Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đa DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN BÔNG cỏ (gossypium arboreum l ) PHỤC vụ lập bản đồ GEN KHÁNG BỆNH XANH lùn Khóa luận tốt nghiệp (Trang 27 - 28)

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài

1.4.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của Thái Thị Lệ Hằng (2008) khi đánh giá đa dạng di truyền 20 giống bông luồi có nguồn gốc khác nhau sử dụng 15 cặp mồi SSR đã thu được 29 allen, với giá trị trung bình 2,0 allen/locus, độ tương đồng di truyền 71% các giống bông chia làm 2 nhóm chính: nhóm 1 chỉ gồm 1 giống bông L.36 và nhóm 2 gồm 19 giống bông còn lại.

Nguyễn thị Minh Nguyệt và cs. (2009) đã nghiên cứu đa dạng di truyền của 49 giống bông địa phương và nhập nội, đại diện cho 3 nhóm bông luồi (G.hirsutum

dụng 50 cặp mồi SSR để đánh giá đa dạng di truyền. Kết quả tổng số allen thu được là 128, hệ số tương đồng di truyền giữa các giống bông nằm trong khoảng 0,48-0,97 trung bình là 0,8, các cặp giống xa nhau nhất về di truyền (có hệ số tương đồng 0,48) chủ yếu là những cặp bông luồi-bông hải đảo. Đa dạng di truyền quan sát được trong nhóm các giống bông luồi cao hơn so với hai nhóm bông hải đảo và bông cỏ. Cũng trong nghiên cứu này, 49 giống bông nghiên cứu đã chia làm 3 nhóm: nhóm 1 gồm 16 giống bông hải đảo, nhóm 2 gồm 21 giống bông luồi, nhóm 3 gồm 12 giống bông cỏ. Hệ số tương đồng di truyền của nhóm 1 với 2 nhóm bông còn lại thấp, chỉ khoảng 0,59. Nhóm bông luồi và bông cỏ gần nhau về mặt di truyền hơn, với độ tương đồng di truyền khoảng 0,67. Hệ số tương đồng di truyền giữa các giống bông trong cùng nhóm phân loại khá cao, trên 0,84.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đa DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN BÔNG cỏ (gossypium arboreum l ) PHỤC vụ lập bản đồ GEN KHÁNG BỆNH XANH lùn Khóa luận tốt nghiệp (Trang 27 - 28)