CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG XẤU CỦA GIÁ DẦU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Sự Biến Động Của Giá Dầu Thế Giới Năm 2014 Và Những Tác Động Đến Nền Kinh Tế Việt Nam (Trang 48 - 71)

CỦA GIÁ DẦU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

Năm 2014 là năm của giá dầu. Chủ đề dầu thô đã làm tốn rất nhiều giấy mực của báo chí thế giới. Giá dầu giảm sâu đột ngột, thách thức mọi dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Giá dầu năm 2014 không đi theo quy luật thông thường, giá giảm do thế giới “ngập trong dầu”, lặp lại lịch sử của những năm 80. Trong 6 tháng đầu năm, giá dầu chỉ xoay quanh giá 110 USD/thùng. Kể từ đó, giá dầu giảm nhanh và liên tục, nó chỉ chịu dừng lại vào tháng 1/2015 khi giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Giá dầu trung bình tháng 1 là 47,76 USD/thùng, giảm 60% trong 7 tháng. Trung bình mỗi tháng dầu thô mất giá 7%. Chưa bao giờ dầu rẻ đến thế kể từ suy thoái kinh tế 2008.

Nó là thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhưng là một cơ hội cho các nước nhập khẩu dầu thô. Mặc dù, xét trên tổng thể, nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh hơn nhờ giá dầu. Giá dầu thấp như hiện nay có ý nghĩa như một gói kích cầu cho nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các quốc gia thoát khỏi suy thoái kinh tế, lạm phát cao. Theo dự báo gần đây nhất của IMF, kinh tế thế giới có thể tăng trưởng thêm 0,3 – 0,7 điểm % do giá dầu (Phúc Minh, 2015).

Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu dầu thô đồng thời với nhập khẩu xăng dầu thành phẩm phục vụ 70% nhu cầu nội địa. Chính vì vậy, giá dầu giảm sâu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam từ cả 2 phía: tích cực và tiêu cực. Kinh ngạch nhập khẩu xăng dầu thành phẩm là 7,67 tỷ đô-la, cao hơn kinh ngạch xuất khẩu dầu thô, gợi ý rằng nếu giá thấp thì nền kinh tế Việt được nhiều hơn mất.

3.1. Dự báo giá dầu thế giới năm 2015. Cơ hội và thách thức

Dự báo là một công tác quan trọng trong quá trình hoạch định các phương án đối phó với diễn biến bất thường của giá dầu. Trong cuộc họp cuối tháng 1, Thủ tướng Chính phủ và các bộ cũng đã đưa ra 3 kịch bản giá

dầu 40, 50 và 60 USD, trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp đối phó cho từng kịch bản.

3.1.1. Diễn biến giá dầu thế giới trong những tháng vừa qua

Đồ thị 3.1. Giá dầu thế giới năm 2014 đến nay (đô-la Mỹ/thùng).

Nguồn số liệu: EIA (2015a).

Tiếp nối năm 2014, giá dầu trong quý I/2015 đang có dấu hiệu hồi phục kể từ mức giảm kỷ lục giữa tháng 1. Giá dầu thô Brent Biển Bắc trung bình trong tháng 1 là 48 USD/thùng, mức giá thấp nhất kể từ 2007, giảm 12 USD kể từ tháng trước. Chính sức tăng trưởng dầu thô thế giới ổn định duy trì trong thời gian dài trong khi cầu yếu làm dữ trữ dầu thô thế giới tăng và giảm giá dầu.

