CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Sự Biến Động Của Giá Dầu Thế Giới Năm 2014 Và Những Tác Động Đến Nền Kinh Tế Việt Nam (Trang 32 - 48)

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

2.1. Tác động vi mô

2.1.1. Ngành dầu khí

Theo dữ liệu của BP năm 2013, Việt Nam có trữ lượng dầu thô được chứng minh khoảng 4,4 tỷ thùng – tương đương 0,3% trữ lượng dầu thô của thế giới, đứng thứ 2 Đông Á chỉ sau Trung Quốc với 12 tỷ thùng (hình 1.1, trang 5). Việt Nam có tỷ lệ trữ lượng dầu trên sản lượng R/P (Reserves-to-Production) cao nhất trong số các nước ASEAN và trong Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trữ lượng khí tự nhiên chứng minh của Việt Nam đạt chỉ 0.6 nghìn tỷ mét khối, đứng sau Indonesia và Malaysia. Các bể dầu của Việt Nam chủ yếu nằm ở phía nam Việt Nam với trầm tích, địa hình phức tạp (hình 2.1).

Hình 2.1. Các bể dầu khí Việt Nam

Nguồn: VPBS (2014)

Việt Nam có 7 loại dầu thô được sản xuất từ các mỏ dầu khác nhau: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, BungaKekwa/Cái Nước và Sư Tử Đen. Chúng đều có chất lượng tốt, cao hơn so với tiêu chuẩn Brent trên thị trường thế giới. Dầu thô của Việt Nam chủ yếu là loại ngọt nhẹ, với

mật độ 380 đến 402 tỷ trọng API và hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,03- 0,09%), bán được với giá cao trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, dầu thô Việt sản xuất gần đây bị giảm giá trị do chứa hàm lượng thủy ngân cao. Khí đốt tự nhiên tại Việt Nam hiện đang được khai thác từ 20 mỏ trong ba bể trầm tích phía nam Việt Nam (VPBS, 2014).

Ngành khai thác dầu khí của Việt Nam có tiềm năng đáng kể. Kể từ năm 1987 – lần đầu tiên Việt Nam bán dầu thô ra thị trường quốc tế, ngành dầu khí đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cho đến nay, đóng góp không nhỏ cho GDP (khoảng 30% GDP); đóng góp cho ngân sách quốc gia 98,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2014. Vì thế mà những biến động về giá dầu trên thế giới trong năm vừa qua đã làm dấy lên những lo ngại về ngành dầu khí nội địa, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

2.1.1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô và xăng dầu thành phẩm

Năm 2014 là một năm có nhiều biến động về giá dầu, từ sự ổn định của giá dầu trong 6 tháng đầu năm và lao dốc liên tục trong 6 tháng cuối năm. Trước tình hình đó, giá dầu xuất khẩu của Việt Nam cũng sụt giảm theo đà giảm của giá dầu thế giới. Do có chất lượng tương đương Brent nên giá dầu thô Việt Nam xuất khẩu cũng khá tương đồng với giá dầu FOB Brent (đồ thị 2.1).

Đồ thị 2.1. Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2014 – 2015.

Nguồn: Tổng Cục Hải quan.  Hoạt động xuất khẩu dầu thô

Do được bù trừ từ sự ổn định của giá dầu trong nửa đầu năm và các hợp đồng kỳ hạn được ký kết từ trước, giá trung bình năm của mỗi thùng dầu là 108,78 USD. Bộ kế hoạch đầu tư cũng cho biết chi phí khai thác mỗi thùng dầu thô Việt Nam hiện nay từ khoảng 30 – 70 USD. Con số này gần sát với báo cáo của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC) công bố ngày 9/12 khi cho hay điểm hoàn vốn của PVN là khoảng 50 USD/thùng, so với mức 65 - 75 USD một thùng của các đối tác (Phương Linh, 2014). Như vậy,

nếu lấy chi phí trung bình khoảng 50 USD/thùng, thì các DN khai thác dầu khí lãi khoảng 4 tỷ USD. Tất nhiên đây chỉ là một con số mang tính ước lượng vì trong quá trình sản xuất và vận chuyển dầu còn rất nhiều chi phí phát sinh không kể phân chia lãi cho các đối tác.

