Các cấu hình mạng DVB-H

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ IP multicast và ứng dụng trong công nghệ MobileTV (Trang 67 - 70)

a) Mạng DVB-H chia sẻ (chia sẻ bộ ghép kênh MPEG-2)

Mạng DVB-H chia sẻ là một mạng gồm các máy phát DVB-T phục vụ cả các thiết bị đầu cuối DVB-H và thiết bị đầu cuối DVB-T. Mạng DVB-T hiện tại phải được thiết kế đảm bảo sự thu được tín hiệu trong nhà, do đó DVB-T có thể cung cấp cường độ tín hiệu đủ lớn cho các máy cầm tay di động trong một vùng phục vụ nào đó. Sự thay đổi được yêu cầu ở máy phát chỉ là bổ sung các bit báo hiệu DVB-H và các bit mô tả tế bào (Cell ID) vào thông tin TPS của máy phát.

55

Trong mạng DVB-H chia sẻ, các kênh Mobile TV sau khi được đóng gói bởi bộ đóng gói IP (IPE) (MPE của dữ liệu IP, cắt lát thời gian và mã sửa lỗi MPE-FEC được thực hiện) sẽ chia sẻ bộ ghép kênh DVB-T với các chương trình truyền hình mặt đất khác. Các chương trình truyền hình mặt đất được mã hoá MPEG-2, trong khi đó các chương trình truyền hình di động được mã hoá MPEG-4 và đưa tới bộ IPE. Bộ ghép kênh sẽ kết hợp các chương trình này thành một dòng phát đơn và dòng tín hiệu này được phát sau khi thực hiện điều chế.

b. Mạng phân cấp DVB-H (chia sẻ với DVB-T bằng phân cấp)

Hình 3.9 Hệ thống truyền dẫn Mobile TV sử dụng DVB-H

Với DVB-H, các dịch vụ truyền hình và âm thanh được mã hoá bởi các bộ mã hoá khác nhau. Các bộ mã hoá được kết nối qua một chuyển mạch IP tới bộ đóng gói IP (IPE). IPE kết hợp tất cả các dịch vụ âm thanh và video cùng với phần mô tả dịch vụ như hướng dẫn dịch vụ điện tử (EPG), các tín hiệu thông tin dịch vụ (SI) thành các khung IP. IPE sau đó biến đổi các dòng IP thành dòng truyền tải DVB-H sử dụng đóng gói đa giao thức (MPE), thực hiện kỹ thuật cắt lát thời gian và sử dụng mã sửa lỗi MPE-FEC khi cần thiết. Đầu ra của IPE sau đó được điều chế bởi bộ điều chế COFDM với các sóng mang 4K hoặc 8K. Tiêu chuẩn DVB-T cung cấp chế độ 2K và 8K khi điều chế COFDM. Ở mạng phân cấp, bộ điều chế được phân cấp với hai dòng truyền tải DVB-H và DVB-T, đầu

56

ra của bộ điều chế là giống nhau. Tín hiệu DVB-T được điều chế như là dòng truyền tải có mức ưu tiên thấp và tín hiệu DVB-H được điều chế như là dòng truyền tải có mức ưu tiên cao. Ở mức ưu tiên cao, các sơ đồ điều chế có khả năng chống lỗi tốt hơn sẽ được sử dụng, ví dụ như QPSK; còn ở mức ưu tiên thấp, sơ đồ điều chế như 16QAM sẽ được sử dụng.

c) Mạng DVB-H dành riêng

Mạng DVB-H dành riêng được thiết kế bởi các nhà khai thác mới chưa có cơ sở hạ tầng mạng quảng bá số mặt đất.

Hình 3.10 Mạng DVB-H dành riêng

Mạng gồm một số vùng mạng đơn tần (SFN), mỗi vùng SFN được phân bổ tần số riêng. Kích thước cực đại của một vùng SFN phụ thuộc vào kích thước FFT, khoảng bảo vệ và tính chất địa lý của vùng trong mạng, bán kính điển hình có thể là vài chục km. Mỗi vùng SFN có một số máy phát được đồng bộ-GPS được hỗ trợ bởi một số bộ lặp để phủ sóng tới các khu vực nhỏ hơn. Bởi vì cường độ trường tín hiệu yêu cầu trong mạng DVB-H là tương đối cao và công suất nhiễu tổng cộng được cho phép bị giới hạn, vì vậy số lượng máy phát chính được

57

đồng bộ nên nhiều và công suất máy phát, độ cao anten nên thấp hơn so với ở mạng DVB-T truyền thống. Mạng này được gọi là mạng SFN dày đặc. Chi phí thiết kế mạng DVB-H dành riêng sẽ cao hơn so với việc chia sẻ với mạng DVB- T truyền thống, nhưng số dịch vụ trong một bộ ghép kênh sẽ nhiều hơn khoảng 10 lần so với ở mạng DVB-T.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ IP multicast và ứng dụng trong công nghệ MobileTV (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)