Phân loại thí nghiệm

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 35)

Ở trường phổ thông hiện nay sử dụng các hình thức TN sau:

 TN biểu diễn bởi GV: là TN do GV tự tay trình bày trước HS.

 Thí nghiệm học sinh: là TN do HS tự làm dưới sự hướng dẫn của GV, với những hình thức sau đây:

- TN của HS khi học bài mới - TN thực hành trong PTN

- TN đơn giản giao cho HS làm ở nhà

 TN ngoại khóa (GV và HS có thể thực hiện) thường được sử dụng trong các buổi hội vui về hoá học.

1.4.3. Những yêu cầu sư phạm của việc sử dụng TN trong dạy học

Trong biểu diễn TN hoá học, người GV phải nhất thiết tuân theo các yêu cầu sau:

1.4.3.1. Đảm bảo an toàn cho GV và HS

GV phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật về mọi sự không may xảy ra có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của HS. GV phải nhất thiết tuân theo những qui định về bảo hiểm. Nếu luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ sạch sẽ và tốt, làm đúng kĩ thuật, luôn bình tĩnh khi tiến hành TN sẽ đảm bảo an toàn. Sự nắm vững kĩ thuật, kĩ năng thành thạo khi làm TN, sự am hiểu nguyên nhân của sự thất bại hoặc không may có thể xảy ra, ý thức trách nhiệm và tính cẩn thận là những điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn của các TN. Mặt khác không

nên quá cường điệu những nguy hiểm của các TN hoá học và tính độc hại của các hoá chất làm cho HS sợ hãi.

1.4.3.2. Đảm bảo thành công của TN là TN phải có kết quả và đảm bảo tính

khoa học

Muốn đảm bảo cho TN có kết quả tốt, GV phải nắm vững kĩ thuật TN, phải tuân theo đầy đủ, chính xác các chỉ dẫn về kĩ thuật khi lắp dụng cụ và khi tiến hành TN. Muốn nắm vững kĩ năng làm TN, người GV phải tích lũy kinh nghiệm, làm nhiều lần, đúc rút kinh nghiệm, có cải tiến, sáng tạo.

GV phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, làm thử nhiều lần trước khi biểu diễn TN trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng TN đơn giản, đã làm quen không cần làm thử. GV cần kiểm tra lại số lượng và chất lượng các dụng cụ và hoá chất có liên quan đến TN cần thực hiện, ngoài ra GV cần chuẩn bị sẵn những bộ dụng cụ khác để thay thế nếu cần thiết.

Khi TN thất bại GV cần bình tĩnh suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân của thất bại và cách khắc phục thất bại đó. Nếu khắc phục được thất bại thì uy tín của GV sẽ tăng lên. Khi TN thất bại không nên lừa dối HS hoặc ép HS phải công nhận trong khi TN không thành công. Việc lừa dối HS là một việc làm vừa phản khoa học, vừa phản giáo dục.

1.4.3.3. TN phải rõ, tất cả HS phải được quan sát đầy đủ

GV không đứng che lấp TN. Kích thước dụng cụ và lượng hoá chất phải đủ lớn. Bàn để biểu diễn TN cao vừa phải. Bố trí thiết bị ánh sáng như thế nào để cả lớp quan sát được rõ. Nếu cần thì dùng phông có màu sắc thích hợp, dùng thiết bị bổ sung để làm nổi bật kết quả của TN.

1.4.3.4. TN phải đơn giản, dụng cụ TN gọn gàng, mĩ thuật đồng thời đảm bảo tính khoa học

Những TN quá phức tạp có thể biểu diễn vào giờ thực hành. GV có thể cải tiến TN bằng cách dùng dụng cụ TN đơn giản, hoá chất dễ kiếm và rẻ tiền để thay thế cho phù hợp với điều kiện thiết bị còn thiếu thốn ở nước ta. Đồng thời phải chú ý các dụng cụ TN phải đảm bảo tính mĩ thuật và tính khoa học.

