Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị ao nuôi tôm sú (Trang 36 - 41)

C. Ghi nhớ

4. Những sai sót thƣờng gặp

2.2. Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng

Trƣớc khi lấy nƣớc, tốt nhất ta nên kiểm tra chất lƣợng nƣớc để biết các chỉ tiêu nƣớc có đảm bảo cho nuôi tôm hay không.

2.2.1. Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc

Chất lƣợng nƣớc đảm bảo thuận lợi cho nuôi tôm cần đạt những chỉ tiêu sau:

- Ôxy hoà tan trên 4 mg/l;

- pH 7,0 - 8,5; trong ngày không đƣợc thay đổi quá 0,4 - 0,5 độ; - Ðộ kiềm trong khoảng 100 đến 250 mg/l;

- Ðộ trong 35- 50 cm;

- Ðộ mặn thích hợp nhất là 10 - 25‰

Nếu nƣớc đạt các chỉ tiêu trên thì tiến hành lấy nƣớc là rất tốt.

Tuy nhiên trong thực tế, có thể chỉ kiểm tra pH và độ mặn, các yếu tố khác sẽ đƣợc cải thiện bằng các biện pháp kỹ thuật trƣớc khi thả tôm nuôi.

a. Đo độ mặn

* Dụng cụ đo: Khúc xạ kế

- Nắp nhựa trắng trong, đóng mở đƣợc

- Gƣơng nhận mẫu nƣớc màu xanh trong, cố định bên dƣới nắp nhựa

- Rãnh hiệu chỉnh

- Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn đƣợc - Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình nhƣ bên dƣới

- Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thƣ ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nƣớc ở bên phải.

- Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nƣớc

* Cách đo

Bƣớc 1: Cho 1-2 giọt nƣớc mẫu vào giữa gƣơng nhận mẫu nƣớc

Bƣớc 2: Đậy nắp nhựa

Bƣớc 3: Hƣớng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn)

Bƣớc 4: Nhìn vào mắt đọc kết quả

Bƣớc 5: Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình

Bƣớc 6: Rửa gƣơng nhận mẫu nƣớc và nắp nhựa bằng vài giọt nƣớc cất

Bƣớc 7: Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gƣơng nhận mẫu nƣớc và nắp nhựa. Bảo quản nơi khô ráo

Hình 4-1: Đo độ mặn

b. Đo pH nƣớc

* Sử dụng Test kit đo pH

* Cách đo:

Bƣớc 1: Lấy mẫu nƣớc

- Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nƣớc cần kiểm tra

- Đổ đầy 5ml mẫu nƣớc vào lọ. - Lau khô bên ngoài lọ.

Bƣớc 2: Cho thuốc thử vào nƣớc mẫu - Lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng.

- Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.

Bƣớc 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu

- Đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu

- Đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tƣơng ứng.

Hình 4-2: Đo pH nước

c. Đo độ trong của nƣớc

Là tấm kim loại tròn, đƣờng kính 20 - 25cm

Mặt trên đƣợc chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau

Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm

* Cách đo

Bƣớc 1: Thả đĩa đo độ trong xuống nƣớc

- Thả từ từ.

- Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng

Bƣớc 2: Ngừng thả dây

- Khi không còn phân biệt đƣợc 2 màu đen trắng nữa.

Bƣớc 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ)

Độ trong của nƣớc là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nƣớc.

Hình 4-3: Đo độ trong

Có thể đo độ trong của nƣớc đơn giản bằng tay nhƣ sau: - Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc vớí cổ tay;

- Cho tay từ từ xuống nƣớc cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay; - Độ trong của nƣớc là độ dài của cánh tay ƣớt nƣớc

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị ao nuôi tôm sú (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)