Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình

Một phần của tài liệu Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 01 04 pdf (Trang 91 - 98)

hình sự đối với tội giao cấu với trẻ em

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi xâm hại tình dục trẻ em, điều đó được thể hiện qua các bộ luật: Bộ luật hình sự 1985 và Bộ luật hình sự 1999. Đây là đường lối đúng đắn nhằm bảo vệ quyền trẻ em, hạn chế tình trạng xuống cấp đạo đức, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng không quên rằng hình phạt qui định trong Bộ luật hình sự ngoài mục đích trừng trị còn có mục đích cao hơn là giáo dục người phạm tội, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Bộ luật hình sự 1999 quy định về mục đích của hình phạt như sau:

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng

pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [18, Điều 27].

Qua điều luật có thể thấy mục đích cao nhất và cuối cùng của hình phạt cũng là để giáo dục người phạm tội, giúp họ sửa chữa sai lầm và trở thành công dân có ích cho xã hội. Đối với tội giao cấu với trẻ em, chủ thể tội phạm nhiều khi là những đối tượng khá đặc biệt. Họ có thể là người yêu, là chồng của nạn nhân, họ có thể là những người nông dân thiếu hiểu biết pháp luật, cũng có thể là người dân tộc thiểu số sống ở miền sâu miền xa nơi tập quán phong tục kết hôn sớm vẫn còn phổ biến... Vì vậy, có thể nói về chủ thể của tội danh này bên cạnh những đối tượng cần phải trừng trị đích đáng, nghiêm minh là các đối tượng cố tình dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục để thỏa mãn nhu

cầu sinh lý bệnh hoạn, đối tượng băng hoại đạo đức (quan hệ có tính chất loạn luân, quan hệ với nhiều người...)... thì vẫn có những chủ thể tội phạm, tuy hành vi của họ đã thỏa mãn dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em nhưng xem xét trên góc độ xã hội họ cũng là nạn nhân. Dưới góc độ này thì những người tiến hành tố tụng cần phân loại, đánh giá đúng bản chất hành vi, vấn đề lỗi, ý thức của người phạm tội để áp dụng pháp luật một cách mềm dẻo nhằm đạt được mục đích cuối cùng của pháp luật nói chung và hình phạt nói riêng là giáo dục nhân cách con người, giúp họ thành người có ích cho xã hội. Gần đây ở thành phố Hồ Chí Minh xảy ra một vụ án mà dư luận hết sức quan tâm và kết quả của vụ án đối với những người dân là một kết thúc “có hậu” còn dưới con mắt những người làm luật thì đó là một vụ án có tính nhân văn mà phán xét của cùng của tòa án tuy thể hiện tính khoan hồng nhưng vẫn đạt được giá trị giáo dục cao. Theo bản án sơ thẩm, năm 2009, Lê Đức Thiên Tân và Nguyễn Thị Thanh Huyền quen nhau khi anh vừa tròn 18 còn người yêu cũng vừa bước sang tuổi 15. Một năm sau họ về sống với nhau như vợ chồng tại nhà cha mẹ Tân trên đường Bình Đông (quận 8). Tháng 5/2010, mẹ Tân đưa con dâu đi khám thì phát hiện Huyền có thai 16 tuần tuổi. Tối hôm đó, do mâu thuẫn trong việc ăn uống, Tân đánh Huyền và bị công an phường mời tới làm việc. Cảnh sát phát hiện Tân giao cấu với Huyền khi cô chỉ hơn 15 tuổi. Năm tháng sau Huyền sinh bé gái bụ bẫm cũng là lúc Tân bị khởi tố. Trong thời gian chờ bị xét xử, đôi vợ chồng trẻ lại có thêm đứa con thứ hai.

Cuối tháng 11/2012, Tân bị TAND quận 8 tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù. Phán quyết này khiến vợ chồng Tân bất ngờ và họ cùng làm đơn gửi lên tòa phúc thẩm xin xem xét giảm nhẹ hình phạt. Ngày 9/4, tại phiên phúc thẩm, TAND TP HCM chấp nhận kháng cáo của Tân, tuyên bị cáo phạm tội Giao cấu với trẻ em nhưng được miễn hình phạt tù giam để có điều kiện đi làm chăm sóc hai con nhỏ. "Hồi bị tạm giữ em cũng không biết mình mắc tội gì.

Đến khi nghe công an bảo quan hệ với vợ còn nhỏ tuổi là phạm tội, em sợ lắm vì cứ nghĩ yêu nhau thiệt tình thì làm gì có tội. Ngày bị tòa quận 8 tuyên phạt tù, em như muốn chết vì mình vợ làm sao chăm được hai con. Giờ được khoan hồng em cảm ơn pháp luật lắm".

Thẩm phán Phạm Đức Oánh, Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm cho biết, bản án miễn hình phạt tù giam đối với Tân được sự đồng thuận của tất cả HĐXX. Đi đến quyết định này, các thành viên HĐXX đã cân nhắc rất kỹ hoàn cảnh, ý thức phạm tội của bị cáo là vì thiếu hiểu biết pháp luật. Ngoài những tình tiết giảm nhẹ, hiện Tân và vợ - cũng chính là bị hại của vụ án - đã có hai con nhỏ rất cần được chăm sóc, dạy dỗ trong khi hoàn cảnh gia đình khó khăn. Việc bỏ tù bị cáo sẽ khiến gia đình khổ sở, những đứa trẻ sẽ mất mát, thiệt thòi rất nhiều", ông Oánh chia sẻ.

