Lắp hệ thống sục khí

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị ao nuôi tôm sú (Trang 31)

C. Ghi nhớ

3. Lắp hệ thống sục khí

- Là thiết bị thổi khí từ đáy lên, đặt cách đáy 30cm

- Thƣờng sử dụng ở ao có diện tích lớn, mật độ nuôi cao hay sử dụng cho ao nuôi theo qui trình ứng các chế phẩm vi sinh để cung cấp ôxy cho tôm và cho vi sinh vật hiếu khí.

- Nên thận trọng khi sử dụng máy sục khí này trong ao có mực nƣớc thấp vì chúng có thể làm xoáy mòn đáy và tạo nên một lƣợng chất lơ lửng lớn trong nƣớc ao.

* Hệ thống sục khí:

Hệ thống sục khí bao gồm: - Một máy nén không khí - Một đầu máy bơm khí đặt trên bờ ao, có thể bơm khí xuống nƣớc ao thông qua một loạt các ống dẫn khí.

- Hệ thống ống: máy nén khí đƣợc đƣa xuống vùng đáy ao qua hệ thống ống Hình 3-15: Hệ thống ống mềm sục khí đáy - Các ống dẫn khí có đƣờng kính 2 cm, đặt nằm ngang cánh nhau 1m và cách đáy ao 30cm. Hình 3-16: Hệ thống ống cứng sục khí đáy - Các điểm sục khí phân bố đều khắp ao khi máy hoạt động các điểm sục khí

Hình 3-17: Các điểm sục khí - Nhƣợc điểm của hệ thống sục khí này là:

+ Nên cần thƣờng xuyên kiểm tra để loại bỏ vật bám.

* Máy thổi khí trực tiếp dưới đáy ao:

- Máy sục khí động cơ nổi

Hình 3-18: Máy sục khí động cơ nổi

- Máy sục khí động cơ chìm

Hình 3-19: Máy sục khí động cơ chìm

- Máy sục khí đứng

3. Những sai sót thƣờng gặp

- Thiết kế quạt không phù hợp với ao nuôi

- Lắp hệ thống quạt, sục khí không đúng kỹ thuật.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Xác định vai trò và vị trí lắp quạt nƣớc Bài tập 2: Thực hành lắp một giàn quạt nƣớc

C. Ghi nhớ

- Tính đƣợc số lƣợng quạt

- Sơ đồ hệ thống quạt nƣớc, sục khí phù hợp với diện tích và hình dạng ao. - Cách rắp ráp hệ thống quạt nƣớc đúng yêu cầu kỹ thuật

Bài 4: LẤY NƢỚC Mã bài: MĐ02-5

Giới thiệu

Lấy nƣớc vào ao nuôi là một khâu trong quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm. Nƣớc lấy vào ao nuôi đòi hỏi phải đầy đủ nƣớc cho quá trình sản xuất, thời gian lấy nƣớc không kéo dài quá lâu và lấy đƣợc nƣớc sạch, chi phí xử lý thấp và đảm bảo các yêu cầu nuôi tôm.

Để đảm bảo các yêu cầu trên, cần xác định đƣợc thời điểm lấy nƣớc, cách lấy nƣớc vào ao nuôi và xử lý nƣớc đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

Mục tiêu:

- Hiểu đƣợc chế độ thủy triều

- Biết xác định thời điểm lấy nƣớc thích hợp - Thực hiện đƣợc các bƣớc lấy nƣớc

- Cẩn thận, nhanh nhẹn, an toàn.

A. Nội dung

1. Tìm hiểu chế độ triều

- Thủy triều là hiện tƣợng nƣớc biển dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ xác định do lực hút giữ mặt trăng, mặt trời với trái đất.

- Bán nhật triều đều: Trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút.

- Nhật triều đều: Trong một ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút

- Triều cƣờng: là biên độ triều lớn nhất, khi chân triều thấp còn đỉnh triều cao gọi là thời kỳ triều cƣờng. Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày trăng non (ngày sóc) và trăng tròn (ngày vọng).

- Triều kém: mực nƣớc triều dao động ít.

- Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới nhƣ nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau.

+ Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều.

+ Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m.

+ Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m.

+ Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều.

+ Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m.

+ Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m.

+ Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m.

+ Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m.

2. Lấy nƣớc vào ao

Thực hiện sau khi ao nuôi đã đƣợc cải tạo thật kỹ

2.1. Chọn con nƣớc

Việc lấy nƣớc vào ao nuôi tôm thƣờng dựa vào nƣớc thủy triều, do đó cần theo dõi thủy triều để chọn ngày lấy nƣớc.

- Nên chọn con nƣớc lớn để lấy đƣợc nƣớc sạch, lấy đƣợc nhiều nƣớc và thời gian lấy nƣớc nhanh.

- Biên độ của triều từ 1đến 3m là rất phù hợp cho lấy nƣớc

2.2. Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng

Trƣớc khi lấy nƣớc, tốt nhất ta nên kiểm tra chất lƣợng nƣớc để biết các chỉ tiêu nƣớc có đảm bảo cho nuôi tôm hay không.

2.2.1. Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc

Chất lƣợng nƣớc đảm bảo thuận lợi cho nuôi tôm cần đạt những chỉ tiêu sau:

- Ôxy hoà tan trên 4 mg/l;

- pH 7,0 - 8,5; trong ngày không đƣợc thay đổi quá 0,4 - 0,5 độ; - Ðộ kiềm trong khoảng 100 đến 250 mg/l;

- Ðộ trong 35- 50 cm;

- Ðộ mặn thích hợp nhất là 10 - 25‰

Nếu nƣớc đạt các chỉ tiêu trên thì tiến hành lấy nƣớc là rất tốt.

Tuy nhiên trong thực tế, có thể chỉ kiểm tra pH và độ mặn, các yếu tố khác sẽ đƣợc cải thiện bằng các biện pháp kỹ thuật trƣớc khi thả tôm nuôi.

a. Đo độ mặn

* Dụng cụ đo: Khúc xạ kế

- Nắp nhựa trắng trong, đóng mở đƣợc

- Gƣơng nhận mẫu nƣớc màu xanh trong, cố định bên dƣới nắp nhựa

- Rãnh hiệu chỉnh

- Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn đƣợc - Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình nhƣ bên dƣới

- Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thƣ ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nƣớc ở bên phải.

- Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nƣớc

* Cách đo

Bƣớc 1: Cho 1-2 giọt nƣớc mẫu vào giữa gƣơng nhận mẫu nƣớc

Bƣớc 2: Đậy nắp nhựa

Bƣớc 3: Hƣớng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn)

Bƣớc 4: Nhìn vào mắt đọc kết quả

Bƣớc 5: Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình

Bƣớc 6: Rửa gƣơng nhận mẫu nƣớc và nắp nhựa bằng vài giọt nƣớc cất

Bƣớc 7: Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gƣơng nhận mẫu nƣớc và nắp nhựa. Bảo quản nơi khô ráo

Hình 4-1: Đo độ mặn

b. Đo pH nƣớc

* Sử dụng Test kit đo pH

* Cách đo:

Bƣớc 1: Lấy mẫu nƣớc

- Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nƣớc cần kiểm tra

- Đổ đầy 5ml mẫu nƣớc vào lọ. - Lau khô bên ngoài lọ.

Bƣớc 2: Cho thuốc thử vào nƣớc mẫu - Lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng.

- Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.

Bƣớc 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu

- Đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu

- Đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tƣơng ứng.

Hình 4-2: Đo pH nước

c. Đo độ trong của nƣớc

Là tấm kim loại tròn, đƣờng kính 20 - 25cm

Mặt trên đƣợc chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau

Đĩa đƣợc nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ đƣợc chia vạch 5 hoặc 10cm

* Cách đo

Bƣớc 1: Thả đĩa đo độ trong xuống nƣớc

- Thả từ từ.

- Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng

Bƣớc 2: Ngừng thả dây

- Khi không còn phân biệt đƣợc 2 màu đen trắng nữa.

Bƣớc 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ)

Độ trong của nƣớc là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nƣớc.

