Sơ lược về lịch sử hình thành chuẩn DVB-H

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ IP multicast và ứng dụng trong công nghệ MobileTV (Trang 57 - 58)

Đề án DVB bắt đầu từ 9/1993 khi các tổ chức truyền hình cá nhân và công cộng của Chân Âu thỏa thuận cùng hợp tác với nhau để tạo ra chuẩn phát sóng kỹ thuật số. Từ đó, tổ chức này đã phát triển được các chuẩn truyền hình số quốc tế cho vệ tinh, cáp, mặt đất và các thiết bị cầm tay. Trong đó, DVB-H là chuẩn mở rộng của DVB-T nhằm cung cấp các dịch vụ quảng bá cho các thiết bị cầm tay.

Việc phát triển chuẩn DVB-H (Digital Video Broadcasting to a Handheld) nhằm mục đích phân phối các chương trình truyền hình trực tiếp đến thiết bị di động cầm tay. Nó được xây dựng dựa trên chuẩn DVB-T (đã được sử dụng) để cung cấp dịch vụ cho hàng triệu STB, DVB-H nhắm đến xu hướng cung cấp các nội dung sử dụng cá nhân. Bước đầu, DVB-H đã tỏ ra có sức thu hút rất lớn, và được dự đoán là một ứng dụng rất có tiềm năng.

Phải sử dụng chuẩn DVB-H mà không là chuẩn DVB-T để cung cấp dịch vụ cho các thiết bị cầm tay? Điểm mấu chốt ở đây là thời gian sử dụng của nguồn pin cung cấp. Mặc dù DVB-T cũng cho phép việc thu sóng đạt yêu cầu, nhưng nó không hỗ trợ việc tiết kiệm nguồn pin tiêu thụ của thiết bị cầm tay.

Một đặc điểm quan trọng khác của DVB-H là khả năng thu với tốc độ bit 15Mbit/s trên một kênh 8Mhz trong vùng rộng lớn sử dụng mạng đơn tần (SFN-

45

Single Frequency Network) ở tốc độ di chuyển cao. Hơn nữa, DVB-H có khả năng tương thích tối ưu với các hệ thống và mạng DVB-T hiện tại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ IP multicast và ứng dụng trong công nghệ MobileTV (Trang 57 - 58)