CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Trực Tuyến Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp Đẩy Mạnh (Trang 36 - 63)

TRỰC TUYẾN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

2.1. Khái niệm, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.1.1. Khái niệm

Trên thế giới, quan niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi quốc gia không giống nhau, nguyên nhân là do tiêu thức dùng để phân loại quy mô của doanh nghiệp là khác nhau.

Trong bản báo cáo của SME Corp. Malaysia tại Hội nghị quốc gia về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ diễn ra vào tháng 7 năm 2013 ở Malaysia, khái niệm mới về doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được đưa ra, theo đó: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có một trong 2 điều kiện:

Đối với lĩnh vực sản xuất: Tổng doanh số bán hàng không vượt quá 50 triệu RM (Malaysia Ringgit) hoặc số lượng lao động toàn thời gian không vượt quá 200.

Đối với lĩnh vực dịch vụ và các lĩnh vực khác: Tổng doanh số bán hàng không vượt quá 20 triệu RM hoặc số lượng lao động toàn thời gian không vượt quá 75.

Cụ thể, việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa theo lĩnh vực hoạt động được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.:Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo lĩnh vực hoạt động

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Sản Xuất Doanh số từ 300000RM đến 15 triệu RM hoặc số lao động từ 5 đến 75 người

Doanh số từ 15 triệu RM đến 50 triệu RM hoặc số lao động từ 75 đến 200 người

Dịch vụ và ngành

nghề khác Doanh số từ 300000RM đến 3 triệu RM hoặc số lao động từ 5 đến 30 người

Doanh số từ 3 triệu RM đến 20 triệu RM hoặc số lao động từ 30 đến 75 người

Tại Việt Nam, Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ được nêu rõ trong Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng số nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm ( tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên ).

Bảng 2.: Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Doanh nghiệp siêu

nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động nguồn vốnTổng Số lao động nguồn Tổng

vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người

II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP Chính phủ, 2009)

2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo số liệu được Ủy ban châu Âu (EC) công bố 8/2014, hơn 20 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu chiếm 99% tổng số doanh nghiệp. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo công

ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, đóng góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.

Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng.

Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.

2.2. Các công cụ xúc tiến thương mại trực tuyến thường được sử dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam

2.2.1. Các công cụ sử dụng trong hoạt động xây dựng thương hiệu

Một chiến dịch xây dựng thương hiệu thường chú trọng vào việc tạo ấn tượng rằng thương hiệu đó gắn liền với một sản phẩm hay dịch vụ với những chất lượng hoặc đặc tính nhất định khiến sản phẩm hay dịch vụ đó trở nên độc đáo, duy nhất hoặc chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Các công cụ như xây dựng

website chính thức, thành lập các nhãn hàng, thương hiệu trực tuyến trên mạng xã hội, lồng ghép slogan vào email, banner, sử dụng các tổ chức, cá nhân, diễn giả nổi tiếng để PR trên các trang web chính thống là những cách thức các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng.

Một trong số nhiều doanh nghiệp sử dụng website để quảng bá hình ảnh là Công ty cổ phần Hồng Lam với tên miền http://honglam.vn. Nội dung trên website rất chú trọng vào việc nhấn mạnh sứ mệnh “Phụng sự xã hội bằng gói giải pháp tinh hoa quà Việt”. Khách truy cập website được nghe bài hát chính thức nói về sứ mệnh của công ty, đọc những câu chuyện về nét đẹp văn hóa, ẩm thực của con người Việt Nam, từ đó làm nổi bật triết lý kinh doanh của công ty. Tất cả những nội dung đó đã tạo nên một bản sắc riêng cho website.

Một ví dụ khác về xây dựng hình ảnh bằng công cụ trực tuyến là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Xuất nhập khẩu TVH với thương hiệu CellphoneS, thương hiệu này chú trọng trong việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh. Cụ thể, tính đến tháng 4/2015, fanpage mang tên “CellphoneS - We Love Phones” trên Facebook thu hút hơn 203.000 lượt “thích” của người dùng, nội dung được doanh nghiệp chia sẻ gồm những tin tức về cập nhật về công nghệ, điện thoại di động và các thiết bị số. Bên cạnh Facebook, mạng xã hội chia sẻ video Youtube cũng thu hút 179.000 lượt đăng ký theo dõi, những video giới thiệu về các sản phẩm công nghệ mới nhất, những video hướng dẫn người dùng sử dụng các sản phẩm, phần mềm đều được cập nhật thường xuyên trên cả hai mạng xã hội lớn.

