nhóm đã áp dụng
Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng gặp toàn thành công hoặc toàn thất bại. Thành công và thất bại đan xen vào nhau như những mảng sáng tối của bức tranh cuộc sống. Điều quan trọng là cách ứng xử sau những thành công và thất bại đó, bởi thành công chỉ thực sự đến khi chúng ta biết cách đứng dậy sau mỗi lần thất bại.
Trong quá trình áp dụng những phương pháp đã nêu ở trên, bên cạnh những thành công, chúng tôi đã gặp không ít những thất bại hay nói đúng hơn là những trở ngại, thách thức. Đó chỉ là một phần trong quá trình học mà chúng tôi đã, đang và sẽ vượt qua để có thể tìm được phương pháp học phù hợp nhất cho mình. Điều này giống như việc một đứa trẻ mới biết đi bị ngã, nó sẽ tự mình đứng dậy và tiếp tục cố gắng thử sức lần nữa. Chính vì vậy, chúng tôi đã nhìn nhận và đánh giá những phương pháp nhóm đã áp dụng trên hai phương diện hạn chế và thành công như sau:
1. Khó khăn
Khó khăn đầu tiên dễ nhận thấy khi ta áp dụng một phương pháp hoàn toàn mới, khác với những cách thức truyền thống vẫn quen sử dụng đó là sự thích nghi. Đối với nhóm chúng tôi cũng vậy. Từ những phương pháp học cũ thụ động khi chuyển sang những phương pháp học tập mới, nhóm đã gặp một số khó khăn và bỡ ngỡ như:
1.1. Trong học nhóm
Làm việc nhóm là một phương pháp học tập hiệu quả dựa trên sự tự nguyện hợp tác cùng nhau giữa các thành viên trong nhóm. Kết quả của việc học tập, nghiên cứu nhóm phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Nói cách khác, làm việc nhóm mang tính chất cộng tác hơn là cạnh tranh. Thế nhưng đôi khi trong quá trình làm việc nhóm của chúng tôi vẫn tồn tại tư tưởng ỷ lại, phụ thuộc hoặc tình trạng “giờ dây thun”. Bên cạnh đó, thống nhất thời gian và địa điểm cũng như quan điểm giữa các thành viên trong nhóm cũng là một khó khăn không thể tránh khỏi. Còn tồn tại thái độ thắng thua, nói trước rồi mới nghe sau, luôn bày tỏ quan điểm của mình trước, khi đã chắc rằng mọi người hiểu mình thì mới nghe họ. Ngoài ra, sự thiếu chuẩn bị, thụ động của các thành viên còn làm mất thời gian và khiến công việc không hiệu quả. Để giải quyết những khó khăn này, trong quá trình làm học nhóm, mỗi thành viên trong nhóm phải biết cách học cách cộng tác, chấp nhận ưu, nhược điểm của nhau, phê bình thẳng thắn lẫn nhau. Bên cạnh đó, trong khi học nhóm, mỗi cá nhân đều phải có chính kiến riêng của mình nhưng cũng biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác.
Mặc dù mỗi cá nhân trong nhóm đều đã cố gắng duy trì một thái độ tích cực trong học tập nhưng trong cuộc sống ngày nay, những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi là điểu không thể tránh khỏi. Bài vở nhiều, các bài tiểu luận, thuyết trình, kiểm tra, thi cử,… là những nguyên nhân thường gặp. Bên cạnh đó, một số thành viên trong nhóm đôi khi còn cảm thấy thiều niềm tin vào bản thân, không tự tin vào kiến thức dẫn đến ít giơ tay phát biểu, ngại thuyết trình. “Không tự tin là nguyên nhân gây ra tất cả thất bại” (Bouvi). Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn được những áp lực này nhưng nhóm cũng đã đề ra một số biện pháp để có thể quản lý những căng thẳng, áp lực này. Đó là: xây dựng cho bản thân một thái độ lạc quan, yêu đời và luôn biết tự khích lệ bản thân; không ôm đồm quá nhiều công việc một lúc, tự biết cân bằng giữa học tập và các hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí. Niềm tin chính là sức mạnh để vượt qua mọi trở ngại. Bên cạnh đó, mỗi thành viên đều cố gắng rèn luyện tính kiên nhẫn bởi nếu thiếu tính kiên nhẫn sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, gặp trở ngại là chùn bước khiến cho cho công việc bị bỏ dở giữa chừng.