Trái với nỗi lo lắng của nhiều chuyên gia về thâm hụt ngân sách do giá dầu giảm mạnh, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 ước tính đạt 814,1 nghìn tỷ đồng bằng 104% dự toán năm, trong đó nguồn thu từ dầu thô là 98,1 nghìn tỷ (khoảng 4,6 tỷ USD), bằng 115,2%. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam trong báo cáo sơ bộ tháng 12/2014, lượng xuất khẩu dầu thô cả năm là 9,3 triệu tấn, tăng 10,5%, trong khi kinh ngạch xuất khẩu đạt 7,23 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 30/12/2014, tổng sản lượng khai thác quy dầu của tổng công ty dầu khí Việt Nam PVN đạt 27,6 triệu tấn, bằng 107,3% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác dầu đạt 17,39 triệu tấn, bằng 107,3% kế hoạch năm, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 745,5 nghìn tỷ đồng, bằng 111,8% kế hoạch năm. Tổng doanh thu hợp nhất Tập đoàn đạt 370,0 nghìn tỷ đồng, bằng 104,8% kế hoạch năm. Năm 2014, PVN đã nộp ngân sách Nhà nước đạt 178,1 nghìn tỷ đồng, vượt 37,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,77 tỷ USD) so với kế hoạch (Bộ Công Thương, 2014).

Nhìn chung, sự suy yếu của giá dầu năm 2014 không ảnh hưởng nhiều tới sản lượng và lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong năm vừa qua. Nguồn thu ngân sách của dầu thô cũng vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, trước sự tụt giảm giá dầu thế giới năm 2015 hiện nay xuống mức ngoài 50 USD/thùng, chỉ bằng ½ so với giá 100 USD/thùng là cơ sở để xây dựng nguồn thu. Điều đó dẫn đến lo ngại lớn hơn về thâm hụt ngân sách năm 2015. Người phát ngôn của Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho hay, cứ mỗi USD giá dầu giảm, thu ngân sách nguy cơ hụt khoảng 1.000 tỷ đồng.

Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại là nước nhập khẩu xăng dầu và khí đốt hóa lỏng để đáp ứng tới 70% nhu cầu nhiên liệu nội địa. Điều này có nghĩa là công nghiệp lọc, hóa dầu nước ta chỉ phục vụ được khoảng 30% nhu cầu nội địa. Tính đến hết năm 2014, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 8,62 triệu tấn, tăng 17,1% với trị giá 7,67 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2013. Nguồn nhập khẩu chủ yếu đến từ các nước Singapore, Trung Quốc, Đài Loan… Điều này thể hiện sự yếu kém về năng lực sản xuất của các công ty lọc, hóa dầu nội địa. Các sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam chủ yếu được sản xuất ở nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sự tăng trưởng về cả lượng và giá trị so với mức tăng trưởng -19,9% và -22% tương ứng của năm 2013 cho thấy kinh tế Việt Nam có nhiều biến chuyển tích cực. Ngành sản xuất đang tăng trưởng tốt, nên nhu cầu về nhiên liệu tăng so với năm trước, nhu cầu của người dân về năng lượng cũng tăng do giá xăng và gas giảm, kích thích tiêu dùng.

Đối với khí hóa lỏng, tính đến hết năm 2014, cả nước nhập khẩu 933 nghìn tấn với trị giá là 782 triệu USD, tăng 33,8% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với năm trước.

2.1.1.2. Thị trường xăng dầu nội địa

Diễn biến giá xăng dầu năm 2014 như một bản nhạc trầm bổng, nhiều biến động với những nốt thăng vào cuối năm cho nền kinh tế Việt. Giá xăng RON 92 thay đổi tổng cộng 17 lần trong năm 2014 với 12 lần giảm và 5 lần tăng, đánh dấu mức thay đổi kỷ lục của mặt hàng này trong một năm. Giá xăng tăng mạnh vào những tháng đầu năm với đỉnh điểm được thiết lập vào ngày 7/7 khi giá xăng RON 92 đạt mức 25.640 đồng/lít, thiết lập kỷ lục cao nhất trong lịch sử của mặt hàng này. Kể từ đó, giá xăng giảm liên tục dưới áp lực giảm sâu của giá dầu thế giới, bắt đầu giảm mạnh kể từ đầu quý IV (đồ thị 2.2). Trong lần điều chỉnh giá cuối cùng 22/12/2014, giá xăng RON 92 rơi xuống mức thấp nhất năm là 17.880 đồng/ lít, giảm 7.760 đồng/ lít so với tháng 7, tương đương 30,3%. Lần giảm giá vào ngày 6/12 năm 2014 là lần đầu tiên giá xăng xuống dưới 20.000 đồng/lít kể từ năm 2011 (đồ thị 2.2). Ngoài giá xăng giảm liên tiếp, giá dầu hỏa, dầu diesel, dầu

mazut cũng theo đà giảm, cụ thể dầu diesel giảm 19 lần giảm (6.740 đồng/lít); dầu hỏa có 17 lần giảm (5.940 đồng/lít); dầu mazut có 17 lần giảm (khoảng 5.980 đồng/kg) (Công Việt, 2015).

