- Phẫu thuật: chỉ định trong các trường hợp sau
2. Huyết thanh kháng nọc rắn:
- Huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) đặc hiệu là thuốc giải độc đặc hiệu với rắnđộc cắn, bản chất là các IgG hoặc một phần của IgG được chiết tách từhuyết thanh động vật (thường là ngựa) đã được gây miễn dịch với nọc rắn. Đây là biện pháp điều trị được ưu tiên.
- HTKNRđơn giá chỉ có tác dụng với một chủng rắn nhất định, ví dụ, HTKNR cạp nia chỉ có tác dụng với rắn cạp nia cắn. HTKNR đa giá là tổng hợp của nhiều HTKNR đơn giá do đó có tác dụng với nhiều chủng rắn khác nhau.
- Chỉ định dùng HTKNR: Chỉ định dùng HTKNR khác nhau giữa các nước, sau đây là chỉ định theo khuyến cao của Tổ chức y tế thế giới (WHO):
- Trên một bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ một loại rắn độc cắn và có một trong các dấu hiệu sau:
Toàn thân:
+ Chảy máu tự nhiên hoặc rối loạn đông máu trên xét nghiệm hoặc giảm tiểu cầu. + Dấu hiệu thần kinh: có biểu hiện liệt.
+ Bất thường trên tim mạch: tụt huyết áp, loạn nhịp tim, bất thường trên điện tim. + Suy thận cấp.
+ Đái hemoglobin hoặc đái myoglobin hoặc có các bằng chứng khác về tan máu, tiêu cơ vân trên lâm sàng, xét nghiệm.
+ Các bằng chứng khác cho thấy bị nhiễm nọc độc toàn thân.
Tại chỗ:
+ Sưng nề quá một nửa chi bị cắn (không có garô), sưng nề khi bị cắn vào ngón tay, chân. + Sưng nề lan rộng tiến triển nhanh.
+ Hạch khu vực sưng đau. - Nguyên tắc dùng HTKNR:
+ Điều chỉnh liều tuỳ theo từng tình huống cụ thể. Thường dùng đường tĩnh mạch, tiêm/hoặc truyền tĩnh mạch rất chậm (nếu tiêm thì ít nhất là trong 30 phút, có tài liệu khuyến cáo pha loãng (ít nhất theo tỷ lệ1/10 theo thể tích với NaCL 0,9% hoặc glucose 5%) và tiêm truyền chậm. + Dùng càng sớm càng tốt một khi đã có chỉ định.
+ Theo dõi cẩn thận các tác dụng của HTKNR, kể cả các tác dụng giải độc và các tác dụng có hại, đặc biệt là các phản ứng dị ứng và nặng nhất là sốc phản vệ. Chuẩn bị sẵn sàng và xử trí ngay khi xảy ra các tác dụng phụ đó.