Thực trạng sử dụng thuốc tại nhà của người dân huyện An Lão

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng thuốc tại nhà của người dân huyện an lão hải phòng năm 2012 (Trang 51 - 61)

Số người bị bệnh chiếm 48,89% tổng số người điều tra, chủ yếu là từ 30 đến 59 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Nhóm người cao tuổi ≥ 60 tuổi có tỷ lệ thấp hơn nhưng lại có số lượt bị bệnh cao nhất. Do vậy, chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến việc dùng thuốc của nhóm tuổi này vì khả năng dung nạp thuốc giảm và dễ gây nhiều tác dụng không mong muốn.

Người dân khi bị bệnh thì thường lựa chọn phương pháp tự điều trị 56,82%, tương đương với kết quả điều tra của nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Hoa và Phạm Văn Thao tại Ba Vì năm 2008: 54% [22], thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thái Hằng và Lê Viết Hùng, trường Đại học Dược Hà Nội là 80% [16]… Quốc Tuấn là xã có tỷ lệ lựa chọn tự điều trị cao nhất 61,43%, tiếp theo là xã An Tiến, thấp nhất là thị trấn Trường Sơn. Sự khác biệt giữa các xã không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu còn hạn chế, chủ yếu là cấp 2 (53,33%), sau đó là cấp 3 (24,67%), còn mù chữ chiếm 2,44%. Tỷ lệ hộ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 19,11%, đã phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình trong đó có sự chăm sóc sức khỏe cho các thành viên.

Hơn một nửa người dân lựa chọn phương pháp tự điều trị, còn các địa điểm khám chữa bệnh khác trong hệ thống y tế nhà nước thì tỷ lệ lựa chọn ít hơn và giảm dần từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương: trạm y tế xã, thị trấn là sự lựa chọn đứng thứ hai của người dân chiếm 29,09%, bệnh viện huyện là 18,64%, tiếp đến là bệnh viện tỉnh, thành phố 5%, sau cùng là bệnh viện trung ương 1,36%. Điều này phù hợp với sự phân tuyến của ngành y tế nước ta. Các cơ sở y tế tư nhân cũng chiếm một tỷ lệ khá cao 25,91% trong sự lựa chọn địa

điểm khám chữa bệnh của người dân. Như vậy, tỷ lệ khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống y tế nhà nước thấp hơn các hình thức khác như tự điều trị, khám tại các cơ sở y tế tư.

Đa số người dân sử dụng phương pháp tây y (84,19%), còn lại là các phương pháp khác như đông y (2,14%), kết hợp đông tây y (7,69%)… Tỷ lệ người dân sử dụng phương pháp tây y để điều trị ở xã An Tiến cao hơn ở thị trấn Trường Sơn, và cũng cao hơn ở xã Quốc Tuấn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Người dân sử dụng thuốc tây y KCĐ chiếm khá cao 62,60% tổng số lượt sử dụng. Như vậy người dân sử dụng thuốc mà không có đơn của thầy thuốc là khá phổ biến trong cộng đồng.

Tỷ lệ các bệnh và triệu chứng mà người bệnh điều trị không có đơn chiếm 64,66%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ bệnh và triệu chứng mà khi điều trị có đơn: 35,34%. Nhóm bệnh và triệu chứng mà người dân thường mắc là cảm cúm (30,35%), ho sốt (27,24%) và nhóm này phần lớn là không có đơn. Đây là nhóm bệnh và triệu chứng phổ biến ở cộng đồng. Kết quả trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả của nghiên cứu trước đây của tác giả Nguyễn Phương Hoa và Phạm Văn Thao tại Ba Vì năm 2008 [22], và nghiên cứu của tác giả Đinh Văn Thức tại Hải Phòng năm 2002 [50]. Nhóm đau khớp, cột sống, nhóm bệnh tim mạch, nhóm tai nạn thương tích, nhóm mụn nhọt, nhóm bệnh phụ khoa, bệnh tiêu chảy chiếm tỷ lệ thấp hơn trong cả hai trường hợp có đơn và không có đơn. Còn lại một số bệnh và triệu chứng khác thì trường hợp không có đơn chiếm tỷ lệ 9%, trường hợp có đơn là 17,65%.

Nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau cả trong trường hợp có đơn ( 34,15%) và không có đơn (35,73%), đứng thứ hai là nhóm thuốc kháng sinh có đơn: 25,78% , không có đơn: 22,92%, tiếp theo là nhóm thuốc giảm ho có đơn (12,89%) và không đơn (14,38%), vitamin có đơn (13,94%), không đơn (9,67%). Đây thường là những nhóm

thuốc được người dân sử dụng nhiều trong các trường hợp bệnh và triệu chứng có tỷ lệ mắc cao nhất theo điều tra này là: cảm cúm, ho, sốt. Corticoid lại được sử dụng không có đơn bằng đường uống ở thị trấn Trường Sơn là 3 trường hợp, chủ yếu dùng cho các bệnh đau khớp, cột sống. Những trường hợp này thì người dân cần phải dùng theo đơn với liều lượng, thời gian, cách dùng phù hợp. Hai xã còn lại chưa ghi nhận một trường hợp nào dùng corticoid KCĐ.

Kháng sinh có tỷ lệ sử dụng cao thứ hai trong số các nhóm thuốc KCĐ là 22,92% ở cả 3 xã. Thị trấnTrường Sơn có tỷ lệ sử dụng kháng sinh không đơn thấp nhất 6,78%, xã Quốc Tuấn 21,52%, xã An Tiến 35,50%. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh không có đơn ở xã An Tiến cao hơn thị trấn Trường Sơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh KCĐ của người dân ở xã Quốc Tuấn cao hơn thị trấn Trường Sơn và thấp hơn xã An Tiến nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp có thể không cần thiết như ho sốt với tỷ lệ khá cao 56,86%, tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hường, Trịnh Hữu Vách năm 2005 tại Thái Bình là 58,30% [31], sử dụng trong trường hợp cảm cúm là 42,20%, tỷ lệ này cao hơn so với kết quả nghiên cứu này 34% [31] và kết quả của tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Tự Cường tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm- Hà Nội năm 1999 là 10,80% [49], 10,80% ( trong trường hợp đau khớp, cột sống ), 7,80% (trong trường hợp ỉa chảy), 1% (trong trường hợp suy nhược cơ thể) …Thời gian tự sử dụng KS không hợp lý như dưới 5 ngày là 13,9%, cho đến khi hết triệu chứng là 4,65% (Các tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hường, Trịnh Hữu Vách năm 2005 tại hai xã tỉnh Thái Bình : Thời gian sử dụng kháng sinh của người dân trong đợt điều trị từ 1 đến 3 ngày chiếm tỷ lệ 42,60% [31] ), và trên 7 ngày là 21,71%. Lý do chủ yếu là do họ

thấy các triệu chứng của bệnh đỡ đi hoặc hết và cho rằng như thế là bệnh đỡ hay khỏi như đỡ ho, hết sốt, hết đi ngoài,…hoặc họ sợ dùng thuốc hay sợ “ bị nóng ” khi dùng nhiều kháng sinh. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu tại Hà Tây có 75% bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng nếu trẻ hết triệu chứng thì dừng uống thuốc mà không quan tâm đến thời gian sử dụng thuốc [21]. Điều này đã và đang càng làm gia tăng tình trạng KKS.

Ngoài việc chữa bệnh KCĐ ra, ngay cả khi có đơn thuốc thì không phải ai cũng tuân thủ điều trị theo đơn, có 15,91 % người dân không tuân thủ điều trị theo đơn, dẫn đến tình trạng dùng thuốc không đúng bệnh, dùng thuốc quá liều, hay không đủ liều, cũng như thời gian dùng không hợp lý, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc theo đơn giữa các xã, thị trấn có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Tỷ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị theo đơn trong nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thị Lộc Hải năm 2009 về hiểu biết và thực hành của bệnh nhân tại bệnh viện Phong Điền- Huế là 71,25 % [46]. Điều này có thể giải thích rằng trong nghiên cứu của chúng tôi, câu trả lời của người dân có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như: thời gian nhớ lại (khoảng vài tháng), điều tra viên không có đơn để kiểm tra thực tế, trong khi đó nghiên cứu tại Phong Điền thì điều tra viên có đơn thuốc và có giới hạn thời gian phỏng vấn là sau 5 ngày bệnh nhân nhận đơn thuốc.