1.4.3.5. Số lượng TN trong mỗi bài giảng và thời gian dành cho mỗi TN phải hợp lí

Số lượng TN cần biểu diễn trong một bài lên lớp và thời gian của mỗi TN phải hợp lí. Chỉ chọn những TN phục vụ trọng tâm bài giảng. Không nên biểu diễn quá nhiều TN trong một bài học, phải đảm bảo đúng nhịp độ của tiết học.

1.4.3.6. TN phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng

Nội dung của TN phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp HS nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung của bài học. GV phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục đích của TN và tác dụng của từng dụng cụ. Cần tập luyện cho HS quan sát các hiện tượng TN xảy ra, giải thích hiện tượng và rút ra những kết luận khoa học hướng vào những điểm cơ bản nhất của bài học.

1.4.4. Chuẩn bị TN cho giờ lên lớp

- Dựa vào nội dung bài giảng, điều kiện vật chất (dụng cụ, hóa chất …) lựa chọn TN sẽ làm.

- Xác định phương pháp tiến hành TN (nghiên cứu hay minh họa; Gv hay HS làm TN …).

- Xác định vị trí của TN trong tiến trình bài giảng.

- Xác định các mục đích, yêu cầu cần đạt được, cần khai thác ở TN.

- Chuẩn bị nội dung lời nói cần đi kèm với TN (hướng dẫn HS quan sát, nhận xét, hướng dẫn quá trình tư duy của HS, các câu hỏi cho HS trả lời …).

- Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cần thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.5. Sử dụng TN cho giờ lên lớp

1.4.5.1. Sử dụng TN khi nghiên cứu bài mới

a) TN biểu diễn bởi GV khi nghiên cứu bài mới

Các hình thức phối hợp lời nói của GV với biểu diễn TN [41]

Hình thức 1: GV dùng lời nói hướng dẫn HS quan sát, HS nhờ sự quan sát có thể rút ra được kiến thức về những tính chất có thể tri giác trực tiếp được của đối tượng quan sát.

Hình thức 2: GV dùng lời nói hướng dẫn HS quan sát các sự vật và các quá trình. Trên cơ sở những kiến thức sẵn có của HS mà GV hướng dẫn HS làm sáng tỏ và trình bày ra được những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mà HS không thể nhận thấy được trong quá trình tri giác trực tiếp.

Hình thức 3: HS thu được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất đơn giản của các sự vật trước tiên từ lời nói của GV, còn việc biểu diễn các phương tiện trực quan nhằm khẳng định hoặc cụ thể hoá các thông tin mà GV đã thông báo.

Hình thức 4: Trước tiên GV thông báo cho HS về các tính chất, quá trình, định luật mà HS không thể nhận thức được bằng sự tri giác trực tiếp, sau đó GV mới biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họa cho thông báo bằng lời của mình.

Tuy hình thức 1 và hình thức 2 phát huy tính chủ động của HS hơn nhưng hình thức 3 và hình thức 4 vẫn có điểm mạnh riêng. Kiến thức HS nhớ theo hình thức 1 và hình thức 2 bền vững hơn so với kiến thức HS nhớ theo hình thức 3 và hình thức 4. Tuy nhiên, muốn có kết quả giảng dạy tốt thì GV cần lựa chọn linh hoạt hình thức nào cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể như đối tượng HS, sự chuẩn bị về kiến thức của GV cho HS, mức độ phức tạp của kiến thức chứa đựng trong TN.

b) TN của HS khi nghiên cứu bài mới

Hiện nay, TN của HS khi nghiên cứu tài liệu mới thường được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu và phương pháp minh họa.

1.4.5.2. Sử dụng TN khi luyện tập, ôn tập, củng cố

a) TN thực hành của HS trong PTN

Ý nghĩa của các bài Thực hành hoá học

TNTH là hình thức TN do HS tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằmminh họa, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo hoá học. Đây là dạng TN mà HS tập triển khai nghiên cứu các quá trình hoá học như: nghiên cứu tính chất các chất, điều chế các chất, nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm. Đây là phương pháp học tập đặc thù của môn học có tác dụng giáo dục, rèn luyện cho HS một cách toàn diện có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức dục, phát triển cho HS vì các lí do sau:

- Bài thực hành giúp HS nắm vững kiến thức và thiết lập được lòng tin vào khoa học, hình thành và nâng cao hứng thú học tập bộ môn.

