Cốt truyện đơn tuyến

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự tiểu thuyết murakami haruki (Trang 100 - 104)

Cốt truyện đơn tuyến xuất hiện sớm trong lịch sử văn xuôi tự sự, là hình thức kể chuyện đơn giản, quen thuộc nhất. Tự sự trước thế kỉ XIX thường sử dụng loại cốt truyện này. Cốt truyện đơn tuyến chỉ có một tuyến truyện chính được kể từ đầu đến cuối tác phẩm, theo trình tự thời gian. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Vì vậy,

cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa.” [28, tr.100] Cốt truyện

đơn tuyến có khi được hiểu là cốt truyện chỉ có một nhân vật chính, đặt trong mối quan hệ với tất cả các nhân vật khác, thường hướng về một chủ đề. Như vậy, có thể thấy những điểm chung dễ nhận biết của loại cốt truyện đơn tuyến là số lượng nhân vật ít; không nhiều sự kiện, tình tiết; dung lượng tác phẩm ngắn, nên dễ theo dõi, nắm bắt. Có lẽ vì vậy mà những tiểu thuyết có cốt truyện đơn tuyến thường gần gũi với thể loại truyện ngắn hay truyện vừa.

37, 5%

37, 5% 25%

: Cốt truyện đơn tuyến : Cốt truyện đa tuyến : Cốt truyện khung

Trong tám tiểu thuyết của Murakami chúng tôi lựa chọn khảo sát, loại cốt truyện đơn tuyến có trong hai tác phẩm: Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời

Rừng Nauy(chiếm tỉ lệ 25%).

Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trờiđược cho là tác phẩm gần gũi nhất với

đời thực của Murakami. Cốt truyện được triển khai đơn giản, rõ ràng. Câu chuyện kể về cuộc đời của Hajime (nhân vật chính cũng là người kể chuyện) từ thời thơ ấu đến năm anh 37 tuổi, có vợ và hai con gái. Hajime là con một của một gia đình trung lưu giai đoạn hậu chiến ở Nhật Bản. Điểm đặc biệt trong cuộc đời Hajime là sinh ngày 4/1/1951 (tuần đầu tiên của tháng đầu tiên của năm đầu tiên của nửa sau thế kỉ XX), vì vậy mà anh được đặt tên là Hajime (có nghĩa là khởi đầu). Hajime đã trải qua thời tiểu học nhiều kí ức sâu đậm với người bạn duy nhất là Shimamoto – san, cô bé bị tật ở chân và cũng là con một như Hajime. Họ cùng chia sẻ mọi điều trong thế giới nhỏ bé của mình. Đến năm 12 tuổi, gia đình Shimamoto – san chuyển đi nơi khác, từ đó, họ không liên lạc với nhau cho tới khi Hajime 37 tuổi. Trong suốt quãng thời gian ở trung học, đại học và có vợ, Hajime đã quen rất nhiều cô gái, nhưng chưa bao giờ anh quên được Shimamoto – san, mối tình đầu trong sáng và lâu bền nhất của anh. Cho tới khi gặp lại, Hajime và Shimamoto – san đã vượt qua giới hạn, tìm đến với nhau một lần duy nhất trong đời, để rồi sau đó lại vĩnh viễn mất nhau. Người đọc dễ dàng nắm bắt câu chuyện cuộc đời Hajime bởi cốt truyện đơn tuyến ấy. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Hajime. Chuyện đôi khi được kể bằng những hồi ức đan xen nhau nhưng về cơ bản, cốt truyện vẫn diễn tiến theo trật tự tuyến tính. Cuộc đời Hajime trải dài qua các giai đoạn: thời tiểu học với Shimamoto – san, thời trung học đơn độc ở quê nhà, thời đại học ở Tokyo và thời kì có gia đình cho đến khi gặp lại Shimamoto – san. Giai đoạn Hajime và Shimamoto – san gặp lại nhau tuy ngắn (so với thời gian của các giai đoạn khác trong tác phẩm) nhưng dung lượng tác giả dành cho nó lại bằng tất cả các trang nói về quãng đời quá khứ của Hajime cộng lại. Điều đó cho thấy dụng ý của Murakami là tập trung vào mối tình hiện tại của hai nhân vật này.