Người dân sử dụng thuốc bằng đường uống chiếm tỷ lệ cao nhất cả có đơn và không đơn (73,63%). Đây là đường dùng phổ biến nhất và dễ dàng sử dụng. Sau đó là đường tiêm (14,15%), ngay cả đường tiêm không đơn chiếm 9,36%. Những trường hợp này thường nhờ y tá đến nhà tiêm hoặc người bệnh đến tiêm tại nhà thầy thuốc. Tác dụng của thuốc bằng đường tiêm nhanh nhưng cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn gây tử vong như sốc

phản vệ. Do vậy việc tự sử dụng thuốc bằng đường tiêm là rất nguy hiểm cho sức khỏe. Một vài trường hợp khác được ghi nhận như đường bôi ngoài da, đường hô hấp, tra nhỏ mắt, đặt hậu môn, trực tràng, đặt âm đạo.

Hiệu thuốc là nơi người dân lựa chọn nhiều nhất để mua thuốc (68,11%) trong đó CĐ là 27,95% và KCĐ là 40,16%. Người dân chủ yếu mua thuốc sử dụng dưới sự hướng dẫn của người bán thuốc (96,12%). Như vậy, vai trò của người bán thuốc rất quan trọng trong việc tư vấn dùng thuốc cho người mua. Tuy nhiên, năng lực của người bán thuốc còn hạn chế. Họ có thói quen bán tự do các thuốc theo quy định phải bán theo đơn, theo yêu cầu của khách hàng, hoặc tự chỉ định. Họ có xu hướng làm hài lòng khách hàng qua việc bán thuốc theo từng liều, không viết hướng dẫn dùng thuốc dẫn đến việc SDT không hợp lý [29].

Sự lựa chọn tiếp theo là nhà thầy thuốc, 16,84% người dân có đơn thuốc mua tại nhà thầy thuốc, và 30,19% đối với người dân không có đơn. Theo kết quả nghiên cứu này thì thầy thuốc tư là nơi lựa chọn khám chữa bệnh đứng thứ 3 chiếm 25,91%, sau trạm y tế (29,09%), và sau tự điều trị. Như vậy, hiện tượng người thầy thuốc vừa khám bệnh tại nhà vừa bán thuốc cho người bệnh vẫn diễn ra phổ biến. Vấn đề thầy thuốc tư hoạt động khám chữa bệnh tại nhà hay các cơ sở y tế tư vẫn còn nhiều bất cập trong đó có vừa khám bệnh kê đơn vừa bán thuốc, kê nhiều thuốc trong một đơn, lạm dụng thuốc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân, nhất là với những người thầy thuốc chưa đủ trình độ, kinh nghiệm được cấp phép khám chữa bệnh tư nhân.

Hiện tượng người dân mua thuốc tại chợ (nơi những người bán thuốc có tủ thuốc nhỏ hoặc mẹt, không được Nhà nước cho phép bán thuốc) vẫn còn tồn tại, xã An Tiến có tỷ lệ mua thuốc tại chợ cao nhất trong 3 xã: 11,50% (có đơn ), 5,70% (không đơn). Hình thức bán thuốc này rất nguy hiểm cho sức

khỏe người bệnh vì chắc chắn thuốc sẽ không được bảo quản tốt, ảnh hưởng đến chất lượng thuốc mà người bán cũng hạn chế về chuyên môn, nhất là trong việc tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh.

Như vậy, việc người dân sử dụng thuốc KCĐ, đặc biệt là những thuốc cần phải kê đơn như KS, corticoid, …và việc không tuân thủ theo đơn thuốc cũng như nơi mua thuốc không được Nhà nước cấp phép dẫn đến nguy cơ người dân sử dụng thuốc kém chất lượng, không an toàn cho sức khoẻ của mình, có khi còn dẫn đến tử vong.

Với lý do của việc tự mua thuốc sử dụng thì nhanh chóng, không bị phiền hà (phải tìm những người thân quen để nhờ giúp đỡ khi vào bệnh viện…) chiếm tỷ lệ: 67,44%; 37,98%, tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của hai tác giả Kim Bảo Giang, Hoàng Văn Minh tại một số nhà máy may tỉnh Bình Dương năm 2010 [14] đưa ra là do gần, thuận tiện, thái độ vui vẻ. Người bệnh không muốn phải chờ đợi lâu, đặc biệt đối với người làm việc theo giờ hành chính, theo ca vì thường đến bệnh viện họ phải mất nhiều thời gian chờ đợi để đến lượt mình được khám. Khi phỏng vấn thì người dân cho rằng: “Nhiều khi chỉ có ho thôi mà tôi đi khám ở huyện phải chờ cả buổi, làm các xét nghiệm rồi cũng chỉ có vài viên thuốc”. Vấn đề kinh tế cũng là một trong những lý do mà người dân đưa ra với tỷ lệ 26,36%. Họ cho rằng tự mua thuốc để dùng sẽ tiết kiệm được những khoản tiền phải chi ra cho việc đến một nơi nào đó để khám bệnh như: tiền đi lại, tiền chi trả cho xét nghiệm, tiền thuốc…