Đồ thị 2.2. Diễn biến giá xăng RON 92 năm 2011 – 2014 (nghìn đồng).

Nguồn: Kỳ Duyên (2014).

Sang năm 2015, giá xăng RON 92 của Petrolimex thậm chí còn giảm xuống mức 15.670 đồng tại vùng 1 vào chu kỳ 21/1 – 5/2/2015. Ngày 13/4/2015, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có công văn gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, trong đó giá xăng A92 không được cao hơn 17.286 đồng/lít, dầu diesel là 15.883 đồng/lít. Mức giá này vẫn thấp hơn cả giá thấp nhất hồi cuối tháng 12 năm ngoái. Trong lần điều chỉnh ngày 5/5 vừa qua, giá xăng RON 92 bất ngờ được điều chỉnh tăng gần 2000 đồng/lít lên 19.236 đồng/lít, giá dầu vẫn được giữ nguyên. Mức chi quỹ BOG cho xăng khoáng tăng lên mức 1.437 đồng/lít, dầu diesel là 322 đồng/lít.

 Ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Giá xăng dầu giảm mạnh trong năm vừa qua có lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp, nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xăng dầu. Theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán, tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex bị lỗ 9 tỷ đồng trong khi lợi nhuận năm 2013 là 1578,9 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ Petrolimex, báo cáo đã kiểm

toán xác định, năm 2014 công ty mẹ lãi ròng hơn 58,5 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế năm 2014 đã giảm tới 91,8% (Minh Tâm, 2015). Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vào những tháng cuối năm 2014. Không chỉ các đầu mối lớn mà nhiều đại lý nhỏ, lẻ cũng chịu mức thiệt hại vài trăm triệu đồng vì giá xăng giảm mạnh và liên tục trong nhiều tháng qua, một số khác thì hầu như không có lãi.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ hàng tỷ đồng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Thứ nhất, giá xăng dầu thế giới biến động đặc biệt bất thường với xu hướng giảm sâu, liên tục trong một thời gian ngắn, tốc độ quá nhanh, đột ngột – đây là nguyên nhân chính. Theo số liệu thống kê của Petrolimex, trong quý IV/2014, giá xăng dầu sản phẩm đã giảm 50 – 60% tuỳ từng mặt hàng so với thời điểm giá cao trong 9 tháng đầu năm 2014. Thực tế này dẫn đến việc doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có khi vừa nhập khẩu xăng dầu về, chưa bán đã lỗ. Mua giá cao trong điều kiện thị trường đang trên đà giảm giá thì rất khó bán, dẫn tới việc càng để lâu, càng lỗ nhiều.

Thứ hai, Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2014 quy định: Các thương nhân đầu mối tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tồn trữ lưu thông tối thiểu 30 ngày với việc điều hành giá bán trong nước theo công thức tính giá cơ sở bình quân 15 ngày sát với thời điểm điều hành giá của Liên Bộ Công Thương – Tài chính thay cho công thức tính giá cơ sở bình quân 30 ngày như trước đây. Điều này đã tạo ra độ chênh giữa yêu cầu tồn kho xăng dầu thực tế của các thương nhân đầu mối và cơ sở điều hành giá bán của liên Bộ. Sự không đồng nhất này tác động đến cả chiều tăng và chiều giảm với mức độ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau. Nếu biên độ tăng, giảm quá lớn trong một thời gian ngắn như quý IV/2014 vừa qua sẽ tác động có tính chất trọng yếu đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đầu mối phải trữ hàng với số lượng lớn theo quy định để đảm bảo nguồn hàng cung ứng, dẫn đến việc chịu lỗ là không tránh

khỏi. Trong khi đó sức tiêu thụ của các đại lý nhỏ lẻ giảm vì họ sợ xăng tiếp tục lao dốc nên hoạt động rất cầm chừng, không dám lấy với số lượng lớn khiến lượng hàng tồn kho ở công ty đầu mối tăng lên.