Những trường hợp như vợ chồng Tân trong vụ án trên không phải là tình trạng hiếm gặp ở Việt Nam. Theo thống kê của Ủy ban dân số - Gia đình và trẻ em, trên địa bàn 15 tỉnh thành phố nước ta có tới 1% trẻ em kết hôn trong độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này là do tập quán lạc hậu của người dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây xu hướng chung của các nước trên thế giới, trong khu vực cũng như ở nước ta độ tuổi “quan hệ tình dục lần đầu” đang có xu hướng trẻ hóa. Theo công bố của tiến sỹ Nguyễn Thiện Trưởng- Phó chủ tịch Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam thì tuổi quan hệ tình dục lần đầu của thanh niên Việt Nam năm 2010 đã giảm đi gần hai tuổi so với năm 2005 và những năm gần đây nhất vẫn thể hiện xu hướng giảm dần. Tương tự là nước láng giềng Singapore: theo nghiên cứu của Trung tâm phát triển thanh thiếu niên Singapore thì độ tuổi này ở Singapore là từ 12 đến 15 tuổi. Khác với các trường hợp kết hôn sớm do phong tục tập quán, do nhận thức lạc hậu như đã đề cập ở trên thì tình trạng giảm dần độ tuổi quan hệ

tình dục lần đầu lại thể hiện rõ nét hơn ở thanh thiếu nên sống ở các vùng đô thị, vùng kinh tế xã hội phát triển. Nguyên nhân của thực trạng này cũng khác biệt: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hiện nay, với chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống tốt hơn, sự phát triển về cơ thể cũng như thời kỳ dậy thì của các em cũng sớm hơn trước đây. Dưới góc độ tâm lý học, quá trình phát triển tâm lý có quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa mà thanh thiếu niên đang sống. Nhiều người cho rằng, hiện nay thanh thiếu niên có sự nhận thức về quan hệ tình dục sớm hơn trước rất nhiều, và đó cũng là một xu hướng xã hội mà chúng ta cần xem xét.

Qua những phân tích trên đây chúng tôi đi đến kết luận rằng đối với tội danh giao cấu với trẻ em, ngoài việc áp dụng các hình phạt theo pháp luật quy định để đạt được mục đích trừng trị và giáo dục thì việc phổ biến pháp luật đi kèm với việc tích cực tuyên truyền và vận động là phương pháp phòng ngừa đạt hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu thạc sỹ ngành luật hình sự, người viết đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã được học tập tại giảng đường khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội và trường Đại học Luật Hà Nội, đồng thời kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn công việc để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp và đây là đề tài khá nhạy cảm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và Bộ luật Hình sự 1999 nói riêng, người viết đã sử dụng các kiến thức cá nhân cùng sự tổng hợp, tham khảo, phân tích, đánh giá, so sánh các tài liệu chuyên ngành khác như xã hội học, tâm lý học, Luật Dân sự... và các quy định pháp lý liên quan của một số nước trên thế giới cũng như trong khu vực để làm nối bật các vấn đề cốt lõi nhất. Đặc biệt là các vấn đề còn vướng mắc, còn sự chênh lệch giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước trên thế giới cũng qua đây được nêu ra một cách rõ nét để trên cơ sở đó người viết đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các vấn đề liên quan đến tội danh Giao cấu với trẻ em được quy định tại Điều 115 – Bộ luật Hình sự mà pháp luật Việt Nam còn tồn tại sự bất cập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tư pháp (2008), Quốc triều hình luật – Những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, NXB Tư pháp,

Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2010), Y pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật Hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

4. Lê Đăng Doanh (2000), “Một số điểm mới trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ

luật hình sự năm 1999”, Tạp chí Luật học, (4), Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công

an nhân dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, NBX

Tư pháp, Hà Nội.

7. Lê Hương (2007), “Một số nét đặc trưng của lứa tuổi thanh niên”, Tạp chí Tâm lý học, Hà Nội.

8. Liên hợp quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

9. Trần Văn Luyện (biên soạn) (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Vũ Nguyên (chủ biên) (2013), Chỉ dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự, NXB

Tư pháp.

11. Đinh Văn Quế (1997), “Người bị hại trong vụ án hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (12), Hà Nội.

12. Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đinh Văn Quế (2009), Bình luận khoa học về loại trừ trách nhiệm hình sự, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

14. Đinh Văn Quế (2011), Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết phạm tội với trẻ em, Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Bộ luật Hình sự Việt Nam, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật Lao động Việt Nam, Hà Nội..

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật Hình sự Việt Nam, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Bộ luật Dân sự Việt Nam, Hà Nội.

21. Trường đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,

Hà Nội.

22. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam,

tập 1, NXB CAND, Hà Nội.

23. Bùi Anh Tuấn, Hồ Thị Nệ (2010), Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

24. Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa (2012 - 2014), Hồ sơ vụ án Hình sự, Hà Nội.

25. Viện kiểm sát nhân dân quận Long Biên (2012 - 2013), Hồ sơ vụ án Hình sự, Hà Nội.

26. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2010 - 2014), Báo cáo thống kê về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Hà Nội.

27. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2010), Hồ sơ vụ án Hình sự, Bắc Ninh.

28. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2010), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học

Một phần của tài liệu Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 01 04 pdf (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)