Khâu tách xung

Một phần của tài liệu Hệ truyền động một chiều và thiết kế mạch điều khiển cho hệ truyền động quay chi tiết máy mài tròn (Trang 45 - 46)

Hình 3.9 Mạch tách xung sử dụng khuếch đại thuật toán OA.

a. Giới thiệu và chức năng của khâu tách xung

Trong nhiều mạch điều khiển chỉnh lưu, điện áp tựa tạo ra trong cả hai nửa chu kỳ bằng một mạch duy nhất. Lúc khâu so sánh sẽ xác định góc điều khiển cho cả hai van thuộc cùng một pha của mạch lực; một van làm việc trong nửa chu kỳ dương, van còn lại làm việc ở nửa chu kỳ âm của lưới điện xoay chiều. Như vậy sau khâu tạo dạng xung ta nhận được hai xung điều khiển và do đó trong một chu kỳ điện áp xoay chiều mỗi van sẽ nhận hai xung điều khiển ở cả hai nửa chu kỳ này. Tuy nhiên việc phát xung điều khiển cho van khi điện áp trên van âm là có thể được, nhưng không mong muốn. Để tránh điều này cần có thêm khâu tách xung, lúc van lực nhận xung điều khiển chỉ ở giai đoạn khi điện áp trên nó là dương uAK > 0.

b. Nguyên lý mạch tách xung sử dụng OA

Điện áp từ khâu đồng pha tạo ra có đạng hình sin được đưa tới khâu tách xung. Mạch tách xung hoạt động theo nguyên lý của một mạch so sánh (cực N của OA được nối với đất). Do đó:

Khi Uđp > 0 thì Ura = + Ubh. Khi Uđp < 0 thì Ura = - Ubh.

Tín hiệu ra của khâu tách xung được đưa tới khâu trộn xung, trong bài này mạch trộn xung sử dụng IC logic AND (được nói ở mục 3.2.6 bên dưới). Nên cần chặn các xung âm đưa từ OA đến cửa vào của IC logic bằng cách sử dụng mạch ghép RD (điện trở - điốt). Sử dụng mạch R1-D1 được ghép như hình 3.7 sẽ cho ra mức logic như sau: mức “0”= -0,6V; mức “1” = + Ubh.

c. Kết luận

Tín hiệu ra của khâu tách xung là 1 dãy xung chữ nhật.

Một phần của tài liệu Hệ truyền động một chiều và thiết kế mạch điều khiển cho hệ truyền động quay chi tiết máy mài tròn (Trang 45 - 46)