Sang tháng 2, giá dầu Brent tăng 10 USD/thùng so với tháng 1, đạt 58 USD/ thùng. Đây là lần tăng giá dầu trung bình tháng đầu tiên kể từ tháng 6/2014. Giá dầu có dấu hiệu hồi phục. Số lượng dàn khoan ở Mỹ giảm xuống còn 1019 dàn vào ngày 20/2 theo số liệu của Baker Hughes, giảm 40% so với năm 2010. Các tập đoàn dầu khí lớn cũng cắt giảm các khoản đầu tư. Trong khi đó, giá dầu thô WTI chỉ đạt 51 USD/thùng, tăng 3 USD so với tháng 1. Mức tăng thấp hơn dầu Brent này là do phản ứng trước việc dự trữ dầu thô thương mại Mỹ tăng lên mức 444 triệu thùng, lớn hơn 50 triệu thùng kể từ cuối năm 2014. Mức tăng kỷ lục này gây áp lực lên giá dầu giao ngay cũng như giá dầu kỳ hạn tháng 2.

Trong tháng 3 vừa qua, giá dầu thô Brent Biển Bắc giảm 2 USD/thùng so với tháng trước. Ngày 26/3, Ả Rập Saudi và liên minh thân cận như UAE, Kuwait, Bahrain, Qatar tiến hành cuộc không kích vào Yemen nhằm tiêu diệt lực lượng nổi dậy ở Yemen. Cuộc chiến tại tâm điểm giá dầu khiến giá dầu thế giới tăng nhẹ vào cuối tháng 3.

Kết thúc quý I/2015, giá dầu trung bình là 51,6 USD/thùng, trong khi ở quý trước con số này là 74,6 USD/thùng. Giá dầu tương đối ổn định giữa tháng 3 đến tháng 4 tuy nhiên cầu lại tăng cao hơn dự kiến một phần do giá

dầu thấp và thời tiết giá lạnh. Cung vẫn tiếp tục tăng do OPEC duy trì mục tiêu về thị phần thay vì mục tiêu về giá kể từ phiên họp cuối tháng 11. Sản lượng Mỹ tăng gần 1 triệu thùng/ngày so với cách đây 1 năm, dù số giàn khoan giảm đến một nửa.

Thế giới chứng kiến giá dầu thế giới tăng liên tục trong tháng 4 vừa qua. Giá dầu Brent giao ngay là 62,96 USD/thùng vào phiên giao dịch ngày 24, cao nhất năm 2015 tính đến thời điểm đó. Tính cả tháng 4, giá dầu trung bình là 60 USD/thùng, cao nhất kể từ đầu năm 2015. Nguyên nhân được cho là nhu cầu dầu thô có dấu hiệu gia tăng, kỳ vọng sản lượng dầu đá phiến Mỹ giảm trong các tháng tới và rủi ro địa – chính trị có thể gây ảnh hưởng đến nguồn cung ở Trung Đông. Dầu tiếp tục giữ giá trên 60 USD/thùng vào tháng 5.

3.1.2. Kết quả của cuộc chiến giá dầu

Trong “đại chiến giá dầu” lần này, giá dầu phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng của Ả Rập Saudi và Mỹ – 2 đại gia dầu thô hiện nay. Rất có thể, người Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến lần này khi giá dầu giảm xuống mức dưới chi phí cận biên (MC) của hoạt động khai thác dầu đá phiến. Lợi thế đang thuộc về các Sheik. Ước tính chi phí để khai thác thêm 1 thùng dầu của vịnh Ba Tư là khoảng 10 – 20 USD/thùng, tương đương với dầu đá phiến Mỹ, nhưng chi phí thăm dò và khoan dàn khoan mới của nguồn dầu đá phiến cao hơn rất nhiều, trữ lượng mỏ đá phiến không cao. Nhưng dù kết quả là như thế nào thì vị thế của OPEC trên thị trường dầu thô thế giới cũng không còn được như trước. Ngay khi cung dầu giảm kéo giá phục hồi, các nguồn dầu thô phi truyền thống sẽ cạnh tranh trở lại với nguồn dầu thô truyền thống của OPEC. OPEC sẽ không còn khả năng lũng đoạn thị trường dầu thế giới.

