Đánh giá, nhận xét

Một phần của tài liệu Nghiên cứu luật kết hợp và thử nghiệm khai phá cơ sở dữ liệu hợp đồng giao nhận vận tải tại công ty STC việt nam (Trang 39)

Phần này chúng ta đã xem xét các giải thuật khai phá tập phổ biến như: Apriori, AprioriTID, ... Các giải thuật này đều tỷ lệ tuyến tính với kích thước CSDL. Nghĩa là tất cả các độ phức tạp về thời gian, bộ nhớ, tính toán thuật toán, . . . đều tỉ lệ thuận với độ lớn CSDL D.

CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀ TẬP ĐOÀN STC 1. Tổng quan về dịch vụ giao nhận vận tải

Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).

Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải.

Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chổ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hoá, .v.v...

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày về những hoạt động khác nhau trong dịch vụ giao nhận hàng hoá, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận, cũng như mối quan hệ giữa người làm dịch vụ giao nhận với các tổ chức liên quan khác.

Các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa gôm:

 Dịch vụ đại lý vận tải đường biển;

 Dịch vụ môi giới hàng hải;

 Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa;

 Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển.

Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa:

a. Ðại diện cho người xuất khẩu

Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người xuất khẩu) những công việc sau:

43

- Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải.

- Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng - the Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder Certificate of Transport).

- Nghiên cứu các điều khoản của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết.

- Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho người giao nhận).

- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá (nếu được yêu cầu).

- Chuẩn bị kho bao quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần).

- Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải.

- Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu.

- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ với người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ổ nước ngoài.

- Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có).

- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay tổn thất của hàng hoá.

b . Ðại diện cho người nhập khẩu

- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.

- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá. - Nhận hàng từ người vận tải.

- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí khác liên quan.

- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết). - Giao hàng hoá cho người nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của hàng hoá.

Quyền và nghĩa vụ các bên:

 Ðược hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.

 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

 Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

 Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xẩy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn củ a khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.

 Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. b. Khách hàng:

 Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đáp ứng với yêu cầu của mình.

 Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng.

 Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vi phạm hợp đồng.

 Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá.

 Thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác về hàng hoá cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá.

 Ðóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đảm nhận công việc này.

 Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc do lỗi của khách hàng gây ra.

 Trả cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.

Giới hạn trách nhiệm

Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng.

Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi của mình gây ra.

Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm, khi họ không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày giao hàng,

45

không tính ngày chủ nhật, ngày lễ; không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Toà án hoặc Trọng tài trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao hàng.

Các trường hợp miễn trách nhiệm

 Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.

 Ðã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.

 Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.

 Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc xếp, dỡ hàng hoá.

 Do khuyết tật của hàng hoá.

 Do có đình công hoặc các trường hợp khác bất khả kháng.

 Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá cũng không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Các phƣơng thức vận tải hàng hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đƣờng bộ: Là hình thức chuyên chở hàng hóa dựa vào các loại phương tiện chạy trên đường bộ như Ô tô, tàu hỏa, … Hình thức này thường áp dụng đối với quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa cục bộ tại các địa phương trong một quốc gia, một vùng miền, đôi khi cũng có thể là các giao thương quốc tế nhưng với điều khoản địa lý của các quốc gia láng giềng có đường biên giới đất liền hoặc cũng có thể là khâu đầu tiên vận tải của giao thương quốc tế trước khi tập kết hàng hóa đến điểm tập kết hàng để tiếp tục áp dụng các phương thức vận tải khác.

