Tính giá thành 1kg sản phẩm

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi lợn thịt nghề nuôi và phòng trị bệnh cho lợn (Trang 27)

Tổng chi phí (đồng) Giá thành 1kg thịt lợn xuất bán (đồng/kg) =

Tổng trọng lượng lợn xuất bán (kg)

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập: Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt

- Nguồn lực: 1-2 bảng ghi thu, chi trong chăn nuôi lợn thịt, bảng phân tích. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).

- Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tính tổng các khoản thu, chi và hạch toán lỗ, lãi. Tính giá thành 1kg sản phẩm thịt lợn xuất bán.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Hạch toán lỗ, lãi và giá thành 1kg thịt lợn xuất bán.

C. Ghi nhớ:

-Hạch toán kinh tế

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

- Vị trí: Mô đun Chăn nuôi lợn thịt là một mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi và phòng trị bệnh cho lợn. Mô đun này được giảng dạy sau môn học Giải phẩu sinh lý lợn và môn học Thuốc dùng cho lợn. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Chăn nuôi lợn thịt là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành chăn nuôi lợn thịt.

II. Mục tiêu

*Kiến thức

Mô tả được những kiến thức liên quan đến chọn giống, xây dựng chuồng trại, sử dụng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn thịt.

*Kỹ năng:

- Thực hiện chọn giống lợn nuôi thịt hợp lý; lựa chọn, sử dụng, khử trùng, vệ sinh các thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu xây dựng chuồng trại nuôi lợn thịt đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thực hiện thao tác lựa chọn, sử dụng nguyên liệu thức ăn, lập khẩu phần nuôi lợn thịt phù hợp với đặc tính sinh trưởng từng giai đoạn phát triển của lợn. Tính giá thành 1kg thức ăn phối trộn.

- Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. Tính giá thành 1kg thịt lợn xuất bán.

*Thái độ:

Cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó, yêu nghề; chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài

Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 05- 1 Bài 1. Xác định giống lợn nuôi thịt Tích hợp 13,5 3,5 10 MĐ 05- 2 Bài 2. Chuồng trại trong

chăn nuôi lợn thịt Tích hợp 13 3 10 1 MĐ 05- 3 Bài 3. Xác định thức ăn cho lợn thịt Tích hợp 14 4 10 1 MĐ 05- 4

Bài 4. Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý lợn thịt

Tích

hợp 8 3 5 1 MĐ 05- 5 Bài 5. Các yếu tố ảnh Lý 0,5 0,5

Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra*

hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuyết

MĐ 05- 6 Bài 6. Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt

Tích

hợp 7 2 5 1

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1:

Bài tập 1. Đặc điểm của lợn con tốt để nuôi thịt - Nguồn lực: hình ảnh, bảng liệt kê.

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên hoàn thành bảng liệt kê các tiêu chuẩn chọn lợn nuôi thịt.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Liệt kê đầy đủ và chính xác các tiêu chuẩn chọn giống lợn nuôi thịt.

Bài tập 2: Quan sát, chọn lợn giống nuôi thịt

- Nguồn lực: 2-3 đàn lợn con chuẩn bị xuất bán nuôi thịt ở các hộ chăn nuôi, bảng liệt kê.

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát đàn lợn và điền vào bảng liệt kê.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Chọn đầy đủ và chính xác lợn giống nuôi thịt đạt tiêu chuẩn.

4.2. Bài 2:

Bài tập 1. Các yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế chuồng nuôi lợn thịt - Nguồn lực: hình ảnh, bảng trắc nghiệm.

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 20 phút/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện hình ảnh chuồng lợn và điền vào bảng trắc nghiệm.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế chuồng nuôi lợn thịt

Bài tập 2: Phân tích ưu nhược điểm một số chuồng lợn nuôi thịt ở nông hộ - Nguồn lực: 2-3 hộ chăn nuôi lợn thịt, bảng phân tích.

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên hoàn thành bảng phân tích ưu nhược điểm từng chuồng nuôi ở mỗi hộ; đề nghị biện pháp khắc phục nhược điểm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Phân tích đầy đủ các ưu nhược điểm từng chuồng lợn và kèm theo biện pháp khắc phục nhược điểm.

4.3. Bài 3:

Bài tập 1. Nhận dạng, phân loại và đánh giá nguyên liệu thức ăn nuôi lợn thịt - Nguồn lực: mẫu nguyên liệu thức ăn, bảng đánh giá.

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát và đánh giá các mẫu nguyên liệu thức ăn rồi điền vào bảng đánh giá theo nhóm giàu năng lượng, giàu đạm, giàu khoáng, giàu vitamin.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nhận dạng, phân loại và đánh giá các nguyên liệu thức ăn nuôi lợn đúng yêu cầu kỹ thuật.

Bài tập 2: Phối trộn thức ăn cho lợn thịt và tính giá thành 1kg thức ăn phối trộn - Nguồn lực: 2-3 công thức hỗn hợp thức ăn dùng cho lợn thịt; cân 2kg, 60 kg; chổi, thau, giá của từng nguyên liệu thức ăn trong công thức.

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 45 phút/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thao tác phối trộn thức ăn (mỗi nhóm 1 công thức hỗn hợp thức ăn). Sau đó tính giá thành 1kg thức ăn phối trộn theo công thức đã giới thiệu cho nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Phối trộn đúng nguyên tắc, hỗn hợp thức ăn sau trộn có màu sắc đồng nhất. Tính đúng giá thành 1kg thức ăn đã phối trộn.

