Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh hà tây pdf (Trang 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh

những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

2.3.1. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh

Trước năm 1995 nền kinh tế của tỉnh Hà Tây hết sức trì trệ, cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh bình quân từ năm 1991- 1995 là Nông nghiệp 51,49%- Công nghiệp 23,66%- Dịch vụ 24,85%. Đến năm 2000 cơ cấu kinh tế ngành đã có bước chuyển dịch tích cực 38,12%-32,25%-29,63%. Năm 2002 là 35,91%-34,58%- 29,51%, gần đạt chỉ tiêu mà tỉnh đề ra cho năm 2005 (35%- 35%-30%); tuy cơ cấu kinh tế ngành đã có chuyển dịch đáng kể, phù hợp với nền kinh tế của tỉnh, nhưng so với các tỉnh đường bằng sông Hồng thì mức độ chuyển dịch kinh tế ngành của Hà Tây chỉ đạt mức trung bình yếu.

Bảng 8: Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh trong GDP (%)

Năm 2000 2001 2002

Tổng số 100.00 100.00 100.00

Nông nghiệp 38.02 36.62 35.91

Công nghiệp 32.35 33.88 34.58

Dịch vụ 29.63 29.50 29.51

Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây 2000- 2002

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Hà Tây ngày càng gắn với kinh tế thị trường và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại địa phương.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các ngành mới theo hướng đa dạng hoá và tập trung hoá, các ngành kinh tế mũi nhọn và các vùng kinh tế tập trung được hình thành ngày càng rõ nét hơn.

- Ngành nông nghiệp như Đại hội Đảng bộ IX của tỉnh đã khẳng định vẫn là ngành sản xuất chính của tỉnh trong giai đoạn 2000- 2005, ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng thâm canh tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi tạo thế vững chắc; các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác

79

sản xuất ngày càng nhiều và hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tổng sản lượng lương thực giữ vững ở mức hơn 1 triệu tấn/ năm. Giá trị bình quân/ha đạt 26 triệu đồng/ năm, nâng dần lên đạt 27-28 triệu đồng năm 2005.

Trong bảng- Một số chỉ tiêu chủ yếu của các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2002:

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá 94) đạt 3.674,1 tỷ đồng- đứng thứ 2/11 tỉnh

+ Giá trị sản xuất trồng trọt đạt 2303,5 tỷ đồng- đứng thứ 2/11 tỉnh + Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 1.308,8 tỷ đồng đứng thứ1/11 tỉnh. + Sản lượng lương thực có hạt đạt 1035,3 ngàn tấn, đứng thứ thứ 1/11 tỉnh.

+ Sản lượng lợn hơi xuất chuồng đạt 112840 tấn, đứng thứ 1/11 tỉnh + Số lượng đàn trâu 28,6 nghìn con, đứng thứ 2/11 tỉnh

+ Số lượng đàn bò 98,2 nghìn con đứng thứ 2/11 tỉnh + Số lượng đàn lợn 1117,4 nghìn con, đứng thứ 1/11 tỉnh

+ Số lượng đàn gia cầm 9912 nghìn con, đứng thứ 1/11 tỉnh [6, tr.169] Những số liệu trên cho thấy lợi thế của Hà Tây trong ngành nông nghiệp, ngành sản xuất chính của tỉnh, phấn đấu để tăng hơn nữa giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng lại giảm hơn nữa tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành, đó là mục tiêu phải đạt của ngành nông nghiệp Hà Tây.

- Ngành công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế tỉnh, cơ cấu ngày càng da dạng, phong phú, các ngành có kỹ thuật cao như sản xuất thiết bị truyền thông, thiết bị điện, sản xuất xe có động cơ… đã đi vào sản xuất, gắn với việc giải quyết môi trường sinh thái. Các ngành nghề truyền thống ngày càng được đổi mới kỹ thuật, công nghệ được cải tiến, chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng, thâm nhập sâu vào thị trường trong

80

và ngoài nước. Toàn tỉnh có 1116 làng có nghề, tỉnh đã cấp bằng công nhận 160 làng nghề, hoạt động kinh tế làng nghề ngày càng có hiệu quả.

Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (giá hiện hành) đạt 6764,7 tỷ đồng, tăng 17,65% so với năm 2002. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước có chuyển biến. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003: quốc doanh 12,1%- ngoài quốc doanh 58,7%- khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gần 29,2% [41, tr.3].

- Ngành dịch vụ chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ; dịch vụ liên quan đến phát triển kinh tế như dịch vụ sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu, giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, tài chính, ngân hàng…dịch vụ liên quan đến xã hội, đời sống người dân như: y tế, giáo dục, bảo hiểm…trong các loại hình dịch vụ trên thì dịch vụ thương mại phát triển phong phú, đa dạng nhất, chiếm tỷ trọng cao trong ngành dịch vụ của tỉnh, thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội, năm 2003 đạt 3625,6 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2002.

