Dịch vụ bảo quản thuốc được quy định tại Mục VI, Chương II của Luật Dược với các nội dung về điều kiện hành nghề, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ bảo quản thuốc. Trước hết, Bảo quản thuốc là việc cất giữ an toàn các thuốc, nguyên liệu, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất. Tiêu chuẩn hành nghề dịch vụ bảo quản thuốc cũng được quy định tại Nghị định 79/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 89/2012/NĐ- CP. Về tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc, sau khi Luật Dược ra đời vẫn thực hiện theo Quyết định 2701/2001/QĐ-BYT và hiện nay đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 45/2011/TT-BYT.
2.2.5.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc tân dược
Về điều kiện Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc tân dược phải đạt tiêu chuẩn về thực hành tốt trong bảo quản thuốc. Đó là các điều kiện về nhân sự, nhà kho và trang thiết bị (địa điểm, thiết kế xây dựng, trang thiết bị, các điều kiện bảo quản kho về nhiệt độ, độ ẩm, vệ sinh, các quy trình bảo quản). Các Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc tân dược cần thực hiện nghiêm ngặt các quy trình này.
2.2.5.2. Quyền của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc tân dược
Theo quy định tại Điều 30 Luật Dược 2005, doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc tân dược có các quyền sau đây:
hợp đồng bảo quản. Doanh nghiệp đạt yêu cầu về nhân sự và trang thiết bị, kỹ thuật, kho bãi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc tân dược trong lĩnh vực bảo quản thuốc tân dược có quyền nhận bảo quản thuốc cho khách hàng.
Hai là, vận chuyển và giao thuốc tân dược cho tổ chức, cá nhân khi bên thuê dịch vụ bảo quản ủy quyền. Trong trường hợp bên thuê dịch vụ bảo quản ủy quyền cho doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiến hành vấn chuyển và giao thuốc tân dược. Trong trường hợp, doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản cần đảm bảo các yêu cầu về vận chuyển thuốc như nhân sự, trang thiết bị, phương tiện...
Ba là, được hưởng tiền thù lao làm dịch vụ bảo quản thuốc tân dược. Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc tân dược nhận được khi làm dịch vụ bảo quản thuốc cho đối tác, khách hàng.
2.2.5.3. Nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc tân dược
Bên cạnh quyền lợi, doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc tân dược cần thực hiện các nghĩa vụ sau:
Một là, bảo quản thuốc tân dược theo đúng yêu cầu bảo quản được ghi trên nhãn thuốc tân dược và hợp đồng giữa hai bên. Ngoài các quy định về bảo quản thuốc tân dược đã được đề cập trọng hợp đồng giữa hai bên, bên cung cấp dịch vụ bảo quản thuốc tân dược cần thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu bảo quản thuốc tân dược ghi trên nhãn. Nhãn thuốc tân dược được hiểu là bản viết, bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp trên bao bì thương phẩm của thuốc tân dược hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc tân dược để thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về thuốc giúp người dùng lựa chọn và sử dụng đúng thuốc và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý [14]. Đồng thời doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo quản
thuốc tân dược cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện bảo quản được tốt nhất.
Hai là, bồi thường thiệt hại gây ra do vi phạm quy định trong quá trình bảo quản và vận chuyển thuốc tân dược. Theo đó doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc tân dược phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê bảo quản nếu có sai sót dẫn đến hỏng hóc, đổ vỡ, ảnh hưởng đến chất lượng và đồng thời bồi thường cho người dùng thuốc tân dược trong trường hợp xảy ra thiệt hại cho người dùng thuốc tân dược nếu lỗi được xác định là do doanh nghiệp bảo quản thuốc tân dược trong quá trình bảo quản và vận chuyển.