Người kể chuyện trong văn xuôi tự sự

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự tiểu thuyết murakami haruki (Trang 121 - 123)

Người kể chuyện (narrator) là vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại. Todorov đã khẳng định: “Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện”. Người kể chuyện vốn là “một phạm trù cơ bản của trần thuật học.” [81, tr.244] Vì vậy,

người kể chuyệncó khi còn được gọi là “người trần thuật” hay “người tường thuật”.

Nhưng cho dù người kể chuyện có được gọi như thế nào thì cũng đều để chỉ một loại hình tượng nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm tự sự.

Từ đầu thế kỉ XX, các nhà Hình thức Nga và nhóm nghiên cứu Bắc Âu đã đề cập đến nhân vật người kể chuyện, họ là những người đầu tiên quan tâm đến lĩnh vực này. Nhưng phải đến giai đoạn sau, với sự phát triển các phân nhánh tự sự học như: Trần thuật học, Phương pháp hình thức, Mĩ học tiếp nhận, Chủ nghĩa cấu

trúc, Hậu cấu trúc… thì nội hàm của thuật ngữ “người kể chuyện” mới được làm

rõ. Những nhà lí luận phương Tây đã góp phần hoàn chỉnh khái niệm “người kể chuyện”, có thể kể đến như: P.Lubblock, W.Keyser, I.Lotman, R.Barthes, Todorov… W.Kayser cho rằng người kể chuyện“cái vai mà tác giả bịa ra và

chấp nhận”, còn R.Barthes gọi đó là cái “sinh thể trên giấy”…Thực chất, người kể

chuyện là một sản phẩm hư cấu trong tác phẩm của nhà văn, nhưng đó là một “sinh thể sống” bởi nó cũng có diện mạo (hoặc không) hơi thở và giọng điệu riêng… Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa: người kể chuyện “là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể

bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm.” [28, tr.221] Theo định nghĩa này, hình

tượng người kể chuyện chỉ xuất hiện cùng với một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Từ đó, nảy sinh vấn đề: vậy người kể chuyện thực chất là ai? Đó là chính tác giả hay là nhân vật được hư cấu trong tác phẩm? Đã có những quan điểm, ý kiến trái

chiều nhau về vấn đề này. Có người cho rằng người kể chuyện chỉ là một nhân vật nào đó do nhà văn sáng tạo ra. Nhưng cũng không ít ý kiến khẳng định người kể chuyện, chính là tác giả. Vậy, đâu là câu trả lời hợp lí? Phần đông ý kiến đã đi đến thống nhất: người kể chuyện nằm giữa ranh giới đó. Anh ta có thể là chính tác giả, cũng có thể là một nhân vật do nhà văn hư cấu, nhưng anh ta lại không hoàn toàn là ai trong số đó. Người kể chuyện rất gần với tác giả, có thể thống nhất nhưng không đồng nhất. Không ít người đã đồng nhất tác giả với người kể chuyện, nhưng thực chất đó là hai đối tượng khác nhau, giữa họ có một khoảng cách nhất định. Khoảng cách ấy do những quy luật nội tại trong tác phẩm và quá trình sáng tác quy định. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là hình tượng người kể chuyện vẫn mang rất nhiều nét tương đồng so với tác giả ngoài đời. Bóng dáng, tư tưởng, quan niệm, cá tính của nhà văn thấp thoáng đằng sau nhân vật người kể chuyện, vì “hình thức tự

sự không chỉ tái hiện cái được kể mà còn tái hiện người kể.” [82, tr.89] Thông qua

những câu chuyện, hình ảnh người kể được tái hiện gián tiếp, Bakhtin cho rằng:

“đằng sau câu chuyện của người kể chuyện, chúng ta đọc được một câu chuyện thứ

hai – câu chuyện của tác giả cũng về cái mà người kể chuyện đã kể, và ngoài ra còn

về bản thân người kể chuyện nữa. Mỗi thành tố của câu chuyện đều được ta cảm nhận rõ rệt ở hai chiều: ở chiều người kể chuyện, với nội dung ý tứ và biểu cảm đặt trong tầm nhìn của nó, và ở chiều tác giả, người gián tiếp nói bằng câu chuyện ấy và thông qua câu chuyện ấy.” [54, tr.121]

Trong tự sự, nếu như nhân vậtcốt truyện trả lời cho câu hỏi “câu chuyện ấy kể về ai?”, “kể về cái gì?” thì người kể chuyệnsẽ giải đáp vấn đề “ai kể?”, “kể như thế nào?”. Và một câu hỏi khác cũng được đặt ra: người kể chuyện có “chức năng” gì trong tác phẩm? Người kể chuyện sẽ có vai trò như thế nào trong quá trình sáng tạo của nhà văn, trong chỉnh thể nghệ thuật tác phẩm và thậm chí là khi tác phẩm đã đến với độc giả? Tác phẩm văn học không đơn thuần chỉ là một văn bản nằm trên trang giấy mà đó là một quá trình. Theo các nhà nghiên cứu, người kể chuyện trong tác phẩm có ba chức năng chính: (1) chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm; (2) chức

thể hiện quan điểm của tác giả về hiện thực cuộc sống. Ba chức năng này luôn gắn kết, cùng vận hành, làm nên vai trò quan trọng của hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

Cũng cần lưu ý rằng trong một tác phẩm tự sự, không chỉ có một người kể chuyện mà có thể xuất hiện nhiều người kể chuyện khác nhau. Điều này xảy ra khi tác phẩm có nhiều nhân vật và các nhân vật ấy đều có thể đóng vai trò là người kể chuyện, kể câu chuyện của mình hoặc của nhân vật khác. Đặc điểm này sẽ dẫn đến hiện tượng tác phẩm “siêu tự sự” (super narrative), có người trần thuật chính

người trần thuật phụ…, tạo ra một kết cấu tự sự phức hợp, đa tầng độc đáo.

Vậy, hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm tự sự sẽ “hiện hữu” ở những phương diện cụ thể nào? Ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu,… sẽ giúp độc giả nhận chân diện mạo, sự tồn tại của người kể chuyện trong tác phẩm. Theo chúng tôi, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệulà ba yếu tố cơ bản tạo nên hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự tiểu thuyết murakami haruki (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)