1.3. Trong việc áp dụng kỹ năng ghi nhớ
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không phải lúc nào nhóm cũng có thể duy trì được thói quen xem bài mới trước khi đến lớp, dẫn đến khó theo kịp tốc độ bài giảng của giáo viên dẫn đến khó nắm bắt kiến thức.
1.4.Trong áp dụng việc nghe nhạc khi học bài
Dù biết được sự kì diệu của âm nhạc tác động rất tốt đến học tập nhưng không phải ai trong nhóm chúng tôi cũng có điều kiện để có thể tạo không gian âm nhạc cho chính mình được.Hơn nữa, nền văn hóa của chúng ta lại không chú trọng tới việc khám phá những khả năng âm nhạc cũng như việc giáo dục thể chất và nghệ thuật, chúng thường bị coi là thừa thãi trong bối cảnh giáo dục ngày nay.
1.5.Trong việc áp dụng phương pháp đọc sách hiệu quả
Lượng sách và tài liệu tham khảo hiện nay rất phong phú, đa dạng và nhiều chủng loại. Do đó đôi khi chúng tôi chưa biết cách chọn cho mình những nguồn tài liệu phù hợp khiến lượng kiến thức thu nhận được không nhiều mà lại vừa lãng phí thời gian.
1.6.Trong quản lý thời gian
“Ai than thở không bao giờ có thời gian, người ấy làm được ít việc nhất” (G.Lichtenberg)
Đôi khi chúng tôi chưa thực sự nắm được chìa khóa để quản lý thời gian. Nguyên nhân là do mỗi thành viên chưa biết lên kế hoạch thực hiện các công việc một cách cụ thể, chi tiết, chỉ ghi chung chung đại khái; hoặc do chưa biết
cách ước lượng thời gian thực hiện và mức độ ưu tiên cho từng công việc cụ thể; hơn nữa mặc dù đã có một kế hoạch cụ thể nhưng nhóm lại khất lần, trì hoãn. Điều này đôi lúc khiến công việc bị tồn đọng, không hoàn thành đúng tiến độ. Nguyên nhân chủ yếu là do tính lười biếng, thiếu trách nhiệm với công việc. Ngoài ra, nếu đặt mục tiêu quá cao sẽ gây ra nhiều áp lực. Cách khắc phục của nhóm: không nóng vội, bình tĩnh suy xét xem điều gì là quan trọng và nên ưu tiên, nên đặt ra từng bước đi cụ thể, biết cách tiến hành hợp lý và đúng với sở trường của mình, thực hiện nghiêm túc giờ nào việc đó theo thời gian biểu mà mỗi thành viên đã lập. Áp dụng phương châm: “Việc hôm nay chớ để ngày
mai”.
1.7. Trong áp dụng sơ đồ tư duy
Vấn đề lớn nhất của áp dụng sơ đồ tư duy là chúng ta không dám áp dụng sơ đồ tư duy. Dù trên lý thuyết thì ai cũng thấy sơ đồ tư duy là rất hay, rất tiện,… nhưng áp dụng sơ đồ tư duy là thay đổi cách ghi chép cũ, đa số nghĩ đến vấn đề này là cảm thấy nản, không đủ lòng tin để thử. Vấn đề thứ hai là việc áp dụng những hình vẽ minh họa, nảy sinh quan điểm không biết vẽ thì không làm được, phân vân không biết sử dụng thế nào, không biết tóm gọn, chọn lọc và sắp xếp ý… Trong quá trình ban đầu áp dụng sơ đồ tư duy, nhóm cũng đã có những suy nghĩ và tình trạng tiêu cực như trên nhưng sau đó chúng tôi nhận ra rằng chỉ khi dám áp dụng một cách có chọn lọc những phương pháp học mới và tiến bộ thì sẽ thu được kết quả học tập cao hơn. Từ đó nhóm đã tiếp tục mạnh dạn rèn luyện, duy trì áp dụng sơ đồ tư duy bất cứ lúc nào cần thiết và có thể.