KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn kết cấu hợp lý cho hệ thống cánh ngầm tàu khách vỏ composite chiều dài dưới 20m (Trang 70 - 72)

- Theo tiêu chuẩn tỉ lệ co giãn: Được thể hiện trên Hình 2

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Đề tài đã khảo sát các mẫu tàu cánh ngầm đang hoạt động trên hai tuyến đường thủy Hải Phòng – Cát Bà và Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, từ đó đưa ra mô hình tàu và mô hình hệ thống cánh tàu CN-01.

Sử dụng phần mềm Ansys Fluent, đề tài đã xác định được lực nâng và lực cản tác dụng lên hệ thống cánh, phân bố áp suất trên bề mặt cánh. Đó là cơ sở quan trọng để tính toán chính xác độ bền và độ cứng vững hệ thống cánh.

Sử dụng phần mềm Ansys Static Structural, đề tài đã xác định được ứng suất và biến dạng của hệ thống cánh theo các chiều dày khác nhau; Sau đó, kiểm tra hệ thống cánh theo các thuyết bền vật liệu composite, và lựa chọn được kết cấu hệ thống cánh phù hợp cho tàu CN-01.

Qua các kết quả trên có thể khẳng định vật liệu composite đủ bền, cứng vững để chế tạo cánh ngầm.

Kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn có thể là cơ sở định hướng cho việc chế tạo hệ thống cánh ngầm để thử nghiệm tàu cánh ngầm.

4.2. Khuyến nghị

Các tàu cánh ngầm đã khảo sát là các mẫu tàu thuộc thế hệ cũ, được nhập về từ nước ngoài sau nhiều năm sử dụng. Do đó, khi có điều kiện cần khảo sát các mẫu tàu mới hiện nay, để học hỏi và áp dụng các công nghệ mới vào chế tạo tàu cánh ngầm tại Việt Nam.

Cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của biến dạng hệ thống cánh đến lực nâng, để có lựa chọn chính xác hơn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài được đưa ra từ bài toán tĩnh, chưa tính đến rung động của hệ thống cánh khi hoạt động trong môi trường thực, nên khi chế tạo hệ thống cánh trong thực tế cần thêm hệ số an toàn khi lựa chọn kết cấu hệ thống cánh. Do đó

Ngoài ra, trong thực tế hệ thống cánh hoạt động trong môi trường động có thể gây nên ứng suất mỏi. Vì vậy cần nghiên cứu thêm về quá trình phá hủy hệ thống cánh do mỏi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Việt

1. Trần Ích Thịnh, 1994, Vật liệu composite – Cơ học và tính toán kết cấu, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

2. Trần Ích Thịnh – Ngô Như Khoa, 2007, Phương pháp phần tử hữu hạn, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Nguyễn Thọ Sáo, 2008, Động lực học chất lỏng tính toán, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh

1. Abbott Ira H., 1958, Theory Of Wing Sections, Dover Publications, New York. 2. Ansys, Ansys static structural tutorials – Release 14.

3. Berthelot Jean Marie, 1998, Composite Materials, Springer, New York.

4. Dubrovsky Victor.et al., 2007, Small Waterplane Area Ships, Backbone Publishing Company.

5. Faltins Odd M. et al., 2005, Hydrodynamics of High-Speed Vehicles, Cambrige

University.

6. Genick Bar-Meir, 2011, Basics of Fluid Mechanics, Chicago, Illinois.

7. Kaw A.K., 2006, Mechanics of Composite Materials (2nd Ed.), Taylor & Francis Group.

8. Liang Yun and Alan Bliault, 2012, High Performance Marine Vessels, Springer, New York.

9. Shenoi R.A., Wellicome J.F., 2008, Composite Materials in Maritime Structures,

Volume 1 & 2, Cambride University Press.

10. Vellinga Ray, 2009, Hydrofoils Design Build Fly, Peacock Hill Publishing. 11. Wendt John F., 2009, Computational Fluid Dynamics, Springer.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn kết cấu hợp lý cho hệ thống cánh ngầm tàu khách vỏ composite chiều dài dưới 20m (Trang 70 - 72)