Hình 4-3: Đo độ trong

Có thể đo độ trong của nƣớc đơn giản bằng tay nhƣ sau: - Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc vớí cổ tay;

- Cho tay từ từ xuống nƣớc cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay; - Độ trong của nƣớc là độ dài của cánh tay ƣớt nƣớc

2.3. Lấy nƣớc

- Theo tiêu chuẩn ngành: lấy nƣớc vào ao chứa, xử lý nƣớc trong ao chứa xong mới đƣa nƣớc vào ao nuôi (trong thực tế nhiều hộ nuôi tôm thƣờng lấy nƣớc vào ao nuôi và xử lý nƣớc ngay trong ao nuôi).

- Tùy theo điều kiện ao nuôi mà việc lấy nƣớc đƣợc tiến hành theo các cách khác nhau

- Nƣớc lấy vào ao nuôi phải qua túi lọc

a. Lấy nước theo thủy triều

- Là cách lấy nƣớc ít tốn kém, hiệu quả nhất. Nƣớc đƣợc lấy vào ao qua cống cho đến mức cần thiết

- Thƣờng thực hiện ở những ao tôm có cao trình thuận lợi cho việc lấy nƣớc theo thủy triều

* Cách tiến hành:

- Treo túi lọc vào cửa cống

Hình 4-4: Treo túi lọc vào cửa cống

- Mở cống lấy nƣớc: khi nƣớc lớn đầy sông, mực nƣớc ngoài sông cao hơn trong ao

- Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nƣớc

b. Lấy nước bằng thủy triều kết hợp với máy bơm nước

- Là cách lấy nƣớc tốn kém hơn, thời gian đầu lấy nƣớc theo thủy triều, khi mức nƣớc trong và ngoài ao gần bằng nhau thì đóng cống chuyển sang lấy nƣớc bằng máy bơm.

* Cách tiến hành:

- Treo túi lọc vào cửa cống

- Mở cống lấy nƣớc: khi nƣớc lớn đầy sông, mực nƣớc ngoài sông cao hơn trong ao

- Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nƣớc

- Đóng cống khi mức nƣớc gần cân bằng giữa ngoài sông và trong ao - Treo túi lọc vào đầu ống bơm nƣớc

- Vận hành máy bơm lấy nƣớc vào ao đến mức nƣớc thích hợp 1,2m

c. Lấy nước bằng máy bơm nước

- Là lấy nƣớc vào ao hoàn toàn bằng máy bơm khi không có điều kiện lấy nƣớc theo thủy triều do mực nƣớc ngoài thấp hơn trong ao. Cách lấy nƣớc này tốn kém, tăng chi phí sản xuất.

* Cách tiến hành:

- Treo túi lọc vào đầu ống bơm nƣớc

- Bơm nƣớc vào ao đến mức nƣớc thích hợp 1,2m

- Thƣờng xuyên kiểm tra túi lọc tránh các loài cá dữ vào ao

* Lưu ý:

- Tuyệt đối không đƣợc lấy nƣớc vào ao nuôi trong những ngày mƣa bão. - Không nên lấy nƣớc khi nƣớc đang lên, sẽ lấy nƣớc bẩn vào ao nuôi. Hoặc lấy nƣớc vào kỳ nƣớc kém, thời gian lấy nƣớc kéo dài và không đủ nƣớc.

3. Lỗi thƣờng gặp

- Chọn con nƣớc không phù hợp. - Đo các yếu tố môi trƣờng bị sai. - Nguồn nƣớc bị đục, túi lọc bị lủng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập: Thực hành lấy nƣớc vào ao nuôi tôm

C. Ghi nhớ

- Biết xác định ngày lấy nƣớc thích hợp.

Bài 5 : XỬ LÝ NƢỚC Mã bài: MĐ 02-5

Nguồn nƣớc lấy vào ao nuôi thƣờng mang theo chất hữu cơ, các sinh vật gây bệnh nhƣ virus, vi khuẩn, nấm…hay các sinh vật hại tôm nhƣ cá dữ. Vì vậy, nƣớc lấy vào ao nuôi phải đƣợc xử lý kỹ trƣớc khi thả tôm giống. Đây là khâu kỹ thuật rất quan trọng hạn chế mầm bệnh lây lan vào ao nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Nƣớc trƣớc khi nuôi tôm có thể xử lý bằng một trong những cách sau: - Xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn

- Xử lý nƣớc bằng vi sinh hoặc xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn sau đó 3- 4 ngày sử dụng vi sinh để phục hồi vi sinh vật có lợi trong ao nuôi.

