Cấu hình phần cứng thiết bị của NSN

Một phần của tài liệu Lỗi và cách khắc phục trạm BTS (Trang 111)

1. Giới thiệu

- Dựa vào các module trên, phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách phối ghép các thiết bị thành một trạm BTS hoàn chỉnh theo từng yêu cầu và cấu hình cụ thể.

- Một trạm của NSN sử dụng System Module ESMA hỗ trợ được tối đa 12TRX. Với 12 TRX NSN có thể hỗ trợ cấu hình lên đến 4+4+4 (3 sector)hoặc 2+2+2+2+2+2+2 (6 sector). Ở Viettel chủ yếu chỉ có cấu hình 3 sector nên phần dưới đây ta chỉ tìm hiểu các cấu hình 3 sector.

2. Kết nối cable

Kết nối cable của thiết bị NSN được thực hiện theo thứ tự sau: - Cable nối đất

- Cable nguồn ngoài - Cable Dual Duplex - Cable Bus

- RF cable

- Antenna và jumper - Cable truyền dẫn

Dưới đây ta sẽ mơ tả các đấu cable cho từng cấu hình. Để đơn giản, trong các hình vẽ ta sử dụng cấu hình 2+2+2. Đối với các cấu hình khác, cách đấu chỉ khác nhau ở cable RF. Xem phần cấu hình 2, cấu hình 4 và cấu hình 3+3 để biết cách đấu cable RF.

2.1. Cable nối đất

- Nối đất cho thiết bị rất quan trọng. Quá trình nối đất gồm 2 bước: Nối đất cho chân đế, sau đó lần lượt nối đất các thiết bị xuống chân đế.

Hình 4. 8: Đấu nối Cable nối đất

2.2. Cable nguồn ngoài

- Cable nguồn này cung cấp toàn bộ nguồn DC 12V cho toàn bộ thiết bị trạm BTS trong quá trình sử dụng. Nguồn này lấy từ tủ nguồn.

Hình 4. 9: Đấu nối cable nguồn 12V DC

2.3. Cable DDU

- Cable DDU này được đấu với ngõ cấp nguồn & bus DDU trên TRX. Tất cả các khối DDU đều được đấu nối như vậy.

Hình 4. 10: Đấu nối cable DDU

2.4. Cable bus

- Cable bus là kết nối giữa System Module với các TRX qua giao diện Ethernet. Vị trí cắm bus của TRX vào System Module quy định vị trí của card. Trong trường hợp này cắm vào BUS1 thì TRX này sẽ là 1-2. Như hình vẽ dưới các TRX sẽ có số thứ tự là 1-2, 5-6, 9-10.

Hình 4. 11: Đấu nối cable bus

2.5. Cable nguồn cấp bên trong BTS

- Cable nguồn cấp cho các TRX được lấy từ khối System Module. Vị trí cable nguồn được gắn tương ứng với cable bus.

Hình 4. 12: Cấp nguồn cho các DTRX

2.6. Cable RF

- Cable RF đấu nối khác nhau tùy theo cấu hình. Xem các phần sau để biết cách đấu cấu hình cable.

2.7. Antenna và jumper

Hình 4. 13: Kết nối với hệ thống Feeder và Atenna

2.8. Cable truyền dẫn

Hình 4. 14: Cable truyền dẫn được đấu nối với card truyền dẫn 3. Các cấu hình phổ biến

3.1. Cấu hình 2

Cấu hình 2 bao gồm 1 DDU + 1DTRX được đấu nối như sau:

Hình 4. 15: Đấu nối RF Cable cấu hình 2

- TRX có 2 đầu phát (màu đỏ) sẽ phát trực tiếp ra Antenna thông qua DDU. - TRX nhận 2 đầu thu phân tập từ 2 antenna qua cable thu RF màu xanh.

3.2. Cấu hình 4

- Đối với cấu hình 4. Do ta có 4TRX phát nhưng chỉ có 2 Antenna. Do đó ta phải dùng thêm bộ Wideband Combiner để ghép 2 ngõ phát của 1 DTRX lại đưa vào

mỗi port Antenna. Ta sử dụng thêm 2Wideband Combiner lắp vào mỗi TRX như hướng dẫn dưới đây.

Hình 4. 16: Lắp đặt Wideband Combiner

Hình 4. 17: Đấu nối cable RF phát (đỏ) và thu (xanh) cấu hình 4

· 02 đầu phát (màu đỏ) của mỗi TRX được ghép lại qua bộ Wideband Combiner đưa vào hệ thống Antenna nhờ DDU.