 Người Mỹ – kẻ thách thức mới nổi

Theo số liệu mới nhất từ Baker Hughes thống kê ngày 1/5 vừa qua, số lượng giàn khoan ở Mỹ là 905, giảm 51,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong các tháng 2 và 3, số giàn khoan giảm lần lượt là 335 và 238 thùng. Sản lượng trung bình của Mỹ đang có dấu hiệu sụt giảm. Giá dầu giảm thực

sự đã đánh vào ngành khai thác dầu thô Mỹ. Trong báo cáo hàng tháng công bố vào tháng 4, OPEC cũng nhận định sản lượng dầu Hoa Kỳ khai thác sẽ giảm bắt đầu vào nửa cuối năm 2015.

Điểm yếu của fracking – kỹ thuật khai thác dầu từ đá phiến, đó chính là vòng đời của các giếng dầu. Với các giếng dầu truyền thống, mặc dù chi phí khoan dầu có thể cao hơn nhiều do nhiều mỏ dầu nằm ở vị trí rất hiểm trở nhưng chúng có vòng đời rất dài, bất kể là giếng dầu ở Trung Đông, vịnh Mexico hay Biển Bắc. Đặc biệt, lượng sản xuất mỗi năm chỉ giảm từ 2 đến 5% trong khi 1 giếng dầu có thể vận hành trong khoảng 20 năm. Các giếng dầu đá phiến có trữ lượng và tuổi thọ ngắn hơn nhiều. Một giếng dầu ở vùng Bakken nằm giữa Montana và Bắc Dakota bắt đầu khai thác 1000 thùng/ngày sẽ giảm xuống còn 280 thùng/ngày vào đầu năm thứ hai, hao hụt đến 72%; đến năm tiếp theo thì trữ lượng giảm hơn một nửa, sản lượng chỉ còn nhỏ giọt (Tully, S, 2015). Để duy trì sản lượng, họ phải đầu tư khoan các giếng dầu mới liên tục mỗi năm. Tuy nhiên, với giá dầu thấp như hiện nay thì việc đó rất tốn kém, không kể là rất khó thu hút vốn đầu tư từ thị trường. Nhiều công ty dầu khí lớn ở Mỹ đã cắt giảm đầu tư trong năm nay, số lượng giàn khoan đang hoạt động (rig count) của Mỹ giảm mạnh nên Mỹ rất khó giữ vững sản lượng 9,3 triệu thùng như hiện nay trong vài quý tới. Trong báo cáo Short – term Enery Outlook phát hành vào ngày 12/5 vừa qua, EIA (2015e) đã hạ dự báo sản lượng dầu thô trung bình Mỹ xuống 9,2 triệu thùng/ngày vào năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, tác giả cho rằng sản lượng của Mỹ sẽ sụt giảm hơn nữa.

Sẽ rất khó để cho OPEC hay các nhà sản xuất dầu truyền thống ngừng sản xuất dầu. Trong ngành khai thác dầu, chi phí cố định là chi phí thăm dò, khoan và xây dựng giếng dầu. Chi phí thay đổi là chi phí để khai thác dầu, trả lương cho công nhân và tiền điện. Họ đã đầu tư nhiều tỷ đô-la vào các dự án khai thác dầu, cho nên họ chỉ ngừng sản xuất khi giá dầu thấp hơn chi phí cận biên là chi phí phát sinh khi khai thác thêm một thùng dầu, chi phí đó khoảng 20 – 30 USD/thùng.

