Phòng trị bệnh nấm hồng

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun trồng chăm sóc cây cao su (Trang 68 - 71)

Dọn sạch tàn dư thực vật trong vườn (lô), phát thấp cỏ giữa hai hàng cao su, kéo các cành cây cao su bị bệnh ra ngoài bìa lô đem đốt.

Bón phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ (phân gà) cần xử lý trước khi bón. Sử dụng thuốc Validacin 5L nồng độ 2%, hoặc Anvil 5SC nồng độ 0,5% phun thuốc phủ trùm lên vết bệnh, rộng 20-30 cm, với chu kỳ 7-10 ngày/lần cho đến khi vết bệnh không phát triển. Phát hiện và xử lý khi vết bệnh còn nhẹ sẽ đạt hiệu quả cao và chi phí thấp, cũng như tránh lây lan.

Thuốc Validan 5DD, có chứa hoạt chất Validamycine A.

Thuốc Anvil 5SC, chứa hoạt chất Hexaconazole

Phun trị bệnh nấm hồng trên cây cao su

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

- Bài tập: Mỗi học viên điều tra 01 điểm, ghi nhận số cây bị bệnh, ở cấp bẹnh nào, sau đó hướng dẫn tính tỷ lệ bệnh, và chỉ số bệnh, đánh giá tình trạng bệnh và đề xuất hướng giải quyết hiệu quả.

- Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề, vườn cây cao su kiến thiết cơ bản, vườn cây cao su kinh doanh …

- Nguồn lực thực hiện:

+ Kéo bấm cành: 02 cái/ nhóm 05 học viên; cuốc : 3 cái/nhóm 05 học viên + Thúng: 2 cái/ nhóm 05 học viên; phân, thuốc BVTV

C. Ghi nhớ

Bệnh nấm hồng gây hại nặng vào mùa mưa trên cây cao su tuổi 3 – 10, vị trí thường gây hại ở chảng ba giữa thân chính và cành cấp 1.

Ban đầu vết bệnh xì mủ ở vỏ thân, sau đó xuất hiện tơ nấm màu trắng nhạt, sau phát triển thành màu hồng, khi hại nặng tại vết bệnh vỏ thân rộp, nứt vỏ, chồi bất định phía dưới vết bệnh mọc ra, ngọn héo vàng và khô.

Phòng trị hiệu quả, vào mùa mưa thường xuyên thăm vườn, quan sát thấy vết bệnh ở giai đoạn đầu xì mủ hay tơ nấm màu trắng nhạt dùng thuốc Validacine 5L phun trùm kín vết bệnh, phun định kỳ 2-4 tuần/lần, phun 2-3 lần/năm.

Bài 9: TRỊ BỆNH Botryodiploidia HẠI CAO SU Mã bài: MB3-10

Mục tiêu:

- Nhận biết được triệu chứng của bệnh Botryodiploidia

- Lựa chọn được phương pháp và loại thuốc phòng trừ bệnh hiệu quả - Thành thạo trong việc sử dụng các dụng cụ để phòng trừ

A. Nội dung:

1. Triệu chứng gây hại của bệnh Botryodiploidia trên cây cao su

Xuất hiện trên phần vỏ nguyên sinh đã hóa nâu của cây cao su từ 3 năm tuổi trở lên, nhất là vùng cao su tái canh.

Ban đầu xuất hiện các mụn nhỏ kích thước 1 - 2 mm trên vỏ hóa nâu. Sau đó các mụn này phát triển toàn bộ thân cành. Cuối cùng toàn bộ thân cành bị nứt và có màu nâu

đặc trưng với mủ rỉ ra từ những vết nứt. Lớp biểu bì bên ngoài dày do nhiều lớp tạo thành.

Trên thân đôi khi xuất hiện chồi, những cây bị nhiễm bệnh nặng hầu như sinh trưởng bị chựng lại, đôi khi chết cả cây.

Triệu chứng bệnh nhẹ

Triệu chứng bệnh nặng

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun trồng chăm sóc cây cao su (Trang 68 - 71)