- Đƣờng không: Là hình thức chuyên chở hàng hóa dựa vào các phương tiện bay theo đường hàng không như các loại máy bay. Hình thức này chi phí cao nhất nhưng độ rủi ro là thấp nhất, an toàn cao nhất cũng như thời gian tiết kiệm nhất. Với hình thức này năng lực vận tải là không cao, chiếm khoảng 8% tổng giao thương quốc tế. Thường áp dụng với những hợp đồng vận chuyển các loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

- Đƣờng thủy: Là hình thức chuyên chở hàng hóa dựa vào các phương tiện chạy trên đường biển như các tàu bè. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến khi các bên tham gia quá trình mua bán quốc tế. Với hình thức này chi phí vận tải là thấp nhất và năng lực vận tải là lớn nhất. Nó chiếm tới 80% tổng giao dịch mua bán quốc tế. Ngoài ra cũng có sự tham gia của quá trình vận tải đường sông nội địa. Các điều khoản thường được áp dụng cho phương thức vận tải đường thủy này như: CFR, FAS, FOB, CIF

Đôi khi có những hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng kết hợp cả 3 hình thức vận tải trên. Tại mỗi khâu, mỗi khu vực địa lý nhất định sẽ áp dụng từng loại hình thức chuyên chở nhất định phù hợp với điều khoản địa lý từng vùng đó sao cho chi phí chuyên chở là thấp nhất, phù hợp nhất với người bán và người mua.

Cũng tùy vào từng hình thức vận tải theo đặc thù hàng hóa cũng như lựa chọn phương thức vận tải của các bên tham gia mua bán vận tải mà người ta chọn ra các Điều khoản giao nhận hàng khác như.

Ví dụ: thông thường đối với hình thức vận tải đường biển thì điều khoản CIF rất hay được lựa chọn, hoặc đối với hình thức vận tải theo đường hàng không thì nhiều người lại lựa chọn điều khoản DES trong hợp đồng.

3. Các rủi ro trong giao nhận vận tải 3.1. Khái niệm 3.1. Khái niệm

Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, thông thường các chuyến hải trình thường gặp các sự cố: thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ ngoài

47

biển. Do sự cố thường phát sinh trong chuyến hải trình, tàu vận chuyển có thể gặp rủi ro rất nghiêm trọng có liên quan đến tai nạn biển, bao gồm các sự cố như: tàu bị mắc cạn, cháy, chìm,… Khi xảy ra những tai nạn này tàu và hàng thường bị tổn thất rất nghiêm trọng. Vì vậy, trong nghành bảo hiểm người ta thường gọi những tai nạn này là hiểm họa biển (Perils of the sea). Một hiểm h ọa ngoài biển có thể gây ra bởi nhiều rủi ro.

Trong hợp đồng bảo hiểm người ta quy định chỉ bồi thường tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm gây ra. Rủi ro bảo hiểm phải là những tai nạn bất ngờ ngoài biển chứ không phải là mọi rủi ro trên biển. Rủi ro đó phải là rủi ro không lường trước chứ không phải là sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra. Nó phải là những nguy cơ do tác động của biển gây ra mà ta không thể nào đối phó được, chứ không phải là những hoạt động bình thường của sóng, gió.

Tóm lại rủi ro là những tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra trong hành trình và làm cho hàng hóa bị thiệt hại. rủi ro mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ.

3.2. Phân loại

3.2.1. Phân loại theo nguồn gốc

- Rủi ro do thiên tai: Là những rủi ro gây nên những chấn động về địa chất, thay đổi đột ngột về hải lưu, về khí hậu như: Biển động, bão (cấp 8 trở lên), gió lốc, sét đánh, sóng thần, thời tiết xấu và những tai nạn, tai họa tự nhiên khác mà con người không chi phố được

- Rủi ro tai nạn bất ngờ ngoài biển: Tàu chở hàng hoặc phương tiện vận tải mắc cạn, chìm đắm, bị lật, bị phá hủy hoặc tàu bị mất tích, cháy nổ hoặc bị đâm va vào phương tiện vận tải khác, đâm va vật thể nổi cố định hoặc vật thể nổi khác trôi trên biển, kể cả bắng trôi nhưng không phải là nước, hành động phi pháp của thuyền trưởng và thuyền viên và những tai nạn khác

- Rủi ro do các nguyên nhân khác:

 Do lỗi lầm của con người: đóng hàng không chắc chắn, cẩu móc làm rách bao hàng, quay tàu làm tàu va vào cầu cảng.

