Các rủi ro trong giao nhận vận tải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu luật kết hợp và thử nghiệm khai phá cơ sở dữ liệu hợp đồng giao nhận vận tải tại công ty STC việt nam (Trang 44 - 49)

3.1. Khái niệm

Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, thông thường các chuyến hải trình thường gặp các sự cố: thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ ngoài

47

biển. Do sự cố thường phát sinh trong chuyến hải trình, tàu vận chuyển có thể gặp rủi ro rất nghiêm trọng có liên quan đến tai nạn biển, bao gồm các sự cố như: tàu bị mắc cạn, cháy, chìm,… Khi xảy ra những tai nạn này tàu và hàng thường bị tổn thất rất nghiêm trọng. Vì vậy, trong nghành bảo hiểm người ta thường gọi những tai nạn này là hiểm họa biển (Perils of the sea). Một hiểm h ọa ngoài biển có thể gây ra bởi nhiều rủi ro.

Trong hợp đồng bảo hiểm người ta quy định chỉ bồi thường tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm gây ra. Rủi ro bảo hiểm phải là những tai nạn bất ngờ ngoài biển chứ không phải là mọi rủi ro trên biển. Rủi ro đó phải là rủi ro không lường trước chứ không phải là sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra. Nó phải là những nguy cơ do tác động của biển gây ra mà ta không thể nào đối phó được, chứ không phải là những hoạt động bình thường của sóng, gió.

Tóm lại rủi ro là những tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra trong hành trình và làm cho hàng hóa bị thiệt hại. rủi ro mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ.

3.2. Phân loại

3.2.1. Phân loại theo nguồn gốc

- Rủi ro do thiên tai: Là những rủi ro gây nên những chấn động về địa chất, thay đổi đột ngột về hải lưu, về khí hậu như: Biển động, bão (cấp 8 trở lên), gió lốc, sét đánh, sóng thần, thời tiết xấu và những tai nạn, tai họa tự nhiên khác mà con người không chi phố được

- Rủi ro tai nạn bất ngờ ngoài biển: Tàu chở hàng hoặc phương tiện vận tải mắc cạn, chìm đắm, bị lật, bị phá hủy hoặc tàu bị mất tích, cháy nổ hoặc bị đâm va vào phương tiện vận tải khác, đâm va vật thể nổi cố định hoặc vật thể nổi khác trôi trên biển, kể cả bắng trôi nhưng không phải là nước, hành động phi pháp của thuyền trưởng và thuyền viên và những tai nạn khác

- Rủi ro do các nguyên nhân khác:

 Do lỗi lầm của con người: đóng hàng không chắc chắn, cẩu móc làm rách bao hàng, quay tàu làm tàu va vào cầu cảng.

 Do bản thân tính chất hàng hóa: bông gòn, đay, thuốc nổ,… gặp thời tiết nóng bức có khả năng tự phát cháy.

 Do chiến tranh: Các vũ khí chiến tranh hoặc các vật thả trôi trên biển( ngư lôi, bom mìn…) hoặc các hành động do chiến tranh gây nên ( cầm giữ, câu lưu, câu thúc…)

 Do đình công, nổi loạn, bạo động gây nên.

3.2.2. Phân loại theo điều kiện bảo hiểm 3.2.2.1. Nhóm rủi ro hàng hải

Bao gồm các thiên tai và sự cố bất ngờ ngẫu nhiên ngoài biển không thể lường trước được( không bao gồm mọi hiểm nguy trên biển)

Thiên tai: là những tai họa do sức mạnh thiên nhiên chứ không phải do ý chí con người gây nên. Trong nghiệp vụ bảo hiểm trên biển, không phải tất cả mọi tai họa đều do thiên nhiên gây ra, mà chỉ là những tai họa mà con nguời không thể chống lại được như thời tiết khắc nghiệt, sóng thần, động đất hoặc núi lửa phun…

Tai nạn bất ngờ ngoài biển: được chia làm hai nhóm

 Nhóm rủi ro chính: bao gồm các rủi ro thương xảy ra nhất trong chuyến hành trình: mắc cạn, chìm cháy, đâm va… Các rủi ro này được bảo hiểm trong mọi điều kiện bảo hiểm.

- Muốn gọi một con tàu là mắc cạn thì việc mắc cạn đó phải xảy ra do một hậu quả của một sự việc ngẫu nhiên hoặc không bình thường, làm cho tàu bị chạm phải đất hoặc một chướng ngại vật khác và phải dừng lại ở đó chờ sự giúp đỡ bên ngoài. - Rủi ro mắc cạn được nhà bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cả tổn thất toàn bộ

và tổn thất bộ phận trong tất cả các điều kiện bảo hiểm.

- Tàu được coi là chìm đắm khi toàn bộ phần nổi của con tàu nằm dưới mặt nước và tàu không thể tiếp tục cuộc hành trình. Nếu tàu chỉ ngập một phần hoặc bập bềnh trên mặt nước thì không gọi là đắm vì trường hợp này thường xảy ra khi sóng quá lớn, trừ khi người ta chứng minh được là do tính chất của hàng hóa nên tàu không thể chìm sâu hơn nữa, chẳng hạn như tàu chở gỗ diêm hoặc các loại thùng rỗng… - Rủi ro cháy là do lửa gây nên. Chặt chẽ mà nói thì cháy không phải là một tai nạn

bất ngờ ngoài biển như nó đã được ghi trong hợp đồng bảo hiểm và coi như một rủi ro lớn. Lửa bốc cháy ở trên tàu là một vấn đề rất nghiêm trọng vì so với môt vụ

49

cháy ở trên bờ thì nó khó dập tắt hơn. Theo quan điểm thông thường, lửa phải đến một mức nào đó mới được coi là một vụ cháy.