Cũng nhưPhía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, tiểu thuyết Rừng Nauy được triển khai bằng một cốt truyện đơn tuyến mà nhân vật chính là chàng trai trẻ Watanabe. Anh ta là trung tâm của câu chuyện, kể về thời tuổi trẻ đầy mất mát của mình. Bài hát Rừng Nauy của nhóm The Beatles vang lên, mở đầu cho chuỗi kí ức hai mươi năm trước trở về sống động. Tuy có sự “đảo tuyến thời gian” (mở đầu bằng bối cảnh hiện tại) nhưng toàn bộ câu chuyện được kể khá trình tự, dễ nắm bắt. Cốt truyện của Rừng Nauy “bề bộn” hơn so với Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trờibởi ở đó có nhiều nhân vật và bối cảnh xã hội cũng rộng lớn hơn. Xung quanh Watanabe có nhiều nhân vật, khác với những mối quan hệ tình yêu, tình bạn chồng chéo, phức tạp: Naoko, Kizuki, Midori, Reiko, Hitsumi, Nagasawa… Không gian tác phẩm được “nới rộng” với những bối cảnh khác nhau: Tokyo và nhà nghỉ Ami. Hai không gian ấy tượng trưng cho hai thế giới đối lập và hoàn toàn tách biệt nhau. Vì vậy, dung lượng của Rừng Nauy cũng dày hơn (gấp đôi) so với Phía Nam biên

giới, phía Tây mặt trời. Mặc dù vậy, về cơ bản, Rừng Nauy vẫn là kiểu cốt truyện

đơn tuyến.

Với đặc điểm ít sự kiện, tình tiết hoặc chỉ xoay quanh một nhân vật của cốt truyện đơn tuyến, làm thế nào để thu hút, hấp dẫn người đọc, là khó khăn của nhà văn. Murakami đã sử dụng thủ pháp “trì hoãn” cốt truyện. Nhà văn tập trung vào việc lột tả sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật qua những dòng suy tưởng, hồi ức, trạng thái cảm xúc phức tạp. Cao Việt Dũng gọi đó là “chiến lược lan tỏa của các cảm giác”: “Chiến lược lối viết của Murakami, giống như một hình ảnh phản chiếu của chiến lược lan tỏa của các cảm giác (…) nằm ở chỗ đi từ một tâm điểm, phình to ra và phóng chiếu theo trục thời gian.” [76, tr.17] Watanabe luôn sống trong trạng thái cảm xúc chán chường, uể oải, trống rỗng và đôi lúc tuyệt vọng. Murakami như “lột trái” toàn bộ con người Watanabe bằng cách để cho anh ta chìm đắm trong những suy tư, trăn trở về tình yêu, về cái chết, nỗi cô đơn và sự trống rỗng… Khi Kizuki – người bạn thân nhất tự sát, Watanabe đã miên man trong dòng suy tưởng:

“Cái chết không phải là đối nghịch của sự sống. Nó đã đang ở đây rồi, ngay bên trong tôi, nó đã luôn luôn ở đây, và không có gì có thể cho phép tôi quên được điều