Tuy nhiên đây là một cơ hội cho sự phát triển của nền công nghiệp non trẻ này trên toàn thế giới. “Hãng nghiên cứu IHS nhận định chi phí của 1 dự án khai thác dầu từ đá phiến đã giảm từ 70 USD/thùng xuống chỉ còn 57 USD/thùng. Các kỹ sư đã học được cách khoan giếng nhanh hơn và khai thác được nhiều dầu hơn” (Văn Nguyễn, S.H., 2015). Những công ty có thể thích ứng tốt với “cơn bão” hiện nay sẽ có rất nhiều giếng dầu để khai thác. Hoạt động này chỉ mới bắt đầu ở vùng Niobrara của Colorado và vùng Mississippian Lime dọc biên giới giữa Oklahoma và Kansas. Dầu đá phiến không chỉ có mặt ở Mỹ mà còn ở nhiều nơi khác trên toàn thế giới, như Trung Quốc với trữ lượng khổng lồ, Nga, Canada.

 Đế chế dầu mỏ OPEC

OPEC liên tục vượt mức trần 30 triệu thùng/ngày trong năm vừa qua (bảng 1.1, trang ). Sản lượng tháng 3 là 30,79 triệu thùng/ngày, tăng 800.000 thùng so với tháng 2. Lãnh đạo OPEC và một số bộ trưởng các quốc gia thành viên đã nhiều lần tuyên bố OPEC sẽ không cắt giảm sản lượng của mình cho đến phiên họp tiếp theo vào tháng 6. OPEC có ưu thế về trữ lượng dầu thô rất lớn và chi phí khai thác thấp. Công nghệ phá vỡ thủy lực và khoan ngang để khai thác dầu đá phiến của Mỹ tỏ ra đắt đỏ và kém kinh tế hơn.

Tuy nhiên, OPEC cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ khi tiếp tục duy trì chính sách này. Đầu tiên là khoản ngân sách quốc gia bị thâm hụt do duy trì giá dầu ở mức 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động xuất khẩu dầu thô chiếm tới 60% – 70% GDP của các nước này. Thâm hụt ngân sách của các quốc gia thành viên có thể lên tới hàng trăm tỷ đô-la. Ả Rập Saudi có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nên có thể duy trì chính sách giá dầu thấp trong vài năm, nhưng với các quốc gia còn lại là điều không thể. Venezuela có nguy cơ vỡ nợ trong vòng vài năm tới. Các nước sống dựa vào dầu mỏ như Venezuela, Iran, Iraq… chịu áp lực phải tăng sản lượng để giảm thâm hụt ngân sách phục vụ cho kinh tế, chiến tranh và các chính sách khác. Nhiều quốc gia phải bán tài sản của mình đầu tư dưới dạng trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản để bù đắp thâm hụt ngân sách, làm giảm tính

thanh khoản của thị trường thế giới. Điều này cũng gây ra mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên trong liên minh.

Bản thân Ả Rập Saudi – tác giả các quyết sách của OPEC cũng đang chịu rất nhiều áp lực không chỉ ở lĩnh vực dầu thô. Người Saudi đang trải qua thời kỳ chuyển giao quyền lực khi quốc vương Abdullah đột ngột ra đời. Nước này cũng đang vướng vào cuộc chiến với lực lượng nổi dậy ở quốc gia láng giềng Yemen sau khi cầm đầu cuộc không kích vào Yemen hồi cuối tháng 3. Yemen là nơi rất trọng yếu của tuyến đường vận chuyển dầu thô thế giới, không chỉ theo đường ống mà còn trên biển.

3.1.3. Dự báo giá dầu thế giới năm 2015

Nhiều công ty tư vấn cũng như các tổ chức kinh tế lớn đã phân tích và dự báo giá dầu thế giới năm 2015 – 2016. Tuy nhiên, do sản lượng và chính sách về dầu của các quốc gia rất khó nắm bắt, dự đoán của các chuyên gia cũng rất khác nhau. Do bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các quyết định mang tính chất chính trị nên diễn biến bất ngờ của giá dầu năm 2015 – 2016 hoàn toàn có thể biến các chuyên gia thành những kẻ ngốc.

