Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh HàTây

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh hà tây pdf (Trang 48 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh HàTây

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hà Tây là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, phía Đông giáp Hà Nội, Hưng Yên; phía Tây giáp Hoà Bình; phía Bắc giáp Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nam. Theo điều tra năm 2002, tỉnh Hà Tây có tổng diện tích tự nhiên là 219160 ha; diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm là 237051 ha, trong đó cây lương thực là 183173 ha (gồm cây lúa 168473 ha và cây màu 14700 ha) và cây công nghiệp là 19413 ha.

- Độ cao trung bình của tỉnh Hà Tây so với mặt biển là 5,5 m. - Hà Tây có 14 đầm, hồ lớn có diện tích từ 47 ha đến 1260 ha.

- Có 6 con sông lớn chảy qua tỉnh là sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Tích, sông Nhuệ, sông Bùi.

- Có 5 đỉnh núi cao:

+ Đỉnh Ba Vì thuộc huyện Ba Vì cao 1281m + Đỉnh Gia Dễ thuộc huyện Ba Vì cao 707m + Đỉnh Thiên Trù thuộc huyện Mỹ Đức cao 378m + Đỉnh Bộc thuộc huyện Chương Mỹ cao 245m + Đỉnh chùa Thầy thuộc huyện Quốc Oai cao 105m - Số giờ nắng (khu vực Hà Đông) cả năm là 1206,3 giờ - Lượng mưa (khu vực Hà Đông) cả năm là 1201,2mm

- Độ ẩm không khí trung bình (khu vực Hà Đông) cả năm là 86% - Nhiệt độ không khí trung bình (khu vực Hà Đông) cả năm là 23,9OC - Mực nước sông Đáy (trạm Ba Thá) trung bình cả năm là 103cm.

47

Hà Tây là tỉnh có đầu mối giao thông rất thuận lợi. Quốc lộ 1A và hệ thống đường sắt chạy suốt chiều dài dọc theo hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên; đường số 6, đường 32, 22, cảng sông, sân bay… đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, đường “Hồ Chí Minh - công nghiệp hoá” đã được khởi công xây dựng chạy dọc phía Tây đất nước qua địa phận Hà Tây.

Với đặc điểm tự nhiên, Hà Tây có lợi thế để phát triển nông nghiệp, có cả ba vùng đồng bằng, trung du, miền núi, do vậy thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây chính phủ đang tập trung xây dựng Hà Tây thành trung tâm công nghiệp và du lịch bởi những tiềm năng lớn của Hà Tây về những lĩnh vực này [6, tr.7-14].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Về dân số, lao động, việc làm:

Theo điều tra năm 2002, Hà Tây có tổng diện tích là 2191,6 km2

; tổng dân số 2.473.000 người, là tỉnh có dân số đông thứ 2 trong các tỉnh đồng bằng sông Hồng (sau Hà Nội).

Trong đó có 1185.379 nam và 1287.621 nữ, mật độ, mật độ dân số 1128 người/km2. Dân số thành thị 207.060 người. Dân số nông thôn 2.265.940 người. Tỉ lệ sinh 16,3/nghìn, là cao nhất trong 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của tỉnh tuy có giảm nhiều so với hơn 10 năm trước: năm 1990 là 20/nghìn năm 2000 là 12,6/nghìn, năm 2001 là 11,9/nghìn và năm 2001 là 11,3/nghìn. Tuy tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm có giảm nhưng con số lao động bổ sung cho hàng năm không phải là nhỏ trong phạm vị toàn tỉnh (trong năm 2002 gần 28.000 người).

Lao động có việc làm 1.199.750 người, trong đó lao động khu vực nhà nước 64.193 người - chiếm tỉ lệ 5,35%, thu nhập bình quân tháng của người lao động khu vực nhà nước đạt 856.000đ

48

Hà Tây có 14 huyện, thị xã; trong đó bao gồm 25 phường, thị trấn và 300 xã; trong đó có 9 xã miền núi. Có 2 dân tộc thiểu số Mường, Dao với gần 3 vạn người [6, tr.15, 16, 19, 21].