- Rủi ro đâm va: Tức là khi tàu hay phương tiện vận chuyển khác đâm hay va phải nhau hoặc đâm va phải vật thể cố định, vật thể chuyển động, vật thể nổi, kể cả băng nhưng không phải là nước.

Khi có sự cố sảy ra, tùy theo mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra sự cố mà người mua bảo hiểm sẽ được đền bù thiệt hại theo mức độ và văn bản pháp lý qui định.

 Các rủi ro phụ:Bao gồm các rủi ro thường xảy ra trong một chuyến hành trình: tàu bị mất tích, hàng bị vứt xuống biển hay bị sóng cuốn xuống biển, cướp biển… Các rủi ro này có thể được bảo hiểm hay không phụ thuộc vào các điều kiện bảo hiểm. - Tàu bị mất tích: Tàu được coi là mất tích khi sau một thời gian hợp lý nào đó con

tàu phải cập bến mà người ta không nhận được tin tức gì về con tàu. Toàn bộ tổn thất hàng hóa trong trường hợp này nhà bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn. - Vứt hàng xuống biển hay hàng bị sóng cuốn xuống biển: vứt hàng xuống biển là

hành động ném hàng hóa hoặc một phần thiết bị của tàu xuống biển đẻ làm nhẹ tàu hoặc cứu tàu khi gặp nạn. Đó là một sự hy sinh có tính chất tự nguyện khi tàu gặp nguy cơ để bảo vệ phần tàu hay hàng còn lại. Ví dụ,tàu bị mắc cạn, thuyền trưởng vứt bớt một số hàng cho nhẹ tàu, làm nổi tàu lên nhằm thoát khỏi nơi mắc cạn. Hoặc tàu bị bão làm đổ nghiêng sang một bên, thuyền trưởng phải vứt bớt một số hàng để thăng bằng và tiếp tục hành trình. Trong trường hợp này rủi ro hàng bị vứt xuống biển sẽ được bảo hiểm trong tất cả các điều kiện bảo hiểm cũ và mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng bị sóng cuốn xuống biển: hàng bị sóng cuốn xuống biển là một rủi ro bất ngờ xảy ra ngoài biển do bão hoặc sóng lớn…Hàng hóa bị sóng cuốn xuống biển thường là hàng hóa được xếp trên boong tàu sẽ được nhà bảo hiểm bồi thường. - Hành vi cướp biển: Cướp biển cũng là một rủi ro được bảo hiểm.

3.2.2.2. Nhóm rủi ro đặc biệt

- Hàng tổn hại do mưa và nước ngọt - Không giao hàng

- Rò chảy hoặc giao thiếu hàng - Đổ vỡ, cong, bẹp

- Tổn hại do móc

- Tổn hại do cọ xát hoặc làm xước - Tổn hại do dầu mỡ

- Tổn hại do tiếp xúc với dầu hoặc hàng khác - Tổn hại do axit

- Tổn hại do chuột bọ - Tổn hại do nấm mốc - Tổn hại do rỉ sét

- Tổn hại do đổ mồ hôi, hấp hơi hầm tàu - Tự bốc cháy

- Nhiễm bẩn

3.2.2.3. Nhóm rủi ro loại trừ

Các rủi ro loại trừ trong đơn bảo hiểm

- Rủi ro do chiến tranh

- Rủi ro do đình công, nổi loạn, bạo động

- Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ hay nhiễu phóng xạ phát sinh từ vụ nổ nguyên tử hoặc việc dùng năng lượng nguyên tử hoặc chất liệu phóng xạ hạt nhân.

- Hư hỏng tự phát sinh, tự bốc cháy, hao hụt tự nhiên hoặc do đặc tính tự nhiên của hàng hóa được bảo hiểm.

Đây là những rủi ro không được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm, nếu muốn bảo hiểm luôn cả những rủi ro này thì người bảo hiểm và người mua bảo hiểm có tể thỏa

51

thuận thêm. Đối với hai rủi ro chiến tranh và đình công, bạo động, nổi loạn nếu muốn được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải mua riêng.

Các rủi ro loại trừ tuyệt đối

Trong mọi trường hợp người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những mất mát hư hỏng hay chi phí do các nguyên nhân sau:

- Do việc làm sai trái cố ý của người được bảo hiểm

- Do chậm trễ hay thị trường xuống giá hoặc mất thị trường

- Do bao bì không đúng quy cách hoặc việc vận chuyển hàng hóa được bảo hiểm không đầy đủ, không thích hợp, nếu chứng minh được tổn thất, tổn hại hay chi phí thật sự do bao bì không thích hợp thì tổn thất này người bảo hiểm không bồi thường.

- Do vi phạm nguyên tắc xuất nhập khẩu hoặc chuyển khẩu hoặc hàng hóa không đủ giấy tờ xuất nhập khẩu.

- Do tàu đi lệch hướng bất hợp lý

- Bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường do rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm.

- Tàu không có khả năng đi biển

Tóm lại bảo hiểm là một ngành kinh doanh rủi ro. Đó là những rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên, không ai có thể lường trước được. Do đó mọi rủi ro do sự xếp đặt của người được bảo hiểm hoặc được người được bảo hiểm biết trước hoặc hiển nhiên xảy ra thì đều bị loại trừ tuyệt đối. Và người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho tổn thất, tổn hại hay chi phí nào phát sinh từ những rủi ro đó.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu luật kết hợp và thử nghiệm khai phá cơ sở dữ liệu hợp đồng giao nhận vận tải tại công ty STC việt nam (Trang 44 - 49)