 Bộ Tài chính điều chỉnh thuế suất đối với mặt hàng xăng dầu

Bảng 2.1. Thuế NK mặt hàng xăng dầu qua một số lần điều chỉnh (%).

5 tháng đầu 2013 đầu 2013 Đến tháng 11/2014 5/12/14 6/1/15 21/1/15 13/4/15 Xăng RON 92 12% 18% 27% 35% 40% 20% Dầu Diesel 10% 14% 23% 30% 35% 20% Dầu Mazut 12% 15% 24% 35% 40% 25%

Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng Cục Hải quan.

Do giá xăng dầu biến động mạnh nên Bộ tài chính cũng đã nhiều lần điều chỉnh tăng thuế suất để tăng nguồn thu thuế từ xăng dầu. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày 5/12, Bộ này đã tăng thuế nhập khẩu xăng dầu đến 3 lần (bảng 2.1). Đến 21/1 năm 2015, thuế xăng dầu được điều chỉnh tăng kịch khung thuế xuất khẩu là 40% do Quốc hội quy định và cam kết với WTO. Riêng dầu diesel thuế suất tăng từ 30% lên 35%. Lần điều chỉnh thuế nhập khẩu gần đây nhất là vào ngày 13/4. Mặt hàng xăng RON 92/95 và dầu hỏa giảm từ 35% xuống mức 20%; dầu diesel giảm từ 30% xuống 20%; dầu mazut giảm từ 35% xuống 25%; nhiên liệu bay giảm từ 25% xuống 10%. Bù lại, thuế môi trường đánh vào mặt hàng này lại tăng gấp 3 lần. Giá xăng dầu hiện nay phải cõng khoảng 8.000 đồng tiền thuế.

2.1.2. Ngành vận tải

Giá xăng dầu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải vì chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40% tổng chi phí. Dù giá xăng giảm tổng cộng 12 lần (giảm hơn 8.000 đồng so với hồi tháng 7) trong năm 2014, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không giảm giá cước phù hợp. Công ty vận tải cơ hội, người dân thì bất bình, các doanh nghiệp cũng “kêu trời” vì cước vận tải hàng hóa không giảm. Trong quý III, giá xăng RON 92 đã giảm 10,3%, giảm sâu 22,3% vào quý IV.

Trước sức ép giá xăng dầu giảm mạnh đến 30% giá bán so với thời điểm giá xăng cao nhất của năm, ngày 23/12, Bộ Giao thông Vận tải đã có công điện cho các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đề nghị kiểm tra kê khai, niêm yết giá cước, thực hiện giảm giá cước phù hợp với giá nhiên liệu đang giảm mạnh trên thị trường (Viết Long, 2014). Ngày 21/01/2015, Bộ Tài chính (2015) có Công văn số 931/BTC-QLG gửi Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường quản lý giá cước vận tải bằng xe ô tô, yêu cầu kiểm tra, rà soát, phạt vi phạm các đơn vị vận tải không kê khai giảm giá cước. Trong chuyến đi thị sát đầu xuân 2015, bộ trưởng bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng kêu gọi “tẩy chay” các hãng xe không giảm giá cước.

Một số hãng vận tải hàng hóa bao biện rằng: do không được chở quá khổ, quá tải như trước nên dù giá xăng giảm thì cũng không giảm giá cước được. Vào thời điểm cận Tết nguyên đán, giá xăng RON 92 đã giảm đến 10.000 đồng so với giá đỉnh điểm của năm nhưng các nhà xe vẫn không giảm giá cước. Theo các doanh nghiệp vận tải thì rất khó để giảm giá vé trong thời điểm Tết vì cước vận tải được phép tăng 20% - 60% trong dịp Tết, một phần do các chi phí tiền lương tăng trong dịp Tết để giữ chân lái xe.

Có 2 nguyên nhân lý giải cho sự chần chừ không giảm giá của doanh nghiệp. Thứ nhất là bản thân doanh nghiệp, mục tiêu tối cao là tối đa hóa lợi nhuận. Thứ hai là 4 yếu tố tác động đến quyết định giảm giá của doanh nghiệp đều yếu: lỏng về mặt pháp lý, thiếu cạnh tranh, nhẹ về dư luận và hiệp hội ngành chưa thực sự vào cuộc. Giá cước vận tải là yếu tố cơ bản

Một phần của tài liệu Sự Biến Động Của Giá Dầu Thế Giới Năm 2014 Và Những Tác Động Đến Nền Kinh Tế Việt Nam (Trang 32 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w