* Về chính sách lao động, thương binh- xã hội: Năm 2002 thực hiện 127 dự án giải quyết việc làm, tạo việc làm cho hơn 9000 lao động. Tổ chức dạy nghề, tư vấn nghề cho 2,52 vạn lao động có việc làm, vượt kế hoạch năm, đưa trên 1000 lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Chương trình xoá đói giảm nghèo được hơn 9000 hộ, giảm tỉ lệ hộ nghèo. Trong năm đã hỗ trợ để xây dựng, sửa nhà dột nát được 590 nhà. Hoàn thành xoá nhà ở dột nát cho hộ quá nghèo. Đẩy mạnh công tác chăm sóc thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 2, 48 tỷ đồng, vượt 13% kế hoạch…[39, tr.7].

* Về nông nghiệp:

Theo số liệu năm 2002, diện tích gieo trồng các loại cây ở tỉnh Hà Tây là 237.051 ha; trong đó có 183.173 ha cây lương thực (so với năm trước chỉ còn 99,64%) bao gồm 168.473 ha lúa, 14.7 00 ha màu và 19.413 ha cây công nghiệp (so với năm trước tăng 115, 82%). Năm 2002, sản xuất nông nghiệp được mùa lớn, năng suất lúa cả năm đạt 116 tạ/ha, tăng 8,07% so với năm 2001, là năm có năng suất lúa cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 1.035.332 tấn, tăng 7,6% so với năm 2001, là năm đầu tiên đạt và vượt 1 triệu tấn lương thực, bình quân lương thực đạt 419 kg/người. Giá trị 1ha canh tác đạt 25 triệu đồng. Chăn nuôi phát triển mạnh và toàn diện. Về lâm nghiệp đảm bảo trồng rừng tập trung 330 ha, đạt kế hoạch, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng không để xảy ra cháy rừng [6, tr.44, 48, 50, 51].

49

Hà Tây có 543 cơ quan thuộc tỉnh, huyện, thị xã quản lý, có 191 doanh nghiệp Nhà nước, 1247 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Năm 2002, giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp thực hiện 4.888,3 tỷ đồng, tăng 25,19% so với năm 2001. Trong đó: công nghiệp quốc doanh Trung ương 422 tỷ đồng, tăng 28%; công nghiệp quốc doanh địa phương 328,4 tỷ đồng, tăng 20,2%; công nghiệp ngoài quốc doanh 2381,5 tỷ đồng, tăng 13,28%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1756,4 tỷ đồng, tăng 46,27%. Toàn tỉnh có 200 làng đạt tiêu chí làng nghề.

Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước tính thực hiện 578,1 tỷ đồng, bằng 96,68% so với kế hoạch năm và tăng 28,81% so với năm 2001. Công tác giám định đầu tư có tiến bộ. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội thực hiện 2.600 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2001 [38, tr.3- 4].

* Giao thông vận tải: Tỉnh đã tập trung chỉ đạo đền bù giải phóng mặt bằng và giải quyết một số tồn tại trên các tuyến quốc lộ. Triển khai thi công đường và cầu trên các tuyến quốc lộ 21B, tỉnh lộ 71, 73, 80 và các dự án giao thông nông thôn…Đầu tư nâng cấp các phương tiện vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Vận tải hàng hoá tăng 14,67%, vận tải hành khách tăng 10,56% so năm 2001. Công tác an toàn giao thông được quan tâm chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang giao thông [38, tr.4].

* Bưu điện: Năm 2002 triển khai nâng cấp, mở rộng mạng lưới thông tin liên lạc, đảm bảo kịp thời sự điều hành của các cấp và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Lắp đặt 29.500 máy điện thoại, đạt 169% so với kế hoạch, tăng 33,5% so với năm 2001. Máy điện thoại đạt 3,89 máy/100 dân. Doanh thu đạt 177,6 tỷ đồng, đạt 103%, kế hoạch và tăng 27,1% so với năm 2001 [38, tr.4].

* Điện lực tỉnh: Bảo đảm cung cấp điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tổ chức quản lý tốt lưới điện, mức tổn thất điện năng 6,68%. Hoàn thành cơ bản việc hoàn trả vốn lưới điện trung áp cho các địa

50

phương. Tích cực đầu tư xây dựng các tuyến điện mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Điện thương phẩm đạt 734 triệu KWh, tăng 13,9% so với năm trước. Doanh thu 374,5 tỷ đồng, nộp ngân sách cho địa phương 22,46 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001 [38, tr.4].

