Pháp luật kinh doanh thuốc tân dược tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh thuốc tân dược ở việt nam (Trang 36 - 39)

Bên cạnh Ấn Độ, Trung Quốc là một quốc gia Châu Á khác có ngành kinh doanh thuốc tân dược khá phát triển. Mặc dù, Trung Quốc được biết đến là một quốc gia có nền y học cổ truyền lớn nhất trên thế giới nhưng không vì

thế mà thuốc tân dược tại Trung Quốc không được chú trọng. Ngành sản xuất thuốc tân dược được lấy nền tảng từ sự phát triển của các loại dược phẩm đông y kết hợp với nền công nghiệp hiện đại rất phát triển của mình. Nhận thấy tiềm năng phát triển việc kinh doanh thuốc tân dược của mình, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một số chính sách pháp luật để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như [78]:

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất thuốc nhỏ lẻ sáp nhập và củng cố thành các công ty lớn có doanh thu cao;

- Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu triển khai nhằm mục đích đưa ra các sản phẩm thuốc tân dược mới;

- Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và tiêu chuẩn hóa trong sản xuất thuốc tân dược.

- Thu hút nhân tài, các công ty dược phẩm lớn của Trung Quốc đang thu hút nhiều nhà khoa học trẻ và tăng cường khả năng nghiên cứu triển khai của mình.

Ngoài ra, Trung Quốc là một quốc gia có tình trạng sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược giả, thuốc lậu nhiều nhất trên thế giới. Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc có những chính sách, chế tài xử lý nghiêm khắc với tình trạng kinh doanh lậu thuốc tân dược.

Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng pháp luật kinh doanh thuốc tân dược của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Việt Nam.

Ngành kinh doanh thuốc tân dược tại Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới có ngành dược phẩm phát triển là rất cần thiết. Ở mỗi quốc gia chúng ta lại có thể tham khảo những kinh nghiệm khác nhau. Đó là kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển

thị trường thuốc tân dược trong nước; Kinh nghiệm đầu tư cho nghiên cứu khoa học như ngành thuốc tân dược tại Pháp và Ấn Độ đã thực hiện.

Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc kinh doanh thuốc tân dược phải nhắm tới các mục tiêu sau:

- Đảm bảo thuốc có chất lượng, an toàn và hiệu quả;

- Đảm bảo thuốc được sản xuất, bảo quản, phân phối và cấp phát một cách phù hợp;

- Đảm bảo việc sản xuất và buôn bán thuốc bất hợp pháp phải được phát hiện và xử lý kịp thời, thỏa đáng;

- Đảm bảo việc quảng cáo và xúc tiến thương mại lành mạnh, trung thực và nhằm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý;

- Đảm bảo việc tiếp cận thuốc không bị cản trở bởi các quy định pháp luật bất hợp lý;

Với những mục tiêu như trên, dựa vào kinh nghiệm của các nước và hệ thống các văn bản pháp luật sẵn có của mình, Việt Nam cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh thuốc tân dược một cách toàn diện, bao quát, điều chỉnh một các toàn diện các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh thuốc tân dược. Từ đó, sẽ tạo được một môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho các đối tượng tham gia vào hoạt động kinh doanh thuốc tân dược.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH THUỐC

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh thuốc tân dược ở việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)