 Do bản thân tính chất hàng hóa: bông gòn, đay, thuốc nổ,… gặp thời tiết nóng bức có khả năng tự phát cháy.

 Do chiến tranh: Các vũ khí chiến tranh hoặc các vật thả trôi trên biển( ngư lôi, bom mìn…) hoặc các hành động do chiến tranh gây nên ( cầm giữ, câu lưu, câu thúc…)

 Do đình công, nổi loạn, bạo động gây nên.

3.2.2. Phân loại theo điều kiện bảo hiểm 3.2.2.1. Nhóm rủi ro hàng hải

Bao gồm các thiên tai và sự cố bất ngờ ngẫu nhiên ngoài biển không thể lường trước được( không bao gồm mọi hiểm nguy trên biển)

Thiên tai: là những tai họa do sức mạnh thiên nhiên chứ không phải do ý chí con người gây nên. Trong nghiệp vụ bảo hiểm trên biển, không phải tất cả mọi tai họa đều do thiên nhiên gây ra, mà chỉ là những tai họa mà con nguời không thể chống lại được như thời tiết khắc nghiệt, sóng thần, động đất hoặc núi lửa phun…

Tai nạn bất ngờ ngoài biển: được chia làm hai nhóm

 Nhóm rủi ro chính: bao gồm các rủi ro thương xảy ra nhất trong chuyến hành trình: mắc cạn, chìm cháy, đâm va… Các rủi ro này được bảo hiểm trong mọi điều kiện bảo hiểm.

- Muốn gọi một con tàu là mắc cạn thì việc mắc cạn đó phải xảy ra do một hậu quả của một sự việc ngẫu nhiên hoặc không bình thường, làm cho tàu bị chạm phải đất hoặc một chướng ngại vật khác và phải dừng lại ở đó chờ sự giúp đỡ bên ngoài. - Rủi ro mắc cạn được nhà bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cả tổn thất toàn bộ

và tổn thất bộ phận trong tất cả các điều kiện bảo hiểm.

- Tàu được coi là chìm đắm khi toàn bộ phần nổi của con tàu nằm dưới mặt nước và tàu không thể tiếp tục cuộc hành trình. Nếu tàu chỉ ngập một phần hoặc bập bềnh trên mặt nước thì không gọi là đắm vì trường hợp này thường xảy ra khi sóng quá lớn, trừ khi người ta chứng minh được là do tính chất của hàng hóa nên tàu không thể chìm sâu hơn nữa, chẳng hạn như tàu chở gỗ diêm hoặc các loại thùng rỗng… - Rủi ro cháy là do lửa gây nên. Chặt chẽ mà nói thì cháy không phải là một tai nạn

bất ngờ ngoài biển như nó đã được ghi trong hợp đồng bảo hiểm và coi như một rủi ro lớn. Lửa bốc cháy ở trên tàu là một vấn đề rất nghiêm trọng vì so với môt vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

cháy ở trên bờ thì nó khó dập tắt hơn. Theo quan điểm thông thường, lửa phải đến một mức nào đó mới được coi là một vụ cháy.

- Rủi ro đâm va: Tức là khi tàu hay phương tiện vận chuyển khác đâm hay va phải nhau hoặc đâm va phải vật thể cố định, vật thể chuyển động, vật thể nổi, kể cả băng nhưng không phải là nước.

Khi có sự cố sảy ra, tùy theo mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra sự cố mà người mua bảo hiểm sẽ được đền bù thiệt hại theo mức độ và văn bản pháp lý qui định.

 Các rủi ro phụ:Bao gồm các rủi ro thường xảy ra trong một chuyến hành trình: tàu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu luật kết hợp và thử nghiệm khai phá cơ sở dữ liệu hợp đồng giao nhận vận tải tại công ty STC việt nam (Trang 39)