Dịch vụ du lịch năm 2003, lượng khách tăng bình quân 18,4%/năm, doanh thu tăng bình quân 15,8%/năm, nộp ngân sách bình quân 15%/năm, đạt sớm chỉ tiêu đón 2 triệu lượt khách/năm [40, tr.4].

Dịch vụ xuất nhập khẩu, giao thông vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, bảo hiểm hoạt động khá, mang lại kết quả kinh tế- xã hội cao.

Trên đây là những kết quả, ưu thế và những mặt tích cực cơ bản của tỉnh Hà Tây trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên hãy còn tồn tại rất nhiều vướng mắc, khó khăn, thể hiện sự yếu kém trong chỉ đạo, tổ chức quản lý, thực hiện

81

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh…mà chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của nó.

2.3.2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của chúng

2.3.2.1. Những tồn tại, yếu kém

Cơ cấu kinh tế ngành năm 2002 của Hà Tây: Nông nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ, với tỷ trọng 35,91%- 34,58%-29,51% cơ cấu kinh tế ngành chưa thực sự gắn kết với cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu công nghệ. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP của tỉnh, nếu so sánh 6 tỉnh đông bắc của các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Hà Nôị, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương) thì cơ cấu kinh tế ngành của Hà Tây chưa phải là tiến bộ, chưa mang tính bền vững.

Bảng 9: Cơ cấu kinh tế 6 tỉnh đông bắc của các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2002

Chỉ tiêu Đ/v tính

Hà Tây Hà Nội Hải Phòng Vĩnh Phúc Bắc Ninh Hải Dương Tốc độ phát triển GDP 2002/2001 % 109,80 110,34 110,64 112,50 114,03 112.10 Cơ cấu GDP % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp % 35,91 2,40 16,50 26,83 31,70 32,30 Công nghiệp % 34,58 38,80 38,30 42,69 39,90 39,20 Dịch vụ % 29,51 58,80 45,20 30,48 28,40 28,50

Nguồn : Niêm giám thống kê tỉnh Hà tây 2000- 2002

Bảng 9 trên cho thấy:

+ Tốc độ phát triển GDP 2002/2001của Hà Tây thấp hơn 5 tỉnh còn lại bình quân là 2,12%

+ Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Hà Tây cao hơn 5 tỉnh còn lại bình quân là 13, 96%

82

+ Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của Hà Tây thấp hơn 5 tỉnh còn lại bình quân 5,2%

+ Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Hà Tây thấp hơn 5 tỉnh còn lại bình quân là: 8,77%

Trong 6 tỉnh trên, trừ Hà Nội và Hải Phòng là hai thành phố loại1,với những lợi thế riêng có, 4 tỉnh còn lại có điều kiện tự nhiên, xã hội gần như nhau mà Hà Tây đạt một số chỉ tiêu thấp hơn hẳn về tốc độ phát triển GDP 2002/2001, thấp hơn hẳn về tỷ trọng công nghiệp trong GDP, thấp hơn hẳn về tỷ trọng dịch vụ trong GDP, nhưng lại cao hơn rất nhiều về tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, điều này cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của Hà Tây, đó là tiềm năng và lợi thế của tỉnh Hà Tây so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng; tuy nhiên sẽ là bất lợi, khó khăn, thử thách nếu Hà Tây không tìm được lời giải cho bài toán chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh; Hà Tây phải phấn đấu để gia tăng hơn nữa giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng lại làm giảm hơn nữa tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành, đồng thời tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngành, đạt mục tiêu cơ cấu kinh tế ngành bình quân hiện nay của 5 tỉnh đông bắc vùng đồng bằng sông Hồng trong vài năm tới, đó là Nông nghiệp 21,9%; Công nghiệp 39,8%; Dịch vụ 38,3%. Tỷ lệ cơ cấu kinh tế này còn cao hơn mục tiêu cơ cấu kinh tế mà Hà tây phấn đấu vào năm 2010: 23%- 40%- 37%; Điều đó cho thấy việc xây dựng kế hoạch, rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000- 2010 (theo Quyết định số 1432/QĐ-UB, Hà Đông ngày 26.10.2000) là chưa phù hợp với thực trạng kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Tây.

Sự phát triển của các ngành kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Trong nông nghiệp việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi còn chậm và chưa đồng đều giữa các vùng. Quy hoạch sản xuất ngành nông nghiệp và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn lúng túng.

83

Quy hoạch và quản lý sử dụng đất đai còn yếu kém. Hoạt động của các hợp tác xã trong nông nghiệp chưa đa dạng và hiệu quả còn thấp.

Việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước triển khai chậm, còn nhiều doanh nghiệp phải sắp xếp chuyển đổi sở hữu. Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, chưa hỗ trợ để cùng phát triển. Khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghiệp Phú Cát và các dự án của Trung ương giải phóng mặt bằng chậm, môi trường đầu tư chưa tốt. Công nghiệp chế biến sau thu hoạch còn yếu, chưa có chính sách phù hợp, kịp thời để khuyến khích phát triển công nghiệp trên địa bàn. Các sản phẩm du lịch chưa đáp ứng nhu cầu của khách. Quản lý phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách ngoài quốc doanh còn yếu. Diện phủ sóng điện thoại di động chưa đảm bảo. Số lượng doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách còn nhiều. Công tác xuất nhập khẩu yếu, đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, hệ thống chợ còn chậm, cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn kém, công tác thương mại, tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức…

2.3.2.2 Nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu, kém

Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội, đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức được về sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự lãnh đạo, chỉ đạo một số chính sách thiếu cụ thể nên chưa phát huy được nội lực và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Sự lãnh đạo trong một số hoạt động từ tỉnh đến cơ sở còn yếu, chưa mạnh dạn phân cấp cho cấp dưới, nhất là cho cơ sở. Cải cách các thủ tục hành chính chậm. Công tác qui hoạch phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đúng mức, việc tổ chức thực hiện còn lúng túng, thực hiện xã hội hoá một số lĩnh vực còn yếu, vẫn còn nặng bao cấp ở một số khâu. Chưa tranh thủ được sự giúp đỡ của các bộ, các ngành trung ương. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp

84

trong tỉnh có một số mặt yếu( về quản lý đất đai và đô thị).Hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương, cơ sở còn yếu. Kỷ cương, kỷ luật trong một bộ phận quần chúng nhân dân ở một số cơ sở còn bị buông lỏng; một số nơi quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm.

Tóm lại, từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà Tây giai đoạn 1996-2000 và đặc biệt giai đoạn 2000-2003 cho ta thấy: để đạt được mục tiêu mà đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đặt ra, đến năm 2005, cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh là: Nông nghiệp 35%; Công nghiệp 35%; Dịch vụ 30% và đến năm 2010, cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh là 23% - 40% - 37%.

Như vậy từ năm 2002 đến năm 2010:

- Tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành giảm 12,91% (từ 35,91% xuống 23%)nhưng đảm bảo tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, đạt 1,2- 1,3 triệu tấn lương thực năm 2010. Giá trị bình quân/ha đạt 27-28 triệu đồng năm 2005 và 30- 35 triệu đồng năm 2010;

- Tỷ trọng của công nghiệp tăng 5,42% (từ 34,58% lên 40%) muốn vậy cần tập trung chú ý phát triển doanh nghiệp liên doanh, đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những hình thức kinh tế sẽ thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà Tây.

- Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 7,49% (từ 29,51% lên 37%); Muốn vậy phải phát huy và khai thác tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về dịch vụ thương mại, du lịch, bưu điện, tài chính, ngân hàng… trong đó ngành thương mại và du lịch phải trở thành ngành có thu nhập cao để góp phần cho ngành dịch vụ đạt 30% năm 2005 và 37% năm 2010 trong cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh.

85

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƢỚNG CÔNG

NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH HÀ TÂY TỪ NAY ĐẾN 2010

3.1. Một số định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hà Tây từ nay đến 2010

3.1.1. Mục tiêu, quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Hà Tây

* Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà Tây theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: Xây dựng cơ cấu kinh tế ngành hợp lý nhằm phát huy tối đa mọi ưu thế của tỉnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, cơ cấu kinh tế đó phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của cơ cấu kinh tế quốc dân, tranh thủ tối đa mọi nguồn lực của các Ban, Ngành Trung ương, mọi nguồn vốn, kỹ thuật- công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước trong khu vực và thế giới; trong xu thế phát triển- đó phải là một cơ cấu kinh tế đa ngành, cần xác định ngành trọng điểm, mũi nhọn, mang tính đặc thù, năng động, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao…hướng tới mục tiêu chung của đất nước là thực hiện: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

* Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Hà Tây

- Lấy việc nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, là quan điểm cơ bản chi phối mọi hoạt động. Hiệu quả kinh tế- xã hội là chỉ tiêu tổng hợp nhất, phản ánh sự thống nhất giữa hiệu quả hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội, từ đó hình thành và phát triển kinh tế thị trường XHCN. Tiếp cận quan điểm này theo các yêu cầu sau:

Một là, bảo đảm giải phóng được lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các thành phần kinh tế, thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của nước ngoài.

86

Hai là, bảo đảm mức độ tăng trưởng cao và ổn định; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế- xã hội, đổi mới kỹ thuật và công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng hệ số tích luỹ trong từng doanh nghiệp và trên toàn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh hà tây pdf (Trang 80)