Phòng trị bệnh Corynespora

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun trồng chăm sóc cây cao su (Trang 60 - 63)

Dọn sạch tàn dư thực vật trong vườn (lô), phát thấp cỏ giữa hai hàng cao su, kéo các cành cây cao su bị bệnh ra ngoài bìa lô đem đốt.

Bón phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ (phân gà) cần xử lý trước khi bón. Hiện nay thuốc được dùng để trị bệnh Corynespora là hỗn hợp của gốc thuốc

Hexaconazole và Carbendazim, ngoài thị trường bà con nông dân thường dùng Anvil 5SC, Vicarben 50HP

Dùng 15ml Anvil 5SC + 15ml Carbendazim cho 1 bình 8 lít. Với lượng trung bình 800 – 1.000lít nước dung dịch thuốc cho 1 ha, phun xịt theo nguyên tắc 4 đúng, phun phủ đều mặt dưới lá, phun xịt nhắc lại sau 10 -14 ngày để tiêu diệt triệt để các bào tử nấm còn sót lại.

Thuốc Anvil 5SC, có chứa hoạt chất Hexaconazole

Thuốc Vicarben 50HP, có chứa hoạt chất Carbendazim

Pha theo tỷ lệ 1:1: 400, nghĩa là 1 lít Anvil 5SC + 1 kg Vicarben 50HP + 400 lít nước sạch

Ống dây dẫn và phi nhựa để pha hỗn hợp thuốc.

Máy bơm phun thuốc tạo áp lực

Cần phun thuốc

Phun thuốc trị bệnh Corynespora trên vườn cao su

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

- Bài tập: Mỗi học viên điều tra 01 điểm, ghi nhận số cây bị bệnh, ở cấp bẹnh nào, sau đó hướng dẫn tính tỷ lệ bệnh, và chỉ số bệnh, đánh giá tình trạng bệnh và đề xuất hướng giải quyết hiệu quả.

- Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề, vườn cây cao su kiến thiết cơ bản, vườn cây cao su kinh doanh …

- Nguồn lực thực hiện:

+ Kéo bấm cành: 02 cái/ nhóm 05 học viên; cuốc : 3 cái/nhóm 05 học viên + Thúng: 2 cái/ nhóm 05 học viên; phân, thuốc BVTV

C. Ghi nhớ

Bệnh Corynespora hại hầu hết các bộ phận của cây cao su (thân, lá, chồi), phát sinh phát triển quanh năm, gây hại nặng vào mùa mưa.

Trên lá, vết bệnh phát sinh từ gân lá lan rộng ra cả phiến lá, lá có màu đỏ cam, rụng, bệnh hại nặng làm khô ngọn khô cành.

Vườn cây cao su giống RRIV 4 độ tuổi từ 4 – 8 thường bị hại nặng, khô ngọn, khô cành.

Dùng hỗn hợp thuốc 3 trong 1: Hexacolazone + Carbendazim + Validacine pha với tỷ lệ 1:1:1, phun ướt toàn bộ tán lá với chu kỳ 2-4 tuần/lần, phun 3-5 lần/năm.

Bài 7: TRỊ BỆNH LOÉT SỌC MẶT CẠO Mã bài: MB3-08

Mục tiêu:

- Nhận biết được triệu chứng của bệnh loét sọc mặt cạo gây hại trên cao su - Lựa chọn được phương pháp và loại thuốc phòng trừ bệnh hiệu quả - Thành thạo trong việc sử dụng các dụng cụ để phòng trừ

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun trồng chăm sóc cây cao su (Trang 60 - 63)