Đặc điểm hình thái nấm men phân lập từ khóm xã Hỏa Tiến Vị Thanh

Một phần của tài liệu Bước đầu phân lập nấm men từ khóm trồng ở hậu giang (vị thanh, long mỹ) và kiên giang (gò quao) (Trang 34 - 39)

4.3 Đặc điểm hình thái nấm men phân lập từ khóm xã Hỏa Tiến - Vị Thanh - Hậu Giang Hậu Giang

Khác với 2 địa điểm trên, khi phân lập nấm men từkhóm ở xã Hỏa Tiến - Vị Thanh - Hậu Giang có thể phân lập được 6 dòng nấm men (hình 15 và hình 16):

VT1: nấm men hình ống, 3,4 x 11,9 µm, khuẩn lạc tròn, rìa cưa, trắng kem, sần khô, tâm tâm đục nhô cao, kích thước 4 mm.

VT2: nấm men hình ovan nhỏ, 3,7 x 4,4 µm, khuẩn lạc tròn, rìa nguyên, trắng kem, láng ướt, tâm đục 3,2 mm.

LM1 LM2

LM3 LM4

VT3: nấm men hình ống nhỏ, 3 x 7,4 µm, khuẩn lạc tròn, rìa cưa, trắng kem, khô, tâm đục nhỏ không trương, 6,7mm.

VT4: nấm men hình elip lớn, 3,7 x 7,4 µm, khuẩn lạc tròn, rìa cưa, trắng đục, có vòng tròn đồng tâm, tâm đục nhô cao, 5,5 mm.

VT5: nấm men hình elip nhỏ, 2,2 x 5,2 µm, khuẩn lạc tròn, rìa nguyên, trắng đục, láng khô, tâm đục nhỏ nhô cao, 2,2 mm.

VT6: nấm men hình elip dài, 2,2 x 7,4 µm, khuẩn lạc tròn, rìa cưa, trắng đục, láng khô, tâm đục nhô cao 4,5mm.

VT1a VT1b

VT2a VT2b

Hình 15. Tế bào nấm men phân lập từ khóm ở Vị Thanh – Hậu Giang, (a) hình vật kính 40, (b) hình vật kính 100.

Kết quả phân lập cho thấy từ khóm Cầu Đúc ở Vị Thanh, Hậu Giang có thể thu được 6 dòng nấm men hình ống lớn, ống nhỏ, ovan nhỏ, elip lớn, elip nhỏ, elip dài kích thước trung bình 2,2-3,7 x 4,4-11,9 µm.

Như vậy so với 2 địa điểm trên thì nấm men trên khóm Cầu Đúc không khác nhiều về kích thước, không có nấm men nhọn đầu nhưng lại có nhiều dòng hình elip hơn.

VT4a VT4b

VT5a VT5b

Hình 16. Khuẩn lạc của nấm men phân lập từ khóm ở Vị Thanh – Hậu Giang

Như vậy, từ nguồn khóm thu hoạch ở các địa điểm khác nhau ở cả hai tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang (với 3 nguồn), có thể thu được 15 dòng nấm men với với 8 hình dạng là hình ống lớn, ống nhỏ, ovan lớn, ovan nhỏ, elip lớn, elip nhỏ, elip dài, elip nhọn. Những dòng nấm men có hình dạng tế bào giống nhau thường có một vài đặc điểm tương tự nhau (màu sắc hoặc bề mặt khuẩn lạc,...) nhưng không hoàn toàn trùng khớp nhau ở tất cả các chỉ tiêu.

Kết quả phân lập cũng cho thấy địa điểm lấy mẫu có ảnh hưởng lớn đến hình dáng, kích thước và số dòng nấm men thu được. Kết quả này thích hợp với nghiên cứu của Pretorius (2000) khi thực hiện phân lập nấm men trên quả nho. Tác giả cho rằng số lượng cũng như loại nấm men hiện diện trên quả nho phụ thuộc vào nhiều

VT1 VT2

VT3 VT4

yếu tố như loại nho, độ tuổi vườn nho, đất trồng, ảnh hưởng khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...), kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, các hư hỏng vật lý do nấm mốc, côn trùng cũng như lượng và loại thuốc hóa học đã sử dụng (Elena Di Maro et al, 2007).

CHƯƠNG 5: KT LUN VÀ ĐỀ NGH

Một phần của tài liệu Bước đầu phân lập nấm men từ khóm trồng ở hậu giang (vị thanh, long mỹ) và kiên giang (gò quao) (Trang 34 - 39)