IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG KHỦNG HOẢ NG
1. Mô hình phát triển
Một là, mô hình phát triển đã dừng quá lâu ở chiều rộng, chìm đắm vào tốc độ và số lượng, xem nhẹ chất lượng và chiều sâu.
Đó là sự tăng trưởng dựa chủ yếu vào tăng đầu tư (chiếm tới 60% tổng mức tăng trưởng), còn lại là tăng lao động và tăng năng suất xã hội, mỗi loại khoảng 20%, trong khi ở các nước trong khu vực tăng năng suất lao động chiếm tới 40%.
Mô hình phát triển trong những năm tới cần đặt trọng tâm vào chất lượng, tăng lao động và tăng năng xuất lao động hơn là tăng đầu tư vì mức tăng đầu tư đã tới hạn, khoảng 40% GDP, khó tăng cao hơn. Muốn tăng được việc làm, thì phải cân nhắc kỹ việc lựa chọn các dự án “thâm dụng vốn”, và “thâm dụng lao động” và trong điều kiện mang lại lợi ích kinh tế - xã hội tương
đương nhau thì ưu tiên dự án “thâm dụng lao động”. Có những hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể, nhất là mặt bằng sản xuất, vốn và thị trường vì đây là khu vực thu hút nhiều lao động nhất. Không thể tăng được năng suất lao động nếu không có đầu tư khoa học, công nghệ và
đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tăng trưởng có chất lượng là phải bảo đảm các cân đối vĩ mô vững chắc: an ninh lương thực; an ninh năng lượng; an ninh tài khoá, tiền tệ; an ninh thương mại, xuất nhập khẩu; an ninh cán cân vãng lai, thanh toán quốc tế; an ninh dự trữ quốc gia. Tạo những tiền đề cho bước sau phát triển nhanh hơn,
bền vững hơn, trước hết là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng và khoa học, công nghệ.
Chất lượng của sự phát triển là kết hợp từ đầu và trong từng bước tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, chăm lo đích đáng sự phát triển của con người. Đồng thời giữ gìn và tôn tạo môi trường, không tàn phá, không gây ô nhiễm.
Hai là, mô hình phát triển của nước ta trong nhiều năm qua là mô hình hướng ngoại, dựa nhiều vào xuất khẩu (chiếm tới 70% GDP) và thu hút đầu tư
nước ngoài (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm từ 16% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của những năm 2000 – 2005 đã lên trên 20% mấy năm gần đây, nếu cảđầu tư gián tiếp thì tỷ lệ này lên đến 30%). Vì vậy, khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và thu hút đầu tư nước ngoài sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cả hai lĩnh vực này, vốn trong số
những động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua, sẽ chững lại và tăng trưởng GDP sẽ nhanh chóng suy giảm theo.
Mô hình phát triển hướng ngoại có thể phù hợp trong điều kiện bình thường nhưng lại khiến nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương khi kinh tế thế
giới khủng hoảng. Theo đó, kinh tế trong nước chỉ vượt cạn khi kinh tế thế giới phục hồi. Do đó, trong thời gian tới mô hình phát triển cần được điều chỉnh theo hướng, phát huy tối đa nội lực, đồng thời sử dụng có hiệu quả ngoại lực, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
Khẩn trương xây dựng chính sách phát huy nội lực, hỗ trợ cho sản xuất nhắm vào thị trường nội địa và nâng cao sức mua của người dân trong nước. Việc trợ cấp cho một số lĩnh vực, nhất là cho nông nghiệp trong khuôn khổ
WTO vẫn có cơ hội giúp ta ổn định và nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời góp phần tăng cầu nội địa.
Huy động nhiều hơn nguồn lực trong nước cho đầu tư phát triển. Sớm triển khai thực hiện hình thức hợp tác công tư (PPP). Linh hoạt hoá các quan hệđầu tư, thương mại giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước cần chủđộng hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư sản xuất và cung cấp bán thành phẩm, linh kiện, phụ tùng cho họ, vừa giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài vừa làm cho công nghiệp phụ trợ trong nước mạnh lên. Cần chuyển hướng đầu tư nước ngoài đang tập trung vào các dự án bất động sản quy mô lớn sang khuyến nghị họ đầu tư vào những dự án thu hút nhiều lao động, giáo dục, giao thông, có lợi hơn cho tăng trưởng kinh tế trong trung hạn và dài hạn.