· Mỗi TRX nhận 2 tín hiệu thu riêng biệt của mỗi Antenna.

3.3. Cấu hình 3+3 chia sẽ Dual TRX

- Ngồi cấu hình 2 & 4. NSN cịn hỗ trợ 3+3, trong đó có sử dụng 1 DTRX chia sẽ cho 2 sector. Cách đấu cable được mô tả như hình sau:

Hình 4. 18: Đấu nối cable RF trong cấu hình 3+3

- Trong đó 2 WB A&B được sử dụng để cân bằng công suất phát cho TRX sử dụng chia sẻ. Không sử dụng 2 WB này trạm vẫn hoạt động bình thường nhưng có thể có những ảnh hưởng đến chất lượng khơng mong muốn do công suất phát 2 TRX lệch nhau.

CHƯƠNG II. HƯỚNG DẪN XỬ LÝ LỖI I. Các bước thực hiện kiểm tra xử lý lỗi

1. Bước 1: Kết nối vào trạm, chuẩn bị Kiểm tra

- Khởi động chương trình Test

· Kết nối vào BTS bằng phần mềm Flexi EDGE BTS Manager (phiên bản mới nhất)

· Khởi động chức năng test TRX: chọn Tests > TRX Test

· Màn hình giao diện hiện lên như sau:

Hình 4. 19: Màn hình giao diện Test TRX

- Kiểm tra kiểu nhảy tần

· Chức năng Test TRX chỉ thực hiện được với TRX đang nhảy tần RF hoặc Non-Hopping.

· Nếu trạm nhảy tần Based Band (Kiểu nhảy tần thông dụng hiện nay đối với trạm 900 MHz của Viettel), yêu cầu nhân viên TKTƯ tại KV3 hoặc ĐHVT tại KV3 đưa về Non-Hopping để có thể tiến hành kiểm tra TRX.

2. Bước 2: Test TRX&DDU xác định lỗi và xử lý

- Tiến hành kiểm tra

· Chọn TRX cần Test (Hình 4.19).

· Chọn Time Slot cần kiểm tra, nên lựa chọn từ TS3 đến TS7.

· Chọn kiểu điều chế GMSK cho GSM hoặc 8-PSK cho chế độ GPRS.

· TRX sẽ chọn thêm 1 Timeslot nữa để thực hiện 3 bước kiểm tra như sau:

+ Thực hiện vòng lặp DSP – Abis1 – Air3 để đo công suất phát – Tỉ lệ lỗi bit (BER) ở 2 nhánh phân tập (Main/Div).

+ Thực hiện vòng lặp DSP – Abis1 – Air4 để đo độ nhạy của TRX ở 2 nhánh phân tập (Main/Div) – Thiết bị chúng ta không hỗ trợ kiểu test này.

+ Thực hiện vòng lặp DSP – Abis2 – Air1 để kiểm tra các kết nối giữa EXxx và FIxx.

· Nhấn Start - Xác định lỗi

· Dựa vào kết quả kiểm tra ta biết được TRX đạt hay lỗi (Pass or Fail) (hình dưới)

Hình 4. 20: Kết quả kiểm tra

· Nếu TRX Pass (đạt) thì TRX được xem là phát tốt. Tuy nhiên ta cần kiểm tra 1 số thông số như: Công suất phát của TRX; BER các nhánh phân tập;… để bảo đảm TRX đang có chất lượng tốt.

· Nếu TRX Fail (lỗi) thì ta phải xác định được nguyên nhân lỗi (Failure Reason).

· Dựa vào Failure Reason ta sẽ xử lý lỗi TRX đó (Xem phần phần dưới)

Hình 4. 21: Kết quả Test Details Pass (bên trái) và Fail (bên phải)

3. Bước 3: Hoàn thành thao tác xử lý lỗi

- Sau khi xử lý trạm xong, thông báo cho nhân viên TKTƯ KV3 hoặc ĐHVT KV3 để đưa trạm về kiểu nhảy tần cũ.

- Đi lại dây, đóng nắp bảo vệ, đưa thiết bị về trạng thái ban đầu, ổn định hoạt động.

II. Đọc kết quả và xử lý lỗi

1. TRX kiểm tra thành công

- Nếu TRX kiểm tra thành công nếu đạt được các điều kiện sau thì đó là TRX tốt:

· TEST Result: PASS

· TRX Power >45dBm (Công suất phát của NOKIA TRX là 47dBm).

