Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 đến nay

Một phần của tài liệu Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 01 04 pdf (Trang 28 - 30)

Qua gần 15 năm thi hành, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã giữ một vai trò quan trọng, đặc biệt tích cực trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm của nước ta. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình đổi mới đất nước, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999, có hiệu lực thi hành trên cả nước từ ngày 01/07/2000. Kế thừa và phát triển các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985, tội giao cấu với trẻ em tại Điều 115 được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và được quy định bổ sung tình tiết khung

tăng nặng tại điểm d – khoản 2 là “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%”; tại điểm a – khoản 3 là “Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên” và điểm b – khoản 3 là “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” [18].

Như vậy, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội giao cấu với trẻ em sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, kĩ thuật lập pháp đã có những tiến bộ tích cực, thể hiện qua việc thay đổi tên tội danh từ “Giao cấu với người dưới 16

tuổi” thành “Tội giao cấu với trẻ em”; chi tiết hóa từ một khung cơ bản đã bổ sung thêm hai khung tăng nặng với các tình tiết định khung chi tiết. Việc quy định này đã tạo điều kiện để phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật tốt hơn, qua đó cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong thực tế chính xác hơn.

Có thể thấy rằng việc tăng mức hình phạt từ 3 năm lên 5 năm và bổ sung thêm hai khung tăng nặng với mức cao nhất của khung hình phạt lên tới 15 năm thể hiện chính sách hình sự của nhà nước đó là phải xử lý nghiêm khắc đối với người phạm loại tội này.

Như vậy, trải qua lịch sử lập pháp hàng trăm năm, chúng ta có thể nhận thấy ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói chung và tội giao cấu với trẻ em nói riêng được quy định không hoàn toàn đồng nhất. Sự không đồng nhất đó xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử, đặc trưng của các chế độ nhà nước và trình độ nhà lập pháp. Tuy nhiên có một điểm xuyên suốt đó là thái độ nghiêm khắc của pháp luật đối với tội phạm này. Điều này một mặt phản ánh tư tưởng thống nhất của người Việt chúng ta luôn coi trọng thuần phong mỹ tục, bảo vệ trẻ em(đặc biệt là trẻ em gái), mặt khác cũng thể hiện sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp. Đây chính là nền tảng quan trọng cho các nhà làm luật hiện nay phát huy, hoàn thiện các quy định pháp luật tội giao cấu với trẻ em và các điều luật, các quy định liên quan.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999

VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM

Một phần của tài liệu Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 01 04 pdf (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)