Hàng năm ở VN có khoảng hơn 1 triệu người có việc làm mới và khoảng
1,4 triệu người thay đổi chỗ làm việc mới hoặc thay đổi chỗ làm việc, như vậy
khoảng 6% lao động thay đổi chỗ làm việc mới hoặc thay đổi chỗ làm việc. Lao động VN thực hiện kỷ luật còn yếu, tùy tiện trong giờ giấc và hành vi,
tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm còn thấp,..
2. Yêu cầu thị trường lao động, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay được xác định phát triển là:
- Đào tạo người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng, nghề nghiệp,
quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về KHCN.
- Tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước phần lớn thanh
thiếu niên trong độ tuổi ở thành thị và nông thôn được học hết trung học phổ thông, THCN, đào tạo nghề.
- Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ
theo nhiều cấp trình độ phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH.
- Coi trọng đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ sư thực hành và các nhà kinh doanh giỏi, ưu tiên đào tạo nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp và nông
thôn, xuất khẩu lao động một số nghành mũi nhọn.
- Đổi mới chương trình đào tạo ĐH, THCN, dạy nghề theo hướng thiết thực
hiện đại.
- Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn
vinh nhân tài , kể cả người Việt Nam ở nước ngoài.
- Nâng tỉ lệ lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%.
- Nâng lên đáng kể chỉ số HDI của nước ta.
- Thực hiện lộ trình tăng lương cơ bản sao cho đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người lao động.
- Trong các năm tới dự tính thu hút và tạo việc làm thêm khoảng 1 triệu lao động trong các nghành kinh tế xã hội, bình quân mỗi năm khoảng trên 1,5 triệu người
có việc làm mới.
- Để giải quyết việc làm cho người lao động phải tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản
xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, xây dựng và thực hiện đồng bộ chặt chẽ cơ chế
chính sách về nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài.
- Nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 80%, giảm tỉ lệ
thất nghiệp ở thành thị dưới 5%.
- Từng bước mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an ninh xã hội, tiến tới áp
dụng chếđộ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát môi trường áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất chất thải ít gây ô nhiễm môi trường, chú trọng đảm bảo an toàn xã hội.
Câu 9: Nêu các quan điểm phát triển nguồn nhân lực Việt Nam? Nội dung
quản lý nhà nước về lao động và nguồn nhân lực?