Khái quát chung về huyện Bình Tân

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 52)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1. Khái quát chung về huyện Bình Tân

2.1.1. Đặc điểm chung về tự nhiên

Huyện Bình Tân nằm ở phắa Tây tỉnh Vĩnh Long. Phắa Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phắa Nam và Tây Nam giáp sông Hậu (thành phố Cần Thơ), phắa Đông Nam giáp huyện Bình Minh, phắa Đông giáp huyện Tam Bình.

Bình Tân nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khắ hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có nền nhiệt tương đối cao trung bình 26,60C. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tương đối cao trên 1.400mm/năm, tuy nhiên phân bố không đều giữa các tháng trong năm.

Địa hình tương đối bằng phẳng, cao từ phắa Tây và thấp dần về phắa Đông nên rất thuận lợi cho việc sử dụng thủy triều để tưới tiêu hoặc tự chảy kết hợp với động lực đảm bảo sản xuất diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, do nằm trong vùng trũng của Vĩnh Long (thuộc vùng ngập nông của ĐBSCL) nên chịu ảnh hưởng của lũ từ sông Mekoong và tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm.

Do nằm dọc theo sông Hậu nên tài nguyên đất của Bình Tân thuộc nhóm đất phù sa mới, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước tạo nhiều thuận lợi cho phát triển SXNN. Theo tài liệu khảo sát, thăm dò khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản, Bình Tân có 2 loại tài nguyên có giá trị: cát sông và đất sét trữ lượng khá lớn phục vụ cho công nghiệp và xây dựng. [32,tr6]

Tóm lại, điều kiện tự nhiên của Bình Tân rất thuận lợi để phát triển SXNN quanh năm. Trong quá trình khai thác, phát triển lãnh thổ người dân nơi đây từng bước thắch nghi với những đặc điểm tự nhiên của vùng, thay đổi tập quán sản xuất, canh tác để thắch nghi với chế độ lũ của sông Hậu (như vào mùa lũ về người dân tiến hành trồng dưa hấu trên mô xốp, hoặc luân canh lúa Ờ màu để tránh lũẦ).

thường xuyên xảy ra trên cây trồng và vật nuôi; những thiên tai như mưa to, lốc xoáy, áp thấp nhiệt đới, lũ, nắng nóng kéo dàiẦ đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân.

2.1.2. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm chung về kinh tế:

Từ khi thành lập đến nay, nền kinh tế của Bình Tân có tăng sự tăng trưởng mạnh mẽ, GTSX nông nghiệp, CN-TTCN, thương mại và dịch vụ đều tăng trên 2 chỉ số. Đặc biệt là GTSX công nghiệp giai đoạn 2008 Ờ 2010 tăng 28,8%/năm, năm 2011 tăng 64%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH: tăng tỷ trọng cơ cấu tổng sản phẩm ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong từng ngành kinh tế có sự chuyển dịch tắch cực về cơ cấu sản xuất, gắn sản xuất với công nghệ và thị trường, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế Bình Tân từ năm 2008-2011 theo giá hiện hành. (Nguồn: xử lắ số liệu từ Niêm giám thống kê huyện Bình Tân năm 2011)

tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm 8%. Huyện Bình Tân đã và đang xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao trên 150 triệu đồng. Trong hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản đang có sự chuyển dịch rõ nét theo lợi thế đặc thù của địa phương: tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp, giảm lâm nghiệp, phát triển hợp lắ ngành thủy sản dựa trên lợi thế về vị trắ và nguồn nước.

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu giá trị nông, lâm, thủy sản của Bình Tân năm 2008, 2011 theo giá hiện hành (đơn vị %).(Nguồn: xử lắ số liệu từ Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2011)

Trong nông nghiệp, trồng trọt đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất 79%. Lúa là cây trồng chủ lực có diện tắch và tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, hiện nay có sự chuyển đổi trong cơ cấu trồng trọt: giảm diện tắch lúa kém hiệu quả, tăng diện màu luân canh và thâm canh, tăng diện tắch cây ăn trái. Song song đó phát triển mạnh ngành chăn nuôi theo hướng trang trại. Tiếp tục xây dựng nền NNHH với quy mô lớn, chất lượng nông sản hàng hóa ngày càng cao.

- Về lĩnh vực công nghiệp Ờ tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp của Bình Tân nhìn chung còn nhỏ lẻ. Năm 2011, toàn huyện chỉ có 7 công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; 563 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến. GTSX

quyết được việc làm cho 1.689 lao động.

Thông qua việc triển khai thực hiện đề án phát triển CN Ờ TTCN giai đoạn 2006 Ờ 2010, lĩnh vực công nghiệp có nhiều thay đổi: nguồn vốn đầu tư phát triển tăng cao, giải quyết được các khó khăn về lao động, thị trường. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất công nghiệp của Bình Tân còn rất mỏng, chưa thật sự thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển. Các thành phần tham gia hoạt động sản xuất ở đây chủ yếu là tư nhân và cá thể với nguồn vốn, công nghệ sản xuất còn nhiều hạn chế.

- Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại Ờ dịch vụ phát triển khá nhanh và đều khắp. Qua các năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng mạnh: năm 2008 đạt 598,9 tỷ đồng đến 2011 đạt 1.149,3 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là lĩnh vực thương mại chiếm 82,5% (2011).

Bảng 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phân theo ngành kinh tế trên địa bàn Bình Tân từ năm 2008 Ờ 2011 (đvt: triệu đồng)

2008 2009 2010 2011 Thương mại 509.479 626.128 786.467 949.159 Dịch vụ 13.441 16.337 20.979 26.796 Khách sạn 864 987 1.152 1.325 Nhà hàng 75.132 94.843 123.100 172.062 Tổng 598.916 738.295 931.698 1.149.343

quyết việc làm cho 7.946 lao động. Việc đầu tư mở rộng, nâng cấp, phát triển chợ luôn được quan tổ chức thực hiện. Hiện tại, Bình Tân có 7 chợ loại III và 2 điểm họp chợ tạo thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa trong dân được thuận lợi.

2.1.2.2. Đặc điểm dân cư & xã hội - Dân số và lao động:

Năm 2011, dân số Bình Tân đạt 93.407 người với mức gia tăng tự nhiên 1,01%; dân số trong độ tuổi lao động 64.809 người, chiếm 69,4% tổng số dân. Xét về cơ cấu dân số, Bình Tân có cơ cấu dân số trẻ (tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi chiếm 21,4%, tỷ lệ dân số trên 60 chiếm 9,2%). Như vậy, lực lượng lao động của Bình Tân khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm 36,8% tổng số dân. Đây là một trong những nhân tố thuận lợi quyết định đến sự phát triển KT-XH của địa phương nếu sử dụng nó một cách hợp lắ và hiệu quả. Ngược lại, nếu không được sử dụng tốt thì đây sẽ là nhân tố kìm hãm quá trình phát triển kinh tế địa phương.

Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch tắch cực, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Đồng thời có sự chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp giảm mạnh, từ 67,1% năm 2010 giảm còn 63,8% năm 2011; khu vực phi nông nghiệp tăng lên từ 32,9% lên 36,2%. Điều này tác động lớn đến quá trình thực hiện CNH, HĐH ở Bình Tân.

Bảng 2.2: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bình Tân từ năm 2008 Ờ 2011 (đvt: người) 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 42.271 44.032 45.921 36.818 Công nghiệp 9.248 9.633 14.127 11.326 Dịch vụ 4.497 4.754 8.361 7.505 Tổng số 56.016 58.419 68.409 55.649

Chất lượng lao động nhìn chung thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 10,65% (đào tạo dài hạn) chủ yếu ở lĩnh vực phi nông nghiệp. Do đó, cần coi trọng công tác tuyển dụng lao động đưa đi đào tạo.

Lao động ở lĩnh vực nông nghiệp, do đặc điểm của SXNN nên số lao động tạm thời, thời vụ cao. Khi vào đầu vụ sản xuất, thu hoạch thì cần rất nhiều lao động thậm chắ có thời điểm thiếu lao động nhất là vào dịp thu hoạch rộ cuối năm. Khi hết vụ hoặc trong thời gian sản xuất thì không cần nhiều lao động vì thế trong giai đoạn này số lao động thiếu việc làm tăng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong nông nghiệp. Năm 2011, địa phương giải quyết việc làm cho hơn 3.354 lao động tuy nhiên còn khoảng 5.815 lao động cần việc làm.

- Phân bố dân cư:

Một đặc điểm riêng của Bình Tân, 100% dân cư là dân nông thôn gắn liền với SXNN là chắnh (do Bình Tân trước đây có 11 xã, không có thị trấn, đang quy hoạch, xây dựng xã Tân Quới thành thị trấn). Phần lớn dân cư sống tập trung ven QL 54, đường tỉnh 908 và phân tán dọc theo các sông, đê bao vượt lũ. Mật độ dân số trung bình năm 2011 là 591 người/km2, thấp hơn so với mật độ dân số của tỉnh là 690 người/km2

.

- Đời sống văn hóa - xã hội của dân cư những năm qua có nhiều thay đổi tắch cực. Công tác xói đói giảm nghèo, an sinh xã hội được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức đã thu nhiều kết quả tắch cực. Thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở đã tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,5% tương đương 2.188 hộ (năm 2011). Chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm phát triển, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 40,8%. Tất cả các trạm y tế trên địa bàn huyện đều đạt tiêu chắ quốc gia (13 y, bác sĩ/1 vạn dân). Những hoạt động thể dục thể thao, văn hóa Ờ thông tin được nhân

người dân đã được nâng lên rõ rệt đây chắnh là kết quả từ các chương trình mục tiêu quốc gia được Đảng, Nhà nước đề ra trong suốt những năm qua dành cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Tóm lại, sự phát triển về KT-XH là tiền đề cho việc ứng dụng những tiến bộ KHCN vào SXNN theo hướng thâm canh, hiện đại; nâng cao chất lượng lao động; mở rộng thị trường tiêu thụ; tăng cường khả năng liên kết trong SXNN. Đồng thời tạo nên nền tảng vững chắc để SXNNHH hình thành và phát triển bền vững.

