Gà lôi hông tía Lophura diardi (Bonaparte, 1856)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim và tình trạng của loài chim trĩ thuộc giống lopura ở rừng phòng hộ động châu, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 69 - 70)

Đặc điểm nhận dạng:

Con đực trƣởng thành trên đỉnh đầu có mào dài (70 - 90mm) thƣờng dựng hơi chếch về phía sau gáy, màu lam ánh thép. Đầu, cằm và họng màu đen. Phần dƣới lƣng có màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu đỏ tía ánh thép, lông bao đuôi dài, lông đuôi dài và cong xuống hình lƣỡi liềm. Phần còn lại của bộ lông có màu lam ánh thép. Con cái lông màu nâu, mặt bụng có hình vẩy trắng nhạt, đuôi thẳng và tròn. Da trần ở mặt và chân màu đỏ, mắt nâu đỏ.

Phân bố:

- RPH. Động Châu: Phân bố ở các tiểu khu có độ cao dƣới 400m.

- Trong nước: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Tây Ninh.

- Thế giới: Lào, Cămpuchia, Thái Lan

Giá trị bảo tồn:

Đã đƣợc đƣa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở bậc VU (Sẽ nguy cấp), không đƣợc ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2014).

Tình trạng của Gà lôi hông tía – Lophura diardi ở RPH Động Châu:

Đã quan sát thấy một con trống ở tiểu khu rừng 528, toạ độ: 16059'21" Vĩ độ Bắc và 106044'18" Kinh độ Đông, ngày 17/4/2014. Đã chụp đƣợc 3 ảnh của loài này qua phƣơng pháp bẫy ảnh ở phần phía đông của RPH Động Châu. Đe dọa lớn nhất của loài này là săn bắt/bẫy do ngƣời dân địa phƣơng và những ngƣời đến đây săn mà họ ở xa khu vực RPH Động Châu. Ngƣời dân địa phƣơng cho biết những thợ săn này đến từ khu vực Ròn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, họ là những thợ săn chuyên nghiệp, săn bắn với mục đích bán làm thực phẩm và cung cấp cho mạng lƣới buôn bán động vật hoang dã. Kết quả phỏng vấn thông tin về Gà lôi hông tía - Lophura diardi đƣợc thể hiện ở bảng 3.9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn về Gà lôi hông tía - Lophura diardi

STT Tên bản Tổng số hộ dân trong bản Số ngƣời đƣợc phỏng vấn Số ngƣời đã bắt gặp Ngày phỏng vấn

1 Hai Lẹc, xã Kim Thuỷ 41 20 11 19/04/2014

2 An Bai, xã Kim Thuỷ 98 34 27 20/04/2014

3 Rum-Ho, xã Lâm Thuỷ 80 35 26 21/04/2014

4 Mụ Mệ, xã Lâm Thuỷ 63 15 9 22/04/2014

5 Trung Đoàn, xã Lâm Thuỷ 42 18 10 23/04/2014

6 Bạch Đàn, xã Lâm Thuỷ 48 7 4 24/04/2014

7 Mít, xã Lâm Thuỷ 64 12 8 25/04/2014

Tổng số 436 141 95 7 ngày

Từ bảng 3.9 cho thấy: Đã có 95 phiếu biết thông tin hoặc đã từng bắt gặp Gà lôi hông tía Lophura diardi trong tổng số 141 phiếu phỏng vấn (chiếm 67,38% tổng số phiếu). Trong đó:

- Tại xã Kim Thủy: Số phiếu biết thông tin hoặc đã từng bắt gặp Gà lôi hông tía Lophura diardi ở bản Hai Lẹc với 11/20 phiếu (chiếm 55,00% tổng số phiếu), bản An Bai với 27/34 phiếu (chiếm 79,41%).

- Tại xã Lâm Thủy: Số phiếu biết thông tin hoặc đã từng bắt gặp Gà lôi hông tía Lophura diardi ở bản: Rum - Ho với 26/35 phiếu (chiếm 74,29%), Mụ Mệ với 9/15 phiếu (chiếm 60,00%), Trung Đoàn với 10/18 phiếu (chiếm 55,56%), Bạch Đàn với 4/7 phiếu (chiếm 57,14%) và Mít 8/12 phiếu (chiếm 66,67%).

3.4. Các tác nhân đe doạ và đề xuất các giải pháp thích hợp cho việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên chim ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim và tình trạng của loài chim trĩ thuộc giống lopura ở rừng phòng hộ động châu, tỉnh quảng bình và đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)