Khâu đồng bộ

Một phần của tài liệu Hệ truyền động một chiều và thiết kế mạch điều khiển cho hệ truyền động quay chi tiết máy mài tròn (Trang 38 - 41)

a. Chức năng

Đảm bảo quan hệ về góc và pha cố định với điện áp của nhằm xác định gốc để tính góc điều khiển α , và mạch có tên là mạch đồng pha.

Hình thành điện áp có dạng phù hợp làm xung nhịp cho hoạt động của khâu tạo điện áp tựa.

b. Khâu đồng bộ dùng MBA đồng pha

Chuyển đổi điện áp lực thường có giá trị cao sang giá trị phù hợp với MĐK thường là điện áp thấp, theo quy chuẩn về an toàn dưới 36V.

Cách ly hoàn toàn về điện giữa MĐK với mạch lực. Điều này đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như cho linh kiện điều khiển. Sử dụng biến áp ba pha vì mạch chỉnh lưu là cầu ba pha. Khi sử dụng biến áp đồng bộ ba pha cần lưu ý rằng cách đấu các cuộn dây sơ cấp ảnh hưởng rõ rệt tới phạm vi điều chỉnh góc điều khiển. Vì van không mở ngay ngay được khi điện áp pha dưới bắt đầu dương mà chậm hơn thời điểm này 30°.

Cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp đồng pha cùng đấu sao (Y/Y) phạm vi điều chỉnh góc từ 0° đến 150°.

Hình 3.3 Tạo điện áp đồng pha bằng biến áp đồng pha.

c. Tạo xung đồng bộ

Mạch đồng bộ nhằm tạo ra điện áp có hình dạng và tần số phù hợp theo yêu cầu hoạt động của khâu tạo điện áp tựa. Thường chia thành đồng bộ nửa chu kì (hình a) hoặc đồng bộ hai nửa chu kì (hình b).

Hình 3.4 Các dạng xung đồng bộ Tạo xung nhịp đồng bộ hai nửa chu kì:

Hình 3.5 Mạch tạo xung đồng bộ kết hợp chỉnh lưu và OA  Giới thiệu

Sơ đồ gồm có máy biến áp đồng pha (bađp), chỉnh lưu hai nửa chu kỳ, khuếch đại thuật toán OA1.

Nguyên lý

Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì có điểm giữa (tia hai pha) dùng hai diode và tải cho chỉnh lưu này là điện trở R0.

Điện áp đồng pha có dạng hình sin, sau khi chỉnh lưu bằng chỉnh lưu hai nửa chu kỳ có được điện áp chỉnh lưu Ucl có dạng 2 nửa sin dương như hình vẽ.

Điện áp chỉnh lưu Ucl được đưa tới cực (+) của khuếch đại thuật toán OA1 để so sánh với điện áp ngưỡng Ung lấy từ mạch phân áp với chiết áp P1. Điện áp đồng bộ sẽ tuân theo qui luật sau:

𝑈𝑑𝑏 = 𝐴. (𝑈+− 𝑈−) = 𝐴. (𝑈𝑐𝑙− 𝑈𝑛𝑔)

Do đó trong khoảng 0 đến θ1 𝑈𝑐𝑙 < 𝑈𝑛𝑔 => 𝑈𝑑𝑏 < 0 và bằng điện áp bão hòa của OA1: 𝑈𝑑𝑏 = −𝑈𝑏ℎ

Trong khoảng θ1 ÷ θ2 có: 𝑈𝑐𝑙 > 𝑈𝑛𝑔 suy ra 𝑈𝑑𝑏 > 0 và 𝑈𝑑𝑏 = + 𝑈𝑏ℎ.

Điểm giao của 𝑈𝑐𝑙 và 𝑈𝑛𝑔 là điểm chuyển trạng thái của điện áp ra, hai điểm này sẽ là điểm giới hạn góc điều khiển ∝𝑚𝑖𝑛 và ∝𝑚𝑎𝑥.

Do đó: thay đổi điện áp 𝑈𝑛𝑔 làm thay đổi góc phạm vi điều khiển góc điều khiển .  Kết luận

Tín hiệu ra của khâu động bộ là một dãy xung chữ nhật.

Một phần của tài liệu Hệ truyền động một chiều và thiết kế mạch điều khiển cho hệ truyền động quay chi tiết máy mài tròn (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)