2.2. Vai trò của SXNNHH trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bình Tân

2.2.1. Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, thức ăn cho gia súc, đảm bảo điều kiện cho sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội địa phương.

Nhu cầu về LTTP là nhu cầu đầu tiên, thiết yếu, cơ bản của đời sống con người và xã hội xuyên suốt mọi thời đại, mọi nền văn minh. Con người là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội. Mọi lĩnh vực hoạt động để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội đều do con người tiến hành. Nếu không đẩy mạnh sản xuất LTTP đáp ứng nhu cầu về ăn uống để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động thì không thể tiến hành mọi hoạt động xã hội. Ngoài ra, sản xuất LTTP còn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển cân đối với trồng trọt.

Sản xuất và đáp ứng nhu cầu LTTP cho nhân dân và các nhu cầu khác của xã hội là vấn đề hàng đầu để ổn định tình hình KT-XH của địa phương. Thực tế đã chứng minh, mỗi khi nông nghiệp mất mùa, tình hình cung cấp LTTP trở nên căng thẳng; ngược lại khi được mùa, được giá thì tình hình KT-XH của địa phương có nhiều khởi sắc. Như vụ khoai lang Đông Xuân 2011-2012, bà con nông dân được mùa, được giá nên hăng hái tăng gia sản xuất, mở rộng thêm diện tắch canh tác, đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất.

được khi sản xuất LTTP tiến hành theo con đường sản xuất hàng hóa. Có như vậy mới tạo ra khối lượng LTTP hàng hóa dồi dào, đảm bảo cung cấp đầy đủ, ổn định và vững chắc cho nhu cầu của nhân dân và tăng thêm vốn tắch lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về LTTP ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Do vậy, phương thức sản xuất ra sản phẩm và cách thức mà nông nghiệp đáp ứng nhu cầu về LTTP cũng thay đổi. Phát triển SXNNHH không chỉ cung cấp đầy đủ số lượng, chất lượng, chủng loại LTTP trên cơ sở nắm bắt kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Thông qua thị trường, người sản xuất cũng kịp thời điều chỉnh các hoạt động kinh tế sao cho có lợi nhất, sử dụng tối ưu các nguồn lực (lao động, đất đaiẦ), đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo tắnh toán của các nhà kinh tế, một nước đang phát triển chỉ có thể tiến hành CNH thực sự khi ngành nông nghiệp đạt chỉ tiêu sản xuất lương thực bình quân đầu người với mức khoảng 500 kg. Phát triển SXNNHH góp phần tăng nhanh sản lượng LTTP ở Bình Tân. Hiện nay, bình quân lương thực trên người của Bình Tân đạt 1.155 kg. Như vậy, Bình Tân có sở vững chắc để tiến hành CNH ở địa phương mà trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn.

2.2.2. Tạo cơ sở, động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.

Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã nhấn mạnh: ỘMuốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chắnh. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm raỢ [14, tr180]

Vai trò cơ sở, động lực của sản xuất nông nghiệp đối với quá trình CNH, HĐH được thể hiện ở những điểm sau:

Phát triển SXNN, đặc biệt là SXNNHH sẽ tạo nguồn vốn tắch lũy quan trọng, bền vững và có tắnh chiến lược cho quá trình CNH, HĐH, mà trước hết là CNH, HĐH ngay chắnh nông nghiệp - nông thôn. Nguồn vốn tắch lũy này một phần từ thuế nông nghiệp trực tiếp đóng vào ngân sách, phần còn lại là từ việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp và phần nhiều do người sản xuất tự trao đổi nông sản của mình làm ra trên thị trường nội địa.

Trong những năm qua, nông nghiệp có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế Bình Tân. GTSX nông, lâm, thủy sản (theo giá hiện hành) liên tục tăng qua các năm từ 1.756 tỷ đồng (năm 2008) tăng lên 4.984 tỷ đồng (2011) góp phần gia tăng nguồn vốn tắch lũy. Theo thống kê, số dư tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng mạnh từ 95,2 tỷ đồng (2008) tăng lên 202,7 tỷ đồng (2011). Nguồn tắch lũy này tuy không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu tiến hành CNH, HĐH đối với một huyện thuần nông như Bình Tân. Mặc dù chưa trực tiếp xuất khẩu nông sản hàng hóa, nhưng hiện nay ở Bình Tân đã xây dựng nhiều hợp tác xã, các trạm thu gom, vận chuyển, phân loại, các cơ sở sơ chế nông sản, thúc đẩy sản xuất CN- TTCN ở địa phương phát triển. Như vậy, có thể thấy SXNNHH đã tạo ra những tiền đề bên trong để phát triển công nghiệp và dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn, góp phần thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

* Cung cấp nguồn nhân lực cho quá trình CNH, đô thị hóa.

Hiện nay, Bình Tân đang trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, phần lớn

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)