Mục đích giảng dạy phần Dao động và sóng điện từ cho học sinh phổ

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mathematica trong dạy học phần dao động và sóng điện từ chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 tru (Trang 37 - 39)

9. Cấu trúc Luận văn

1.7. Mục đích giảng dạy phần Dao động và sóng điện từ cho học sinh phổ

thông với sự hỗ trợ của phần mềm toán học Mathematica

1.7.1. Kết hợp phương pháp dạy học tích cực với phần mềm toán học Mathematica trong giảng dạy phần Dao động và sóng điện từ

Để HS có khả năng chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức một cách nhanh, hiệu quả nhất thì trong quá trình DH người GV phải đưa ra phương pháp dạy học thích hợp; hướng người học đi theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách tự lực, tích cực và đây là một trong số các phương pháp mà chúng tôi đã sử dụng:

- Hướng HS vào hoạt động học theo hướng tích cực, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua việc hướng dẫn HS thu thập, xử lý thông tin qua các mô hình mô phỏng các hiện tượng vật lý phần dao động và sóng điện từ bởi phầm mềm toán học Mathematica. Qua các thông tin thu thập được, HS tiến hành thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, cùng GV đưa ra nhận xét, tạo điều kiện cũng như cơ hội cho HS và GV đưa ra các đánh giá chính xác và khách quan hiệu quả làm việc nhóm, của bài giảng. Từ đó GV và HS cùng nhau rút kinh nghiệm cho bài học và cả cho các bài tiếp theo.

- Đối với từng bài học cụ thể GV sử dụng phần mêm toán học Mathematica như một công cụ DH, dùng nó để mô phỏng các hiện tượng, tiến hành các thí nghiệm vật lý mà với điều kiện hiện tại không cho phép tiến hành.

- Khi vận dụng phần mềm Mathematica nói riêng và các phần mềm dạy học nói chung, không chỉ giúp GV trong quá trình dạy mà nó còn giúp HS phát triển, nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ của bản thân. Ngoài ra còn giúp

GV và HS cập nhật trình độ phát triển của khoa học công nghệ một cách nhanh và hiệu quả nhất.

1.7.2. Các bước kết hợp hiệu quả giữa phương pháp dạy học tích cực với phần mềm toán học Mathematica trong giảng dạy phần Dao động và sóng điện từ.

Để sự kết hợp đó được hài hòa, mang lại hiệu quả cao thì người GV phải chú ý tới yếu tố sư phạm, quá trình tiến hành thiết kế bài giảng có sử dụng phần mềm Mathematica phải được tiến hành theo các bước như:

- Xác định mục tiêu của bài học.

- Xác định kiến thức cơ bản và trọng tâm mà HS cần đạt được trong bài

học.

- Xác định vốn kiến thức, kỹ năng và trình độ tư duy của HS.

- Khả năng ứng dụng CNTT của GV và HS. Xác định tình hình cơ sở

vật chất của trường sở tại.

- Mục đích sư phạm cần đạt được sau khi kết thúc bài học.

Qua quá trình phân tích, chúng ta nhận thấy việc ứng dụng CNTT cũng như các phần mềm vào quá trình dạy và học trong các trường phổ thông là hoàn toàn cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với tình hình về cơ sở vật chất của đại đa số các trường học. Ngoài ra, ứng dụng CNTT vào quá trình dạy, học còn giúp cho HS mở ra nhiều cơ hội, nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Tạo khả năng hội nhập và sánh vai về kinh tế, khoa học giáo dục, công nghệ của Việt Nam với thế giới.

Chƣơng 2: GIỚI THIỆU NHỨNG NÉT CƠ BẢN VỀ PHẦN MỀM TOÁN HỌC MATHEMATICA VÀ CÁC ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mathematica trong dạy học phần dao động và sóng điện từ chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 tru (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)