- Trong quá trình TN, HS phải phát huy tối đa các hoạt động của mọi giác quan và hoạt động tư duy.

- TNTH là phương pháp học tập có ưu thế nhất trong việc rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo hoá học cho HS nhất là các kĩ năng, thao tác sử dụng hoá chất, dụng cụ TN, kĩ năng quan sát, mô tả hiện tượng TN và kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học.

- Thông qua bài thực hành TN mà GV hình thành ở HS phương pháp nghiên cứu hoá học như phát hiện, đề xuất vấn đề nghiên cứu, dự đoán lí thuyết, lựa chọn dụng cụ hoá chất và xây dựng phương án tiến hành TN, quan sát trạng thái màu sắc các chất tham gia phản ứng, tiến hành các thao tác TN và quan sát mô tả hiện tượng TN.

- Thông qua bài thực hành TN mà rèn luyện cho HS những đức tính của người nghiên cứu khoa học như phong cách làm việc nghiêm túc, bố trí chỗ làm việc ngăn nắp, gọn gàng và khoa học, cần thận và thành thạo trong thao tác, khách quan trong mô tả hiện tượng TN, các kết luận được đưa ra phải dựa trên cơ sở lí thuyết chặt chẽ …

Như vậy các bài thực hành TN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường phổ thông nhằm hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy tích cực sáng tạo cho HS, tăng cường tính chủ động cho HS.

Những yêu cầu sư phạm cần đảm bảo khi tiến hành bài thực hành hoá học

Khi tiến hành giờ thực hành TN, GV cần chú ý đảm bảo các yêu cần sư phạm sau:

- Giờ học TNTH cần phải chuẩn bị thật tốt. GV phải tổ chức cho HS nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm TN thực hành (trong sách hoặc do GV soạn ra) nhằm giúp HS nắm vững mục đích của TN và hiểu rõ các điều kiện của TN. Cần cố gắng chuẩn bị những phòng riêng dành cho các giờ TNTH.

Với những lớp lần đầu tiên vào PTN, GV cần giới thiệu những điểm chính trong nội quy của PTN.

- Phải đảm bảo an toàn: Những TN với các chất nổ, chất độc, một số axit đặc như H2SO4 đặc, HNO3 … thì không nên cho HS làm. Nếu cho HS làm thì phải chú ý theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

- Các TN phải đơn giản đến mức tối đa nhưng đồng thời phải rõ. Các dụng cụ TN cũng phải đơn giản, tuy nhiên cần đảm bảo chính xác, mĩ thuật, phù hợp với yêu cầu về mặt sư phạm. Cần cố gắng dùng những lượng nhỏ hoá chất sẽ giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác trong công việc, tinh thần tiết kiệm của công. Ngoài ra có một số TN nếu dùng lượng nhỏ hoá chất sẽ an toàn hơn (như TN điều chế clo, hidro sunfua …)

- Khi chọn TNTH, GV cần tính đến tác dụng của các TN đó tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS.

- Phải đảm bảo duy trì trật tự trong lớp khi làm TN. Giờ TNTH không thể đạt kết quả tốt nếu HS mất trật tự, không chú ý đến những lời nhận xét, chỉ dẫn của GV, từ đó dễ dẫn đến không an toàn trong TNTH.

- GV phải theo dõi sát công việc của HS, chú ý tới kĩ thuật TN của HS và trật tự chung của lớp, uốn nắn và giúp đỡ kịp thời các nhóm khi cần thiết. Không nên làm thay cho HS, không can thiệp vào công việc của các em hoặc hỏi những câu hỏi không cần thiết. Tuy vậy cũng không thể thờ ơ, không giúp đỡ cho HS, không chỉ dẫn cho các em thấy những sai lầm, thiếu sót để các em kịp thời điều chỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Sử dụng TN hoá học khi luyện tập, ôn tập, tổng kết

Sử dụng TN hoá học khi luyện tập, ôn tập, tổng kết có thể được thực hiện vào cuối giờ học, đầu giờ học sau hoặc sau khi học xong một chương, một phần của chương trình nhằm chính xác hóa các khái niệm đã được học, tăng cường tính vững chắc và hệ thống của kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS.