* Về dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, hoạt động khoa học - công nghệ và môi trường: Công tác quản lý nhà nước về thương mại có cố gắng, tổ chức kinh doanh, đáp ứng phục vụ đời sống, sản xuất ở địa phương. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 3.625 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2001, trong đó kinh tế Nhà nước chiếm 22%. Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 57,5 triệu USD, tăng 3% so với năm 2001, trong đó khu vực Nhà nước đạt 12,5 triệu USD, khu vực ngoài quốc doanh đạt 45 triệu USD, tăng 18,4% so với năm 2001. Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn là 63,5 triệu USD đạt 97,7% so với kế hoạch, tăng 10,2% so với năm 2001.

Ngành du lịch đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch và thu hút được một số dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số điểm du lịch, bước đầu có hiệu quả. Đã tăng cường tuyên truyền quảng bá, giới thiệu du lịch Hà Tây với du khách trong và ngoài nước. Trong năm, đón 1.750 ngàn lượt khách, tăng 16% so với năm 2001; nộp ngân sách nhà nước 12 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2001.

Hoạt động khoa học- công nghệ và môi trường được duy trì và đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội, đã áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Sự gắn kết giữa việc nghiên cứu, ứng dụng các kết quả khoa học - công nghệ với sản xuất, đời sống được tăng cường, tạo khả năng cạnh tranh của sản phẩm và có các giải pháp nhằm bẳo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân [38, tr.5].

51

* Tài chính - ngân hàng: Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khá, thực hiện 660,1 tỷ đồng, tăng 24,52% so với dự toán năm, trong đó thu nội địa 445 tỷ đồng, thu Hải quan 215 tỷ đồng. Ngành thuế đã tích cực khai thác các nguồn thu, hầu hết các khoản thu đều tăng so với dự toán; Tổng chi ngân sách địa phương 931 tỷ đồng. Việc điều hành ngân sách có chuyển biến. Tiết kiệm chi ngân sách 4% (8 tỷ đồng) để đưa vào quỹ xoá đói giảm nghèo, do vậy giải quyết việc làm, kiên cố hoá kênh mương, xoá nhà dột nát. Hệ thống kho bạc: thực hiện tốt công tác thu và quản lý quỹ ngân sách, bảo đảm an toàn kho quỹ; tăng cường kiểm soát chi ngân sách, từ chối thanh toán 4 tỷ đồng không đúng quy định, chi trả kịp thời cho khách hàng. Cho vay giải quyết việc làm 127 dự án với số vốn 19 tỷ đồng. Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cơ bản 274,109 tỷ đồng, đạt 86,1% kế hoạch.

Ngân hàng: Thu, chi tiền mặt có nhiều cố gắng, các chỉ tiêu cho vay, thu nợ của các ngân hàng đều tăng cao. Hoạt động tín dụng vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đã bám sát cơ chế thị trường, áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt để huy động vốn. Nguồn vốn huy động tăng 25,5%, dư nợ cho vay tăng 55,4% so với năm trước, chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, nguồn vốn tăng trưởng 32%, dư nợ cho vay các thành viên tăng 33% so với năm 2001; nợ quá hạn giảm còn 0,5% tổng dự nợ [38, tr.5-6].

* Về văn hoá- xã hội

Công tác giáo dục- đào tạo: Năm 2002, ở Hà Tây các cấp, các ngành và nhân dân đã có sự chuyển biến nhận thức, đã huy động các nguồn vốn của toàn xã hội chăm lo sự nghiêp giáo dục- đào tạo; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà. Thực hiện tách cơ sở vật chất trường Tiểu học và THCS, xoá 75 phòng học tạm, xây kiên cố 63 trường Tiểu học và THCS. Nhiều địa phương đã đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và chính sách đối với giáo viên, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp đạt 99,9%. Thi

52

tốt nghiệp Tiểu học, THCS, THPT đạt tỷ lệ cao (trên 99%). Số học sinh đạt thành tích cao trong học tập tăng: 42 học sinh đạt loại giỏi quốc gia, 9 học sinh đạt huy chương vàng, bạc, huy chương đồng môn TDTT Đông Nam Á, 5961 học sinh giỏi cấp Tỉnh, 96 trường Tiểu học và THCS được công nhận trường chuẩn quốc gia. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên được coi trọng, từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ [8, tr. 6].

