Phân tích SWOT công ty Cổ phần May Bắc Giang

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang (Trang 49 - 52)

Những thế mạnh:

Ngành nghề kinh doanh:Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: Sản xuất, mua bán hàng dệt may trong nƣớc, xuất khẩu; Mua bán máy móc, thiết bị công nghiệp; Đào tạo nghề may công nghiệp; Mua bán nguyên phụ liệu may trong nƣớc và xuất khẩu. Sản phẩm chất lƣợng tốt, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tƣợng khách hàng.

Giá cả cạnh tranh: Công ty phát triển theo hƣớng nhiều giá, tạo sự lựa chọn cho khách hàng.

Thị trƣờng rộng lớn chủ yếu là xuất khẩu, tập trung ở các nƣớc nhƣ: Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật bản.

Quy mô lớn mạnh với 2 cơ sở xuất tại Bắc Giang, Lục Nam với tổng 10 xí nghiệp, hơn 10.000 lao động, năng lực sản xuất đạt trên 900.000 sản phẩm/tháng.

Vị trí cao trên thị trƣờng, thƣơng hiệu, uy tín, hình ảnh tốt: Có thƣơng hiệu lâu năm.

Nhân viên: Trình độ tay nghề cao, đƣợc công ty đào tạo để ứng dụng đƣợc các trang thiết bị mới vào sản xuất.

Những điểm yếu

Công ty phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất gia công giá rẻ nên hoạt động sản xuất chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn khi lợi thế chi phí nhân công giá rẻ không còn

39

trong khi các sản phẩm do công ty tự sản xuất ra không có thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công ty chủ yếu đƣợc nhập từ nƣớc ngoài. Do đó công ty có thể gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thƣờng, dẫn đến tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.

Lao động chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm chiếm tỷ lệ nhỏ.

Những cơ hội

Chính sách hỗ trợ: Nhà nƣớc hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với những dự án phát triển nguồn nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, quy hoạch các cụm công nghiệp dệt, đào tạo nghiên

cứu các trƣờng, các viện và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may.

Ƣu đãi cho hàng xuất khẩu: Hội nhập, nhất là gia nhập WTO mang lại nhiều lợi thế đó là xuất khẩu không bị khống chế quota, giảm thuế, đƣợc hƣởng những ƣu đãi về môi trƣờng đầu tƣ.

Những thách thức

Cạnh tranh về sản phẩm: Có thách thức rất lớn, Có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực này, có rất nhiều cạnh tranh từ các nƣớc xuất khẩu mạnh nhƣ Trung Quốc, Ấn độ, Hàn Quốc, Bangladesh…Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nƣớc đang rất phát triển nhƣ May Đáp Cầu, May Thăng Long, May 10, May Hà Bắc.

Cạnh tranh về giá: Tình hình dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn khi giá hàng hoá tại các thị trƣờng nhập khẩu chủ chốt nhƣ: Mỹ, EU cắt giảm. Điều này có nghĩa là hàng dệt may Việt Nam nói chung, May Bắc Giang nói riêng gặp phải sức cạnh tranh gay gắt từ các thị trƣờng nƣớc ngoài trong thời gian tới.

Lao động: Việc có thêm nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc và điện tử hoạt động tại Việt Nam nhƣ May Hàn Quốc, Sam Sung với mức lƣơng cao đã thu hút một lƣợng lao động phổ thông lớn làm việc, nguồn lao động sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động sẽ gay gắt hơn

40

Hàng nhái, hàng giả ngày càng gia tăng hơn Nhu cầu tâm lý:

Trong nƣớc: Sính hàng ngoại, ham rẻ và định kiến "chê" hàng Việt Nam nghèo nàn về mẫu mã của nhiều ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.

Nƣớc ngoài: Nhu cầu hàng hoá của thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ giảm mạnh. Mức tiêu dùng hàng may mặc cao cấp sẽ giảm nên dĩ nhiên nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu sang các thị trƣờng ấy cũng giảm theo.

Môi trƣờng kinh tế: Tình hình kinh tế suy thoái đang tác động trực tiếp đến ngành dệt may, đặt doanh nghiệp trƣớc những khó khăn, thách thức.

Cảnh báo các về vấn đề phá sản đang diễn ra với các doanh nghiệp có sức đề kháng yếu, kém, đầu tƣ dàn trải.

Chính sách pháp luật: Môi trƣờng chính sách còn chƣa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi khả năng của cán bộ xây dựng và thực thi chính sách cũng nhƣ cán bộ tham gia xúc tiến thƣơng mại còn yếu đặc biệt là hạn chế về chuyên môn ngoại ngữ và kỹ năng mềm.

41

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần May Bắc Giang (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)