· Main/Diversity RX BER: <2% (thông thường 0%)

· Main/Diversity RX Result: <-100dBm

Pass

Hình 4. 22: TRX Test Pass

- Nếu TRX kiểm tra thành công nhưng các kết quả khơng đạt được như hình vẽ, thì TRX đó khơng đạt chất lượng.

Chú ý: Nếu TRX Power nhỏ hơn 45dBm nhưng TRX vẫn Test Pass thì có thể trạm đó

đang được điều khiển cơng suất phát thấp lại để giảm vùng phủ. Lúc này ta cần test tất

cả các TRX, nếu các TRX đều có cơng suất phát giống nhau thì trạm bình thường. Ta có thể nhờ TKTU KV kiểm tra tính năng điều khiển công suất của trạm này.

2. TRX Test không thành cơng

Mỗi khi test có kết quả Fail ta cần kiểm tra lý do lỗi để tiến hành xử lý lỗi cho TRX đó.

2.1. Time Slot is busy – Time Slot đang bận

- Nguyên nhân: Time slot đang có cuộc gọi thực hiện à Khơng thể kiểm tra được TRX được à Ta cần tiến hành kiểm tra lại.

Hình 4. 23: TRX Fail do Timeslot đang chiếm cuộc gọi

- Giải pháp: Chờ cuộc gọi kết thúc à Chọn TS khác à Sử dụng Traffic Trace để

tìm TS free để tiến hành test

2.2. Test Fail: Low power in Abis1-Air3 loop

- Nguyên nhân: Kết quả đo lường nhận thấy công suất phát của TRX không đảm bảo do lỗi kết nối (suy hao cable trên vòng Abis1-Abis3 lớn) hay lỗi thiết bị.

- Giải pháp:

· Kiểm tra cable kết nối

· Kiểm tra quy trình kiểm tra à Lỗi có thể do TRX, WC hay DDU

· Kiểm tra DTRX à thay thế nếu cần

· Kiểm tra Wcombiner (nếu có)

· Kiểm tra DDU à Thay thế nếu cần

Hình 4. 24: TRX Test fail do low power in Abis1-Air3 loop

2.3. Test Fail: Balance failure in Rx branches

- Nguyên nhân: Mất phân tập thu tại TRX đang thực thiện test (RSSI). Quá trình kiểm tra sẽ khơng chính xác.

- Giải pháp: Kiểm tra cable kết nối, khắc phục lỗi phân tập thu RSSI trước, bảo đảm RSSI <5dB.

Hình 4. 25: TRX Test fail do lỗi mất phân tập thu (RSSI)

2.4. Test Fail: Mising cabling information at BTS

- Nguyên nhân: Kết nối cable giữa DTRX, DDU, FIxx chưa đúng. - Giải pháp:

· Bảo đảm kết nối cable đúng.

· Kiểm tra lại thiết bị xem đã sử dụng đúng loại chưa (sử dụng băng tần 900MHz hay 1800MHz).

Hình 4. 26: Mising cabling information at BTS

2.5. Test Fail: High RF interference

- Nguyên nhân: Quá trình kiểm tra bị lỗi, độ nhạy của TRX kém do thời gian sử dụng, hoặc do nhiễu từ thiết bị. Thông thường lỗi này đi kèm với lỗi độ nhạy TRX thấp (mũi tên xanh)

- Giải pháp

· Bảo đảm kết nối cable đúng.

· Tiến hành kiểm tra lại vài lần nữa.

· Nếu sau khi kiểm tra, kết quả vẫn không tốt hơn, ta cần thay các dây cable TRX. Cáp chất lượng kém có thể gây nhiễu quá trình kiểm tra.

· Thay TRX nếu cần.

Hình 4. 27: High RF interference quá trình test làm giảm độ nhạy TRX thu

2.6. Test Fail: Failure in BB module

- Nguyên nhân: Module nhảy tần BaseBand của TRX bị lỗi. Cell không thể nhảy tần Base Band được.

Hình 4. 28: Module BaseBand bị lỗi nên TRX khơng hoạt động bình thường III. Mơ hình Test ở thiết bị

Trong quá trình Test, TRX sẽ thực hiện các vòng Loop Back để tiến hành Test như mơ hình sau.

Hình 4. 29: Các điểm Loop Back trong TRX Test

Một phần của tài liệu Lỗi và cách khắc phục trạm BTS (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)