Mục tiêu:

- Nêu đƣợc phƣơng pháp xử lý nƣớc;

- Biết xử dụng và tính toán đƣợc lƣợng hóa chất xử lý nƣớc; - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc, an toàn.

A. Nội dung

1. Xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn

1.1. Qui trình thực hiện xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn

- Xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn là phƣơng pháp sử dụng các chất hóa học có tính sát trùng cao, có khả năng diệt đƣợc nhiều loại mầm bệnh cho vào nƣớc ao để tiêu diệt hoặc làm giảm mật số các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nguyên sinh động vật và nấm) trong nƣớc ao nuôi.

Lấy nƣớc vào ao (để 3-5 ngày)

Diệt khuẩn: Cholorin (để 2-3 ngày)

Bón vôi ổn định pH và độ kiềm (CaCO3, Dolomite)

- Ƣu điểm: làm sạnh nƣớc, tiêu diệt đƣợc các sinh vật gây bệnh nhƣ vi khuẩn, nấm...phòng bệnh rất hiệu quả.

- Nhƣợc điểm: tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi, khó gây màu nƣớc, ao nuôi dễ bị nhiễm bẩn trong quá trình nuôi.

1.2. Cách tiến hành

1.2.1. Lấy nƣớc vào ao

- Lấy nƣớc vào ao qua túi lọc ngăn địch hại vào ao

- Cách lấy nƣớc đƣợc thực hiện trình tự các bƣớc nhƣ ở bài 4 - Lắng nƣớc trong ao 3-5 ngày để trứng các loài địch hại nở hết

1.2.2. Diệt khuẩn

- Là phƣơng pháp cho chất diệt khuẩn xuống ao để tiêu diệt mầm bệnh, phòng bệnh cho tôm nuôi.

- Có nhiều loại chất diệt khuẩn đƣợc sử dụng để xử lý nƣớc trƣớc khi nuôi nhƣ: Chlorin, Formol, BKC, hợp chất của Iod, thuốc tím, virkon...để ngƣời nuôi lựa chọn.

- Dƣới dây là một số chất sát khuẩn dùng phổ biến trong nuôi tôm Bảng 5-1: Một số chất diệt khuẩn xử lý nƣớc trƣớc khi nuôi tôm

Chất diệt khuẩn Đặc điểm Liều dùng

Chlorin (Hypoclorit canxi-Ca(ClO)2 ) - Chất bột màu trắng - Có tính sát trùng mạnh. - Dễ bị ánh sáng và nhiệt độ phá hủy. - Dễ bị hút ẩm, vón cục làm giảm chất lƣợng. 10-30g/m3, sau 5-7 ngày sử dụng nƣớc; - Nếu ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trƣớc: 20- 30g/m3. Formol (HCHO) Dạng dung dịch 36-38% formol, mùi hắc, có tính khử mạnh nên có tính diệt trùng cao 10-20 g/m3 để, sau 3-7 ngày mới sử dụng nƣớc. Thuốc tím (KMnO4)

Chất kết tinh màu nâu, không mùi vị, dễ tan trong nƣớc, có khả năng diệt trùng mạnh nhƣng không bền, dễ mất dần tác dụng dƣới ánh sáng mặt trời, nên cần bảo quản trong lọ nâu đậy kín.

2-5 g/m3 sau 6 giờ sử dụng.

Pyrvidone Iodine (PVP-Iodine)

khả năng hoà tan trong nƣớc, nồng độ hoạt chất từ 11-15%, có tác dụng diệt khuẩn mạnh.

mới thả giống

Vikon…

Lƣu ý:

- Nƣớc đã qua xử lý bằng chlorin có thể sẽ khó gây màu hơn do tảo trong

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị ao nuôi tôm sú (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)