9. Cấu trúc Luận văn
2.6. Các lệnh trong Mathematica
Các lệnh trong Mathemaica là các động từ bằng tiêngs Anh, phản ánh ý nghĩa toán học. Sau khi gõ lệnh của Mathematica theo đúng cú pháp, để chạy chương trình thì ta ấn tổ hợp phím (SHIFT + ENTER) và kết quả cho ra ngay trên màn hình. Trường hợp chương trình bị lỗi thì không chạy. Nếu sau mỗi câu lệnh ta đặt dấu ”;” thì Mathematica sẽ thực hiện lệnh mà không cho kết quả ra màn hình. Vậy trong một phép tính nếu chúng ta không cần kết quả trung gian mà chỉ cần kết quả cuối cùng thì sau mỗi câu lệnh ta đặt dấu ”;”. Khi câu lệnh cuối cùng kết thúc ta ấn (SHIFT + ENTER) thì các dòng lệnh sẽ được thực hiện đồng thời [4, Tr.17].
Để hủy chương trình hay lệnh nào đó đang chạy thì ta ấn tổ hợp phím (ALT +). Để thoát khỏi Mathematica thì chúng ta cũng tiến hành thoát như các
cửa sổ làm việc khác ( ALT + F4, Ctrl + F4,...) khi đó Mathematica hỏi bạn
muốn ghi lại ”Save” hay không ghi lại ”Don’t save” hoặc muốn tiếp tục làm việc trên Mathematica thì ấn ”Cancel”.
Để thuận tiện ta có thể dùng các File trong Mathematica, chúng có phầm mở rộng là m. Một số lệnh sử dụng File.
<<baitap Đọc File có tên baitap.
!!baitap Hiện nội dung của file baitap.
Save[ « baitap » x1, x2,… ] Ghi lại các biến x1, x2,… vào file baitap.
x>>baitap Ghi lại các giá trị x vào file baitap (các dữ
liệu cũ bị xóa khỏi file baitap).
x>>>baitap Ghi thêm các giá trị x vào file baitap và
giữ nguyên các dự liệu cũ. Muốn biết thông tin về một lệnh nào đó cần sử dụng thì ta dùng lệnh:
?Log Cho ta biết thông tin về Log.
?? Log Cho ta biết thêm các thông tin cần thiết
về Log.
?Abc* Cho ta biết thông tin về các đối tượng bắt
đầu bằng chữ Abc.
?++ Đưa ra các thông tin về các dạng lối vào
đặc biệt.