1.4.6. TN ngoại khóa

TN ngoại khoá bao gồm các TN ngoài lớp học thực hiện ở trường dưới hình thức các tổ ngoại khoá hóa học và thực hành quan sát ở nhà.

1.4.6.1. TN ngoài lớp học thực hiện ở trường

TN ngoài lớp học thực hiện ở trường bao gồm:

- Các TN hoá học vui, giúp HS áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động của các buổi hội vui, các chuyên đề hoá học. Ở trường phổ thông HS có thể thực hiện nhiều TN lí thú và bổ ích như TN “Trứng chui vào lọ”, “ đốt khăn không cháy”, “đốt cháy tàu chiến địch”…

- Các TN đòi hỏi thời gian nhất định mà trong giờ học các HS không có điều kiện để thực hiện như làm giấm ăn, bóc vỏ trứng không dùng tay …

- TN thu hồi các hoá chất từ các sản phẩm phụ của các TN trong lớp học. - TN nhận biết và thử tính chất của các chất như nhận biết các hợp chất polime, phân hoá học, …

1.4.6.2. TN thực hành và quan sát ở nhà

Tiến hành TNTH ở nhà cũng là một hình thức làm việc độc lập, tích cực của HS, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú đối với môn hoá học. Mặt khác, góp phần phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong thực nghiệm khoa học và tạo điều kiện thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng hoá học, giữa những thuyết và định luật đã học với thực tiễn cuộc sống và sản xuất.

Sử dụng các dụng cụ và hoá chất đơn giản, có sẵn trong đời sống hằng ngày, HS có thể tiến hành nhiều TN loại này như sản xuất vôi sống, trộn vữa để xây nhà, sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn, những TN nhận biết và chuyển hoá gluxit …

1.4.7. Định hướng cải tiến hệ thống TNHH ở trường phổ thông [58][59]

1.4.7.1.Tăng cường việc đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm

Trong TN hoá học, GV và HS thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất, thường xuyên quan sát, nhận xét sự biến hoá từ chất này thành chất khác và những hiện tượng kèm theo sự biến đổi đó. Để đảm bào an toàn thí nghiệm, trước hết ta cần loại bỏ các TN của HS trong đó phải sử dụng đến các hoá chất độc hại như photpho trắng, thuỷ ngân, … Các TN có liên quan đến các hoá chất độc như clo, hiđo clorua

… phải được thực hiện trong các tủ phòng độc hoặc hệ thống thiết bị kín và có biện pháp bảo hiểm.

1.4.7.2. Đáp ứng yêu cầu cơ bản của chương trình mới và góp phần phát

huy trí lực cho HS

TN hoá học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức, phát triển và giáo dục. TN có thể sử dụng với hiệu quả cao trong các bước của giờ lên lớp. Tuy vậy trong khoảng thời gian hạn chế của mỗi tiết học, TN cần được sử dụng trong mối quan hệ hợp lí với việc sử dụng các loại phương tiện DH khác. Vì vậy, cần lựa chọn các TN có nội dung và phương pháp tiến hành đáp ứng yêu cầu cơ bản của chương trình. Mặt khác nội dung các TN phải góp phần phát huy tính tích cực trong nhận thức của HS, kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho HS.

1.4.7.3.Tăng cường các TN mang tính trực quan

Tính trực quan của một TN hoá học sẽ được tăng lên bằng cách dùng lượng hoá chất nhiều hơn, dụng cụ TN có kích thước lớn hơn và đặt chúng vào vị trí trung tâm, sử dụng ánh sáng, màu sắc thích hợp, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối

Một phần của tài liệu sử dụng thí nghiệm để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 35)