2.2.2. Các công cụ sử dụng trong hoạt động tiếp cận, thăm dò bạn hàng, khách hàng mới

Điều quan trọng trong hoạt động này là sự đo lường phản ứng của đối tượng của mỗi hoạt động xúc tiến, điều này đòi hỏi có sự tương tác qua lại giữa doanh nghiệp và thị trường, giúp doanh nghiệp nhận ra nhu cầu, thị hiếu của khách hàng tiềm năng từ đó có những điều chỉnh hợp lý. Thực hiện hoạt động này đòi hỏi một website có tính tương tác cao, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm,

email hoặc xây dựng các cộng đồng trên mạng xã hội để tăng tương tác với khách hàng.

Khi tiến hành tìm kiếm với từ khóa “du lịch hạ long”, ba kết quả trả về đứng đầu đều là quảng cáo Google Adwords của các đơn vị: văn phòng Bhaya Việt Nam, công ty TNHH Hotdeal, công ty TNHH Du Lịch Hoàng Việt; hai kết quả còn lại do hoạt động SEO của công ty TNHH thương mại và du lịch Ciao Asia và công ty Du lịch Khát Vọng Việt. Các kết quả này đều dẫn về trang đích giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp.

Hình 2.: Ví dụ về doanh nghiệp sử dụng công cụ tìm kiếm để tiếp cận khách hàng

(Nguồn:Trang tìm kiếm Google Search, 2015)

2.2.3. Các công cụ sử dụng trong hoạt động bán hàng

Đây là hoạt động trực tiếp đem lại doanh thu, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp, vì vậy thường chiếm ngân sách lớn nhất trong tổng số chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại. Đây cũng là hoạt động có thể áp dụng nhiều công cụ nhất từ website trưng bày sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại thông qua banner, email, đăng tải thông tin trên mạng xã hội, gửi tin nhắn SMS brandname, đến sử

dụng công cụ tìm kiếm để phán đoán hành vi tìm kiếm của khách hàng và chuyển đổi việc tìm kiếm đó thành đơn hàng.

Rất nhiều website thương mại điện tử có tích hợp giỏ hàng đang được các doanh nghiệp triển khai để thực hiện hoạt động bán hàng trực tuyến của mình như http://didongthongminh.vn của công ty Cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh, http://mydeal.vn của công ty TNHH Mydeal Việt Nam…Các website này đều có chức năng xem hàng, so sánh, thêm vào giỏ hàng, thanh toán trực tuyến và chăm sóc khách hàng trực tuyến, tạo ra thuận lợi nhất dành cho khách mua hàng.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng banner như một cách xúc tiến bán hàng hiệu quả. Hình bên dưới là một banner được Công ty Cổ Phần Dược Phẩm ECO đặt trên website http://vnexpress.net để giới thiệu về sản phẩm giảm cân nổi tiếng LIC.

Hình 2.: Ví dụ về việc sử dụng banner trong xúc tiến thương mại trực tuyến

(Nguồn: Báo điện tử Vnexpress.net, 2015)

2.2.4. Các công cụ sử dụng trong hoạt động chăm sóc, hỗ trợ giải đáp khách hàng

Cho dù chưa hay đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng có thể có những thắc mắc, câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp. Làm tốt hoạt động này cũng là một cách để hiểu người tiêu dùng hơn của doanh nghiệp. Các

công cụ doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng bao gồm hỗ trợ trực tiếp trên website thông qua chuyên mục các câu hỏi thường gặp, gửi email phản hồi tới khách hàng, gửi tin nhắn thương hiệu hoặc thành lập nhóm, cộng đồng trên mạng xã hội giải đáp trực tuyến.

Rất nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng email và tin nhắn thương hiệu như những công cụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Đầu năm 2015, VCCloud thuộc Công ty Cổ phần VCCorp tiến hành tặng người dùng sử dụng miễn phí 2 tháng với dịch vụ VPS (Virtual Private Server), sau khi người dùng đăng ký, ngay lập tức một email được gửi đến địa chỉ của người đăng ký, cùng với đó là tin nhắn hiển thị bởi tên người gửi là “VCCloud” được gửi đến số điện thoại người dùng đã đăng ký.

