Cơ cấu lại các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu DIỄN BIẾN TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG KHỦNG HOẢ NG

3. Cơ cấu lại các thành phần kinh tế

3.1. Doanh nghiệp nhà nước

Thứ nhất, đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh, buộc họ phải cạnh tranh.

Trước đây, Nhà nước thực hiện bao cấp, bảo hộ, độc quyền kinh doanh có điều kiện, có thời hạn là cần thiết trong điều kiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn yếu nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước lớn lên, cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị

trường quốc tế mà ngay trên thị trường nội địa khi ta thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là thực hiện cam kết của WTO.

Nay, đã đến lúc chúng ta phải tạo môi trường cạnh tranh nhiều hơn nữa vừa bảo đảm cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh theo pháp luật, vừa bảo đảm quyền điều tiết của nhà nước.

Việc kiểm soát giá độc quyền của những doanh nghiệp nhà nước lớn cần

được giải quyết theo hướng tách riêng khỏi các tập đoàn, các tổng công ty kinh doanh những lĩnh vực mang tính độc quyền tự nhiên (như mạng truyển tải

điện, mạng viễn thông...) và áp dụng cơ chế quản lý thích hợp, bảo đảm sự

bình đẳng đối với các doanh nghiệp khai thác, sử dụng mạng đó để cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường. Nhân rộng mô hình tự do cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông ở những lĩnh vực có điều kiện. Hình thành thị trường điện cạnh tranh sớm hơn lộ trình trước năm 2022 trong khâu phát điện và và mua bán điện.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Việc cơ cấu hoá doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu do tốc độ cổ

phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang chậm lại. Nếu như năm 2005 có 724 doanh nghiệp được cổ phần hoá thì đến năm 2006 còn 640 và năm 2007 xuống còn 50 doanh nghiệp và năm 2008 chỉ có 73 doanh nghiệp, bằng 28% kế hoạch

đề ra. Tuy đến nay, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá đã tới 70%, nhưng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mới chỉ đạt khoảng 20% tổng vốn nhà nước có tại doanh nghiệp nhà nước, nên về cơ bản doanh nghiệp nhà nước ít được thay đổi về chất.

Cần phải tiếp tục làm cho các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty thấu suốt nhận thức đầy đủ hơn nữa cổ phần hoá doanh nghiệp là một chủ trương lớn, đồng thời cũng là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước phù hợp với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết

Đại hội X của Đảng “Doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức kinh tế phố biến, thúc đẩy xã hội hoá kinh doanh và sở hữu”21.

3.2. Kinh tế tư nhân

Bên cạnh việc cải thiện môi trường chung cho đầu tư, kinh doanh, Nhà nước tăng cường khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân bằng các chính sách hỗ trợ phát triển, chủ yếu vào mấy lĩnh vực: Giúp đỡ việc tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh bằng chính sách đất đai và các điều kiện về kết cấu hạ tầng; vay vốn tín dụng; ứng dụng khoa học và công nghệ; hỗ trợ thông tin, tiếp thị; xúc tiến mạnh việc xoá bao cấp, giảm bảo hộ, kiểm soát độc quyền kinh doanh, tạo sức ép rất mạnh thúc đẩy doanh nghiệp phải vươn lên nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế.

Doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý trong từng thời kỳ. Coi trọng hơn nữa đầu tư cho việc đào tạo, bồi dường nguồn nhân lực. Đề cao văn hoá trong kinh doanh. Xây dựng quản trị doanh nghiệp hiệu quả, công khai, minh bạch.

Chuyển các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhằm hạn chế tính phi chính thức của loại hình này. Tính phi chính thức đang làm tổn hại đến nền kinh tế và bản thân tổ chức kinh tế do không thực hiện ghi sổ sách kế toán đầy đủ; thiếu ý thức tuân thủ pháp luật, làm hàng giả, hàng nhái, chất lượng sản phẩm thấp hơn nhãn mác đã đăng ký; yếu kém quản trị

nội bộ; chưa coi trọng nguồn lực con người, trả lương thấp và không thực hiện dầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

21Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

Thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh và cắt giảm chi phí được xem như

biện pháp tái cấu trúc phù hợp nhất trong khủng hoảng. Biện pháp cắt giảm nhân sự cần được cân nhắc kỹ vì nhân viên làm việc dưới áp lực sa thải dễ bị

suy giảm năng lực sáng tạo, ngại đổi mới vì sợ sai, thiếu an tâm và thường nghĩ tới tìm kiếm công việc khác ổn định hơn.

Thực hiện tốt hơn hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp tư nhân với các thành phần kinh tế khác bắt nguồn từ đặc điểm, nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân mỗi doanh nghiệp cũng như toàn bộ

nền kinh tế nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nếu không, doanh nghiệp nước ta sẽ thua ngay trên sân nhà và bị giới kinh doanh nước ngoài thôn tính.

Doanh nghiệp tư nhân cần đổi mới tư duy kinh doanh, từ bỏ những thói quen không phù hợp như chạy chọt, tù mù, buôn lậu..., thay tư duy cục bộđịa phương bằng tư duy toàn cầu, thay tư duy “ai thắng ai” bằng “các bên cùng thắng”...

Các hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn nữa vai trò hỗ trợ các tổ chức kinh tế Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ thực hiện hợp tác, liên kết kinh tế.

3.3. Đầu tư nước ngoài

Việc thu hút FDI trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) nắm giữ công nghệ nguồn, công nghệ cao; chú trọng thu hút đầu tư vào các công đoạn nghiên cứu - triển khai (R&D), thiết kế, tạo mẫu mang lại giá trị gia tăng cao. Ưu tiên các dự án công nghiệp thu hút nhiều lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các dự án công nghiệp phụ trợ để tăng nội địa hoá, giảm nhập siêu, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, giảm tính gia công của xuất khẩu, bớt căng thẳng về cân đối ngoại tệ.

Cần có những chính sách đột phá đưa đầu tư nước ngoài về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Phát triển mạnh và nhanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở vùng nghèo. Đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi tài chính, tăng cường sự liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các tổ chức kinh tế, hình thành mạng lưới cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm có xuất xứ từ vùng nghèo.

Cũng như các doanh nghiệp trong nước, trong suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tìm cách thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh và cắt giảm chi phí. Hình thức tái cấu trúc khác là đổi sở hữu chủ

thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập. Ba khách sạn có tiếng ở thành phố Hồ

thành Namara, Movenpick và Park Royal là những công ty tư nhân. Việc tư

nhân hoá một công ty, tập trung quyền lực và lời ích vào một cá nhân trong nhiều trường hợp lại tạo ra động lực quan trọng để vực dậy và phát triển công ty đó, thay vì chiến lược bị phân tán bởi hội đồng quản trị22 .

Một phần của tài liệu DIỄN BIẾN TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)