4.4. Bài 4:

- Bài tập 1: Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi nhập lợn

- Nguồn lực: 1-2 hộ chuẩn bị nhập lợn nuôi thịt hoặc video clip tư liệu, bảng phân tích.

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát chủ nuôi thực hiện việc chuẩn bị chuồng nuôi và điền vào bảng nhận xét đánh giá.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: phân tích đúng các ưu nhược điểm của quá trình thực hiện chuẩn bị chuồng nuôi của hộ chăn nuôi hoặc đoạn video clip.

- Nguồn lực: 2-3 hộ nông dân nuôi lợn thịt, thước dây, bảng đánh giá. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thăm một số hộ nông dân nuôi lợn thịt, sau đó hoàn thành bảng đánh giá ưu nhược điểm của qui trình. Đo các chiều đo của lợn để ước tính khối lượng.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đánh giá ưu nhược điểm về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt. Tính đúng khối lượng lợn dựa trên các chiều đo được.

4.5. Bài 5:

- Bài tập . Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn - Nguồn lực: hình ảnh, thông tin, bảng trắc nghiệm.

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát hình ảnh và ghi nhận những thông tin về giống, thức ăn, ... rồi điền vào bảng trắc nghiệm.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng các thông tin làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt lợn.

4.6. Bài 6:

Bài tập: Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt

- Nguồn lực: 1-2 bảng ghi thu, chi trong chăn nuôi lợn thịt, bảng phân tích. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).

- Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tính tổng các khoản thu, chi và hạch toán lỗ, lãi. Tính giá thành 1kg sản phẩm thịt lợn xuất bán.

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Hạch toán lỗ, lãi và giá thành 1kg thịt lợn xuất bán.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: 5.1. Bài 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Liệt kê đầy đủ và chính xác các tiêu chuẩn chọn giống lợn nuôi thịt.

Đối chiếu với đáp án bảng câu hỏi Chọn đầy đủ và chính xác lợn giống

nuôi thịt đạt tiêu chuẩn.

Đối chiếu với đáp án bảng câu hỏi

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế chuồng nuôi lợn thịt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối chiếu với đáp án bảng câu hỏi Phân tích đầy đủ các ưu nhược điểm

từng chuồng lợn và kèm theo biện pháp khắc phục nhược điểm.

Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá các yêu cầu kỹ thuật thiết kế chuồng lợn thịt

5.3. Bài 3:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Nhận dạng, phân loại và đánh giá các nguyên liệu thức ăn nuôi lợn đúng yêu cầu kỹ thuật

Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đối với các nguyên liệu thức ăn Phối trộn đúng nguyên tắc, hỗn hợp

thức ăn sau trộn có màu sắc đồng nhất..

Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng phối trộn thức ăn

Tính đúng giá thành 1kg thức ăn đã phối trộn

Đối chiếu với đáp án

5.4. Bài 4:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

phân tích đúng các ưu nhược điểm của quá trình thực hiện chuẩn bị chuồng nuôi của hộ chăn nuôi hoặc đoạn video clip.

Đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật trong việc chuẩn bị chuồng nuôi lợn thịt

Đánh giá ưu nhược điểm về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt.

Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá các yêu cầu kỹ thuật trong nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt

Tính đúng khối lượng lợn dựa trên các chiều đo được.

Đối chiếu với đáp án

5.5. Bài 5:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng các thông tin làm ảnh hưởng đến năng suất và chất

Đối chiếu với các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

lượng thịt lợn.

5.6. Bài 6:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Hạch toán lỗ, lãi Đối chiếu với đáp án

Giá thành 1kg thịt lợn xuất bán. Đối chiếu đáp án

Tài liệu tham khảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[1]. Trần Kim Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Phùng Thị Vận, Phạm Thị Kim Dung, Đoàn Khắc Húc, Nguyễn Thị Rật, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thanh Giang, Trịnh Thúy Mai Và Nguyễn Minh Hải, 2008. Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ - Tài liệu tham khảo cho nông dân chăn nuôi tại nông hộ. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội.

[2]. Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2002. Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Bích Hoa, Đỗ Tiên Duy, Trần Thanh Vân, Nguyễn Hưng Quang, Nguyễn Trung Điện, Đỗ Khắc Phong Và Hoàng Hải Hóa, 2008. Sổ tay hướng dẫn chăn nuôi lợn thịt. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội.

[4]. Trương Lăng, 1999. Nuôi lợn gia đình. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

[5]. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2002. Thức ăn và nuôi dưỡng lợn. NXB Nông nghiệp.

[6]. Phạm Sỹ Tiệp, 2004. Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Thiện và ctv, 1996. Chăn nuôi lợn ở gia đình và trang trại. NXB Nông nghiệp.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

( Theo Quyết định số 2949 /QĐ-BNN-TCCB, ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)

1. Ông Trần Chí Thành Chủ nhiệm 2. Ông Võ Văn Ngầu Thư ký 3. Ông Trần Văn Lên Ủy viên 4. Bà Phạm Chúc Trinh Bạch Ủy viên 5. Ông Nguyễn Minh Thuần Ủy viên

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

( Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB , ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)

1. Ông Nguyễn Đức Dương Chủ tịch 2. Ông Nguyễn Ngọc Thụy Thư ký 3. Ông Nguyễn Trọng Kim Ủy viên 4. Ông Nguyễn Xuân Quang Ủy viên 5. Bà Trần Thị Lê Ủy viên

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi lợn thịt nghề nuôi và phòng trị bệnh cho lợn (Trang 27)