Công tác đào tạo chuyên nghiệp năm 2001- 2002 bao gồm: đào tạo cán bộ khoa học- kỹ thuật từ trung học kỹ thuật trở lên, tuyển sinh 9178 người, học sinh đang đào tạo 20481 người, học sinh tốt nghiệp 7.800 người. Đào tạo công nhân kỹ thuật tuyển sinh 4567 người, đang đào tạo 5802 người, tốt nghiệp 4627 người [6, tr.161].

Văn hoá thông tin, Báo, Đài phát thanh - Truyền hình tập trung tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các sự kiện trọng đại của đất nước.

Công tác y tế, dân số- gia đình và trẻ em: Chương trình phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, khám chữa bệnh có hiệu quả, đạt 95,5% kế hoạch. Chú trọng công tác y học cổ truyền, kiểm tra quản lý sản xuất, sử dụng thuốc. Tập trung củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường đưa bác sĩ về trạm y tế cơ sở đạt 94,7%. 100% trạm y tế cơ sở có hộ lý, y sĩ sản nhi; thực hiện dự án hỗ trợ y tế quốc gia để nâng cấp, xây dựng trạm y tế xã, phường đạt kế hoạch… [38, tr.6-7].

* Một số số liệu cơ bản về kinh tế- xã hội của Hà Tây năm 2002.

- Tốc độ tăng GDP 8,7% (tính đến 6 tháng đầu năm 2003) - GDP bình quân đầu người năm 2002: 3,8 triệu đồng. - Cơ cấu kinh tế năm 2002 là:

53

- 14/14 huyện, thị xã hoàn thành phổ cập THCS, có 96 trường tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia.

- 98,6% trạm xá ở xã, phường, thị trấn có bác sĩ (tính đến 6 tháng đầu năm 2003).

- Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 6,8% năm 1998 (theo tiêu chí cũ) xuống 6,4% năm 2003 (theo tiêu chí mới).

- 379 làng, khu phố được nhận danh hiệu làng, khu phố văn hoá = 26% - 33,9 vạn hộ được công nhận là gia đình văn hoá = 65% tổng số hộ. - Tổng số thôn thực hiện nhân dân bầu trực tiếp trưởng thôn 1871 = 90,7%.

- Số xã, phường có đài truyền thanh, trang âm đến toàn xã, phường là 308 = 94,8%.

- Số thôn có đài truyền thanh 1579 = 76,5% [39, Phụ lục 1].

* Một số chỉ tiêu bình quân/ đầu ngƣời của tỉnh Hà Tây liên tục tăng từ năm 2000 đến 2001, 2002 [6, tr.38].

Tổng sản phẩm trong nước Đơn vị tính 2000 2001 2002

1000 đồng 3148 3436 3822

Thu ngân sách nhà nước 1000 đồng 150 268.5 261.8 Sản lượng lương thực có hạt (trong đó thóc) Kg Kg 409 381 393 369 419 395 Trọng lượng thịt lợn hơi XC Kg 33 37.8 45.9

Giá trị sản xuất Công nghiệp 1000 đồng 1640 2013.9 2300

Giá trị xuất khẩu USD 19.95 22.98 23.25

Số bác sĩ/vạn dân Người 3.2 3.2 3.7

Số học sinh PT/ vạn dân Người 2344 2277 2201

* Những khó khăn, tồn tại:

Quy hoạch sử dụng đất đai, chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản chậm, còn lúng túng và tự phát. Hiệu quả sản xuất trên 1ha canh tác chưa cao. Chỉ đạo trồng cây vụ đông yếu, chỉ đạt 43% (chỉ tiêu 52%); diện

54

tích cây ngô trên đất hai lúa và tỷ lệ lúa lai không đạt kế hoạch. Thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở chậm. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp hoạt động yếu.

Chưa chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Việc sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chậm so với yêu cầu. Còn nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ chậm được khắc phục. Công tác quy hoạch, thẩm định các dự sán đầu tư chưa chặt chẽ, kịp thời, thủ tục hành chính chậm. Chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư vào các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn lúng túng; giải phóng mặt bằng yếu. Xây dựng cơ bản còn dàn trải, tiến độ thi công, thanh toán, quyết toán chậm; chất lượng một số công trình còn yếu, vốn đối ứng ít. Một số công trình còn vi

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh hà tây pdf (Trang 48 - 61)