạt động cho vay tƣ nhân ngày càng khó khăn do tính không chính thức, dƣ
luận xã hội vẫn không ủng hộ và còn cho rằng họ là những ngƣời cho vay nặng lãi.
Sự hoạt động mạnh của các ngân hàng thƣơng mại đặc biệt là NHNo&PTNT đã
đơn giản hoá thủ tục cho vay, lãi suất đƣợc khống chế rất thấp nên cạnh tranh mạnh với ngƣời cho vay lãi, buộc ngƣời cho vay lãi phải hạ thấp lãi suất, lợi nhuận từ hoạt động này không cao nhƣ trƣớc đây trong khi đó nguy cơ rủi ro cao nên nhiều ngƣời đã từ bỏ hoạt động cho vay lãi hoặc không mở rộng quy mô.
Xuất phát từ nhu cầu vay khẩn cấp của ngƣời dân, vai trò của dịch vụ này và khả
năng cũng cấp dịch vụ cho vay khẩn cấp hiện có, cần thiết phải mở rộng dịch vụ này đối với ngƣời có thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ nghèo. Về mặt luật pháp, các tổ chức tài chính chính thức và bán chính thức hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ này đối với ngƣời có thu nhập thấp, nhƣng những thách thức trƣớc mắt đối với các tổ chức này là:
- Đa số ngƣời có thu nhập thấp và có nhu cầu vay khẩn cấp đều ở khu vực nông
thôn.
- Số ngƣời có nhu cầu vay nhiều, nhƣng quy mô mức vay thấp sẽ gây khó khăn
cho hoạt động tín dụng, thu hồi vốn, nhất là việc cập nhật thông tin, số liệu để quản lý.
- Độ rủi ro cao, ngƣời thu nhập thấp bình thƣờng đã nghèo, khi gặp rủi ro thì khả
năng hoàn trả tiền vay thấp. Không đáp ứng mục tiêu bảo toàn vốn và hiệu quả bền vững của tổ chức.
- Khả năng đáp ứng về cán bộ để thực hiện dịch vụ cho vay khẩn cấp trên phạm vi
f. Với những thách thức đó, các tổ chức tài chính chƣa có ý định hoặc không quan tâm đến việc mở rộng khách hàng có thu nhập thấp, nhất là cung cấp dịch vụ cho vay khẩn cấp đối với ngƣời nghèo. Tuy nhiên, trong số các tổ chức tài chính chính thức thì ngân hàng NNo&PTNT và NHCSXH có khả năng nhất trong việc khắc phục những thách thức trên khi cung cấp dịch vụ cho vay khẩn cấp và mở rộng đối với ngƣời có thu nhập thấp, vì có số lƣợng chi nhánh rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, đội ngũ cán bộ đông đảo.
g. Các tổ chức TCVM đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động của mình, nhiều tổ
chức đã hoạt động đƣợc trên dƣới 10 năm và đã có những thành công bƣớc đầu, các tổ chức này hoạt động thông qua các đối tác đoàn thể quần chúng, một số nội dung trong phƣơng thức cho vay gần nhƣ ngƣời cho vay lãi (lựa chọn đối tƣợng cho vay, chọn ngƣời bảo lãnh, mức vay nhỏ, trả góp món vay...). Nên nếu các tổ chức này mở ra dịch vụ vay khẩn cấp có thể không gặp nhiều khó khăn.
h. Vấn đề mấu chốt nhất là khắc phục đƣợc độ rủi ro khi cung cấp dịch vụ cho vay
khẩn cấp đối với ngƣời có thu nhập thấp. Thực tế, những ngƣời cho vay tƣ nhân, quỹ tiết kiệm tín dụng của hội phụ nữ và hiệu cầm đồ trong hoạt động cho vay khẩn cấp phải áp dụng nhiều biện pháp tự vệ để giảm rủi ro. Họ có cách lựa chọn khách hàng là ngƣời quen hoặc có ngƣời bảo lãnh. Để có khách hàng quen, xác định đƣợc mục đích vay tiền chính đáng, cần dựa vào chính quyền địa phƣơng, coi các tổ chức đoàn thể nhƣ là ngƣời bảo lãnh.
2.3. Kết quả thử nghiệm hai sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tại hai tổ chức TCVM
Từ kết quả của hai nghiên cứu trên, hai tổ chức TCVMđã mạnh dạn thử nghiệm 2 sản phẩm tài chính quản lý rủi ro: tiết kiệm linh hoạt và bảo hiểm sinh mạng – tín dụng theo mô hình đại lý - đổi tác.