Hình 2.: Ví dụ về sử dụng tin nhắn thương hiệu trong chăm sóc khách hàng

(Nguồn: Công ty Cổ phần VCCorp,2015)

2.3. Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Tại Việt Nam, Thương mại điện tử nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các công cụ trực tuyến nói riêng mới thực sự được triển khai trong khoảng mười năm trở lại đây. Cụ thể, trong bản “Kế hoạch phát triển tổng thể

thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010” được phê duyệt theo Quyết định 222/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ mục tiêu: 60% các doanh nghiệp lớn bao gồm tập đoàn kinh tế, hệ thống tổng công ty phải ứng dụng thương mại điện tử; 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải ứng dụng thương mại điện tử theo các hình thức B2B, B2C. Tuy nhiên chỉ năm năm trở lại đây, các thiết bị điện tử và mạng viễn thông phát triển với tốc độ rất cao, tạo điều kiện cần cho việc bùng nổ thương mại điện tử cũng như hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến. Cụ thể, theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), tính đến tháng 11/2014, số người dùng Internet ở Việt Nam là trên 34 triệu người, chiếm 36% dân số, 80% trong số đó truy cập hàng ngày với thời gian trung bình từ 1-1,5 giờ, 36% trong số 900 người tham gia khảo sát sử dụng Internet 3-5 giờ ; cùng với đó là hơn 134 triệu thuê bao di động đang hoạt động khai thác hệ thống mạng viễn thông.

Trước thực trạng sử dụng hệ thống mạng và tài nguyên Internet như vậy, các doanh nghiệp cũng nỗ lực đẩy mạnh quá trình đưa các thiết bị điện tử, công nghệ cao vào áp dụng tại công ty. Trong một cuộc khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2014) tại 3.538 doanh nghiệp Việt Nam (gồm 9% doanh nghiệp lớn, 91% doanh nghiệp vừa và nhỏ), 98% doanh nghiệp có máy tính để bàn và máy tính xách tay, 45% doanh nghiệp có máy tính bảng. Cũng theo cuộc điều tra này, chi phí đầu tư cho phần cứng của các doanh nghiệp là 43%, phần mềm là 23% và đào tạo nhân sự công nghệ thông tin là 18%.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do sự hạn hẹp về nguồn vốn, nên việc triển khai xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng vẫn còn sự hạn chế, chọn lọc. Cụ thể, trong số những công cụ trực tuyến áp dụng vào xúc tiến thương mại, truyền hình và đài phát thanh rất ít khi được các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng do chi phí cao. Theo Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam (2015) chi phí cho 30 giây xuất hiện trên truyền hình từ 20.000.000 vnd - 400.000.000 vnd, tùy thuộc vào kênh và khung giờ phát sóng. Thay vào đó, các hình thức như website, thư điện tử, banner, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, tin nhắn thương hiệu được ứng dụng và phát triển mạnh.

Website là công cụ trực tuyến cơ bản và phổ biến nhất được các doanh nghiệp sử dụng trong việc truyền tải thông tin, giao tiếp với khách hàng.

2.3.1.1. Số lượng website của doanh nghiệp

Theo kết quả từ cuộc khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2014), khảo sát 3.538 doanh nghiệp (trong đó có 91% là doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì 45% doanh nghiệp có sở hữu website riêng, lĩnh vực có tỷ lệ sở hữu website cao nhất là công nghệ thông tin và truyền thông (69%).

Biểu đồ 2.: Tình hình sở hữu website của doanh nghiệp qua các năm

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, 2014)

Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu website tăng dần trong 4 năm trở lại đây từ 30% lên 45%, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp sẽ xây dựng website trong năm tới thường ổn định ở mức 10% số lượng khảo sát.

Về số lượng website theo lĩnh vực hoạt động, cũng theo kết quả của cuộc khảo sát trên, nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh cực công nghệ thông tin, truyền thông có tỷ lệ các doanh nghiệp sở hữu website lớn nhất (69%), đứng thứ hai là lĩnh vực du lịch, ăn uống với 64% doanh nghiệp có website, thấp nhất trong số các lĩnh vực hoạt động đó là xây dựng khi chỉ có 22% các doanh nghiệp xây dựng sở hữu website. Đây là một hiện tượng hợp lý khi mà nhóm ngành công nghệ thông tin, truyền thông hay dịch vụ, ăn uống hướng tới đối tượng giới trẻ, ưu thích sử dụng các công cụ trực tuyến. Trong khi đó, xây dựng là ngành có sản phẩm đặc thù,

Một phần của tài liệu Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Trực Tuyến Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp Đẩy Mạnh (Trang 36 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w