đó.” (…) “Tôi sống qua mùa xuân sau đó, ở tuổi mười tám, với cục khí vón trong ngực mình, nhưng không lúc nào ngưng tranh đấu chống lại sự hồi sinh của thái độ coi trọng mọi sự ở đời. Coi trọng sự đời không phải là cách tiếp cận chân lí, tôi cảm thấy như vậy, cho dù vẫn mơ hồ. Nhưng sự chết là một thực tế, một thực tế

nghiêm cẩn, dù ta có nhìn nhận nó kiểu gì đi nữa.” [62, tr.65] Cứ như thế, đi suốt

tác phẩm, bức chân dung tinh thần của Watanabe hiện lên chân thực, đầy đủ qua lời người kể chuyện xưng “tôi”, cũng là những lời “tự thú” của Watanabe. Nhân vật Hajime (Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời) cũng tự thuật và mổ xẻ cảm giác trống rỗng trong từng giai đoạn đời mình như thế. Về phương diện này, có thể thấy

Rừng NauyPhía Nam biên giới phía Tây mặt trời gần với dạng tiểu thuyết “tự

thuật” (watakushi shoshetsu) – thể loại được các nhà văn hiện đại Nhật Bản trước Murakami ưa chuộng. Trong tiểu thuyết tự thuật, nhân vật chính thường là cái tôi của tác giả, cái tôi ấy luôn tự mổ xẻ những trạng thái, cảm xúc bên trong con người mình. Và sự hấp dẫn của loại tiểu thuyết này thường là do “cái tôi” của nhà văn quyết định. Cái tôi ấy càng độc đáo, càng phức tạp thì tác phẩm càng hay, lôi cuốn. Sự hấp dẫn của tiểu thuyết Murakami có được là do cá tính sáng tạo độc đáo của người kể chuyện xưng “tôi trong tác phẩm.

Cũng theo dịch giả Cao Việt Dũng thì việc tạo ra “cái bí ẩn” cho cốt truyện cũng là một thủ pháp trong cách kể chuyện của Murakami. Ở Phía Nam biên giới,

phía Tây mặt trời, cái bí ẩn toát lên từ nhân vật Shimamoto – san. Nhân vật này có

cuộc đời, số phận ra sao, từ khi chia tay Hajime cho đến khi kết thúc tác phẩm, tác giả vẫn không hé lộ, vì vậy nhân vật vẫn là một bí ẩn. Chính Hajime cũng không thể tường tận về cuộc sống của người anh yêu. Anh chỉ suy đoán rằng nàng đã có chồng – một cuộc hôn nhân không được hạnh phúc và có một đứa con nhưng nó đã chết từ khi vừa sinh ra. Shimamoto – san được tạo dựng như một làn sương mờ ảo trước mắt Hajime. Nàng đến và đi đều bất chợt, thường là vào những ngày mưa. Còn Hajime thì luôn ngồi trong quán bar của mình vào mỗi buổi tối để đợi nàng. Cuối câu chuyện, Shimamoto – san cũng biến mất khỏi cuộc đời Hajime không để lại dấu vết, giống như sự biến mất của Sumire (Người tình Sputnik). Chính những “bí ẩn

không thể giải thích” ấy đã để lại một khoảng trống vắng, sự tiếc nuối cho độc giả. Cái bí ẩn trong những câu chuyện của Murakami giống như sự tiêu biến của những làn sương khói, thường tạo ra chất “dư tình” cho tiểu thuyết. Nó như làn dư hương thoang thoảng trong những bài tanka, haiku Nhật Bản.

Tóm lại, mặc dù cốt truyện đơn tuyến chiếm tỉ lệ không nhiều trong số lượng tiểu thuyết Murakami, nhưng đã tạo được dấu ấn riêng. Tiêu biểu cho kiểu cốt truyện đơn tuyến là tác phẩm Rừng Nauy“cuốn sách thanh xuân bất diệt, bầu bạn

với hết thế hệ này qua thế hệ khác” là minh chứng cho thành công của nhà văn.

Tài năng kể chuyện bậc thầy của Murakami còn thể hiện trong các kiểu kết cấu cốt truyện khác: cốt truyện đa tuyếncốt truyện khung, được chúng tôi triển khai chi tiết dưới đây.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự tiểu thuyết murakami haruki (Trang 100 - 104)