Với một số người dùng thuốc theo đơn, khi phỏng vấn thì một số lý do họ đưa ra như là do họ bị bệnh nặng, hay những lần trước tự ý dùng thuốc nhưng không khỏi, hoặc do con cái họ mong muốn họ phải đến bệnh viện khám...“Bệnh của tôi là bệnh tim mạch cho nên tôi phải đến bệnh viện khám theo hẹn thôi, chứ đi khám linh tinh rồi cũng phải vào viện nằm một đợt ”.

Còn đối với các bệnh nhẹ, không phải nằm viện thì thường họ lựa chọn khám chữa bệnh tại nhà các thầy thuốc hoặc đến hiệu thuốc kể bệnh để mua thuốc về sử dụng. Khi được hỏi vì sao lại sử dụng kháng sinh 7 ngày thì họ thường cho rằng: “ thì cứ dùng theo đơn của bác sỹ, bác sỹ cho dùng bao nhiêu ngày thì tôi dùng bấy nhiêu”. Họ hoàn toàn tin tưởng và làm theo đơn của thầy thuốc. Vì vậy, có thể thấy rõ rằng chất lượng khám chữa bệnh trong đó có yếu tố là thái độ của các y bác sỹ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn phương thức chữa bệnh của người dân.

Một tỷ lệ nhỏ người dân có một số biểu hiện bất thường sau khi sử dụng thuốc như mẩn ngứa, mề đay 1,14% (có đơn), 0,78% (không có đơn); hoa mắt, chóng mặt 1,55% (không có đơn); đau bụng, ỉa chảy 1,14% (có đơn). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Thị Diệu Thuần tại thành phố Huế năm 2002 là tỷ lệ có biểu hiện bất thường ít xảy ra (6%), với một vài trường hợp như: mẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn [48]. Kết quả này cũng cho chúng ta thấy việc tự dùng thuốc không bắt buộc phải kê đơn như Paracetamol… để điều trị đối với những bệnh thông thường như cảm cúm, ho, sốt…thì cần nên khuyến khích chứ không phải bất cứ bị bệnh, triệu chứng gì cũng phải đến khám tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, cũng vì tỷ lệ này thấp hay có những biểu hiện không mong muốn thoáng qua, nhẹ nhàng đã góp phần tăng cao tỷ lệ người dân tự sử dụng thuốc, đặc biệt với thuốc cần phải kê đơn. Điều người dân ít nghĩ đến là những tác hại lâu dài của việc lạm dụng thuốc như: rối loạn tạo máu, khuyết tật bẩm sinh, ung thư, tác hại về cơ xương khớp… mà trong nghiên cứu này chỉ có dưới 3% người dân cho rằng có thể có các tác hại nói trên.

Nguồn cung cấp thông tin sức khỏe mà người dân tiếp cận chủ yếu là từ tivi (94,89%), cán bộ y tế (69,33%), đài phát thanh của thôn, xã (59,33%). Theo kết quả nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Văn Hiến, Lê Thị Tài năm

2008 tại hai xã Đồng Du và Tràng An, huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam, người dân nhận được thông tin sức khỏe từ nhiều nguồn trong đó tivi là nguồn cung cấp thông tin sức khỏe nhiều nhất (88,20%) [18].Theo kết quả nghiên cứu của hai tác giả Kim Bảo Giang, Hoàng Văn Minh tại một số nhà máy may tỉnh Bình Dương năm 2010 thì kênh thông tin công nhân một số nhà máy may tiếp cận nhiều nhất là ti vi [14]. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ được thực hiện khá tốt và chủ yếu là qua đài phát thanh địa phương (92,70%) và tivi (67,90%) là kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hiến, Lê Thị Tài năm 2009 tại hai xã An Mỹ và Đồng Du, huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam [38]. Như vậy, có thể thấy truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng là một kênh có giá trị để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề sử dụng thuốc an toàn. Tuy nhiên hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ trực tiếp còn hạn chế. Cần phải tăng cường hoạt động này vì nó có tác động rất tốt cho học kỹ năng và thay đổi hành vi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân [60], [59]. Ngoài ra, việc đào tạo và sử dụng đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng thuốc tại nhà của người dân huyện an lão hải phòng năm 2012 (Trang 51 - 61)