3 Lắp hệ thống sục khí

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Trang 38 - 42)

Hình 4-1: Đo độ mặn

b. Đo pH nƣớc

* Sử dụng Test kit đo pH

* Cách đo:

Bƣớc 1: Lấy mẫu nƣớc

- Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nƣớc cần kiểm tra

- Đổ đầy 5ml mẫu nƣớc vào lọ. - Lau khô bên ngoài lọ.

Bƣớc 2: Cho thuốc thử vào nƣớc mẫu

- Lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng.

- Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.

Bƣớc 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu

- Đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu

- Đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tƣơng ứng.

Hình 4-2: Đo pH nước

39

Là tấm kim loại tròn, đƣờng kính 20 - 25cm

Mặt trên đƣợc chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau

Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm

* Cách đo

Bƣớc 1: Thả đĩa đo độ trong xuống nƣớc

- Thả từ từ.

- Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng

Bƣớc 2: Ngừng thả dây

- Khi không còn phân biệt đƣợc 2 màu đen trắng nữa.

Bƣớc 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ)

Độ trong của nƣớc là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nƣớc.

Hình 4-3: Đo độ trong

Có thể đo độ trong của nƣớc đơn giản bằng tay nhƣ sau: - Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc vớí cổ tay;

- Cho tay từ từ xuống nƣớc cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay; - Độ trong của nƣớc là độ dài của cánh tay ƣớt nƣớc

40

2.3. Lấy nƣớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo tiêu chuẩn ngành: lấy nƣớc vào ao chứa, xử lý nƣớc trong ao chứa xong mới đƣa nƣớc vào ao nuôi (trong thực tế nhiều hộ nuôi tôm thƣờng lấy nƣớc vào ao nuôi và xử lý nƣớc ngay trong ao nuôi).

- Tùy theo điều kiện ao nuôi mà việc lấy nƣớc đƣợc tiến hành theo các cách khác nhau

- Nƣớc lấy vào ao nuôi phải qua túi lọc

a. Lấy nước theo thủy triều

- Là cách lấy nƣớc ít tốn kém, hiệu quả nhất. Nƣớc đƣợc lấy vào ao qua cống cho đến mức cần thiết

- Thƣờng thực hiện ở những ao tôm có cao trình thuận lợi cho việc lấy nƣớc theo thủy triều

* Cách tiến hành:

- Treo túi lọc vào cửa cống

Hình 4-4: Treo túi lọc vào cửa cống

- Mở cống lấy nƣớc: khi nƣớc lớn đầy sông, mực nƣớc ngoài sông cao hơn trong ao

- Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nƣớc

- Đóng cống ngừng lấy nƣớc khi mực nƣớc đạt 1,2m ở tất cả các ao

b. Lấy nước bằng thủy triều kết hợp với máy bơm nước

- Là cách lấy nƣớc tốn kém hơn, thời gian đầu lấy nƣớc theo thủy triều, khi mức nƣớc trong và ngoài ao gần bằng nhau thì đóng cống chuyển sang lấy nƣớc bằng máy bơm.

* Cách tiến hành:

- Treo túi lọc vào cửa cống

- Mở cống lấy nƣớc: khi nƣớc lớn đầy sông, mực nƣớc ngoài sông cao hơn trong ao

41

- Đóng cống khi mức nƣớc gần cân bằng giữa ngoài sông và trong ao - Treo túi lọc vào đầu ống bơm nƣớc

- Vận hành máy bơm lấy nƣớc vào ao đến mức nƣớc thích hợp 1,2m

c. Lấy nước bằng máy bơm nước

- Là lấy nƣớc vào ao hoàn toàn bằng máy bơm khi không có điều kiện lấy nƣớc theo thủy triều do mực nƣớc ngoài thấp hơn trong ao. Cách lấy nƣớc này tốn kém, tăng chi phí sản xuất.

* Cách tiến hành:

- Treo túi lọc vào đầu ống bơm nƣớc

- Bơm nƣớc vào ao đến mức nƣớc thích hợp 1,2m

- Thƣờng xuyên kiểm tra túi lọc tránh các loài cá dữ vào ao

* Lưu ý:

- Tuyệt đối không đƣợc lấy nƣớc vào ao nuôi trong những ngày mƣa bão. - Không nên lấy nƣớc khi nƣớc đang lên, sẽ lấy nƣớc bẩn vào ao nuôi. Hoặc lấy nƣớc vào kỳ nƣớc kém, thời gian lấy nƣớc kéo dài và không đủ nƣớc.

3. Lỗi thƣờng gặp

- Chọn con nƣớc không phù hợp. - Đo các yếu tố môi trƣờng bị sai. - Nguồn nƣớc bị đục, túi lọc bị lủng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập: Thực hành lấy nƣớc vào ao nuôi tôm

C. Ghi nhớ

- Biết xác định ngày lấy nƣớc thích hợp.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Trang 38 - 42)