Theo một báo cáo đầy bất ngờ từ Citigroup vào tháng 2/2015, giá dầu có thể lao dốc tiếp hơn 30 USD/thùng từ các mức hiện tại và xuống tới 20 USD/thùng. Ngân hàng này cũng cho biết “sự chấm hết” của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể đã cận kề. Không thể đưa ra dự báo về mức đáy của giá dầu do tình trạng dư thừa nguồn cung. Giá dầu WTI có thể giảm sâu xuống dưới 40 USD/thùng, và có lẽ là xuống tới 20 USD/thùng trong một thời gian ngắn. Citygroup cho rằng giá dầu sẽ phục hồi vào quý IV, giá trong năm nay sẽ ở mức trung bình 54 USD một thùng.

Trong báo cáo “Short – term Energy Outlook” phát hành vào ngày 7/4, EIA dự đoán giá dầu thô thế giới năm 2015 và 2016 là 59 USD và 75 USD/thùng. Giá dầu WTI tương ứng thấp hơn 7 USD và 5 USD/thùng vào năm 2015 và 2016. IEA cũng cho rằng nếu lệnh trừng phạt Iran liên quan đến xuất khẩu dầu thô được dỡ bỏ, giá dầu dự đoán về cơ bản sẽ giảm 5 USD đến 15 USD vào năm 2016. Trong báo cáo phát hành tháng 5 vừa qua, EIA đã nâng dự báo giá dầu Brent năm 2015 lên 61 USD/thùng, giá

tăng từ trung bình 54 USD/thùng ở quý I lên 63 USD/thùng ở các quý còn lại của năm. EIA cũng đặt kỳ vọng sản lượng dầu thô Mỹ năm 2015 sẽ được duy trì là 9,2 triệu thùng/ngày, tăng 7% so với năm 2014.

Còn theo thông cáo báo chí cho báo cáo Commodity Markets Outlook tháng 4/2015, giám đốc World Bank phụ trách nhóm viễn cảnh phát triển nhận định, “Cung thặng dư và cầu bị kiềm chế do sức tăng trưởng thế giới yếu làm giá cả hàng hóa tiếp tục giảm. Sự chậm lại của các thị trường mới nổi cùng với đó là đồng Đô-la mạnh được phản ánh qua giá dầu”. Giá giảm nghĩa là lợi nhuận đối với các quốc gia xuất khẩu cũng ít hơn nhưng sẽ giúp giảm tài khoản vãng lai và thâm hụt tài chính cho các quốc gia nhập khẩu”. WB cũng giữ nguyên mức dự báo 53 USD/thùng cho năm 2015 và hồi phục nhẹ lên 57 USD một thùng vào năm 2016. Giá dầu sẽ giảm sâu trong ngắn hạn và trung hạn nếu diễn biến xảy ra đúng như kịch bản giá dầu giảm năm 85 – 86. Có nhiều điểm tương đồng giữa những diễn biến hiện nay và đợt giảm giá giữa những năm 80 trong đó có việc sản lượng của các nước phi OPEC gia tăng, OPEC thay đổi mục tiêu ngắn hạn và giá dầu ở mức tương đối cao trước 2 thời kỳ này. Báo cáo cũng tỏ ra lo ngại giá dầu sẽ tiếp tục giảm do cung cao hơn dự kiến, khi dầu của Iran được đưa trở lại thị trường theo thỏa thuận hạt nhân đạt được trong thời gian tới.

Sau khi phân tích dữ liệu của 2222 mỏ dầu trên toàn thế giới, Wood Mackenzie – công ty tư vấn hàng đầu thế giới về dầu và khai thác mỏ kết luận: “Nếu giá dầu ở mức 40 USD/thùng hoặc thấp hơn thì việc ngừng sản xuất mới đạt tới mức làm sụt giảm đáng kể nguồn cung”. Và ở giá này, chỉ

Một phần của tài liệu Sự Biến Động Của Giá Dầu Thế Giới Năm 2014 Và Những Tác Động Đến Nền Kinh Tế Việt Nam (Trang 48 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w