- Sổ chi tiết TK
3.4 Tiêu thức tính giá thành 1 Nhận xét
- Chi phí nguyên vật liệu được phân bổ theo định mức, đây là tiêu thức phân bổ có độ chính xác cao, hợp lý dựa trên những số liệu định mức đã được tính toán và thiết lập sẵn. Nhưng phân bổ theo tiêu thức này, mỗi khi có sản phẩm mới phải thu thập thêm số liệu và tính toán lại định mức cho từng sản phẩm, đối với những công ty sản xuất lớn và thường xuyên có đơn đặt hàng như Cát Thái thì việc phân bổ này mất rất nhiều thời gian.
- Chi phí nhân công phân bổ dựa theo tiêu thức hệ số chu kỳ của máy. Cách phân bổ này chưa đánh giá chính xác hao phí lao động cho sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất nên dễ quản lý và kiểm soát chi phí. Công ty chọn tiêu thức phân bổ là hệ số chu kỳ máy (số giờ máy cho từng loại sản phẩm). Cách phân bổ này phản ánh đúng thực tế chi phí cho mỗi sản phẩm. Vì theo thực tế thì những sản phẩm càng lớn thì thời gian tạo ra sản phẩm đó càng nhiều. Tuy nhiên, cách phân bổ này cũng mất nhiều thời gian và không kịp thời. Vì khi phát sinh sản phẩm mới phải xuống xưởng theo dõi chu kỳ máy chạy và đợi cho đến khi máy chạy ổn định mới tính được thông số chính xác cho mỗi sản phẩm.
- Tính giá thành theo phương pháp giản đơn : chi phí cho một đơn vị sản phẩm phản ánh đúng chi phí thực tế phát sinh.
- Công ty đã xây dựng định mức sản phẩm nhưng khi xuất nguyên vật liệu để sản xuất trong trường hợp tính giá thành trên vẫn xuất vượt định mức nguyên vật liệu. Việc này nếu không theo dõi kỹ sẽ phản ánh không chính xác lượng nguyên vật liệu xuất dùng, dẫn đến giá thành sản phẩm bị sai lệch.
- Sản phẩm sản xuất thực tế có phát sinh phế liệu nhưng kế toán không phản ánh vào sổ kế toán để giảm giá thành sản phẩm mà phản ánh toàn bộ nguyên vật liệu xuất ra sản xuất dẫn đến làm giá thành sản phẩm, cao hơn so với thực tế , phản ánh không chính xác chi phí sản xuất đơn vị cũng như tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Từ đó sẽ cung cấp thông tin sai lệch cho nhà quản trị, có thể nhà quản trị đưa ra quyết định không đúng đắn về giá bán cạnh tranh cũng như chiến lược kinh doanh lâu dài.
- Trong kỳ doanh nghiệp không theo dõi và trích trước các chi phí lớn có thể phát sinh như chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí sửa khuôn... Trong kỳ nếu có phát sinh thì kế toán tập hợp rồi phân bổ đều vào các kỳ. Như vậy, trong kỳ có những mã hàng đã sản xuất xong nhưng đến cuối kỳ mới phát sinh chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thì mã hàng đó vẫn phải chịu khoản chi phí đó như các mã hàng còn lại. Là một doanh nghiệp sản xuất với số lượng máy móc thiết bị nhiều, hoạt động liên tục thì việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn là không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến việc tính giá thành cho từng mã hàng có độ chính xác không cao.
3.4.2 Kiến nghị
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty nên xây dựng công thức chung về định mức cho những sản phẩm cùng khuôn và cùng tính chất dựa trên những
sản phẩm đã có sẵn. Để việc tính toán định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm được nhanh chóng
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Công ty nên phân bổ theo tiêu thức đơn giá tiền lương của công nhân trên một đơn vị sản phẩm. Việc lựa chọn tiêu thức này là hợp lý vì phản ánh đúng bản chất thực tế hao phí cho mỗi sản phẩm
- Đối với chi phí nguyên sản xuất chung: Thường xuyên theo dõi chu kì máy để có thông số chính xác cho việc phân bổ chi phí
- Trước khi tính giá thành sản phẩm kế toán nên tính toán lượng phế liệu đuôi keo và hạch toán giảm chi phí để việc tính toán giá thành sản phẩm được chính xác hơn
Nợ TK 1111, 1388, 1527 Có TK 1541
- Trong kỳ, nên thường xuyên theo dõi và trích trước các chi phí sửa chữa lớn để phản ánh đúng chi phí cho sản phẩm
KẾT LUẬN
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung sang nền kinh tế hành hóa theo cơ chế thị trường cùng hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nhỏ mọc lên dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Do vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển mạnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước hết phải biết nắm bắt các thông tin từ thị trường một cách kịp thời, có cơ chế quản lý tốt, sáng tạo, nhạy bén trong việc tổ chức sản xuất cũng như kinh doanh. Yếu tố giá thành đối với một doanh nghiệp sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng, từ khâu tập trung chi phí sản xuất đến việc tính giá thành sản phẩm.
Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm thấy được việc sử dụng chi phí trong doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí để có chính sách quản lý và sử dụng hợp lý hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Nhất là trong thời gian này, doanh nghiệp đang chuẩn bị sản xuất theo tiêu chuẩn ISO. Đó là một thế mạnh giúp doanh nghiệp thu hút thêm lượng khách hàng trong tương lai,tăng uy tín đối với khách hàng, đảm bảo việc kinh doanh hiệu quả, phát triển vững bền.