Ứng dụng phương pháp đọc sách hiệu quả:

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM FOCUS (Trang 25 - 26)

Một trong những phương pháp học đại học mà nhóm rất chú trọng là phương pháp đọc hiệu quả. Cả nhóm ý thức được rằng khi vào môi trường đại học, mỗi sinh viên phải phát huy tính tự giác, khả năng tự học của mình, thầy cô chỉ là người hướng dẫn và giới thiệu những nguồn thông tin để sinh viên tìm kiếm. Vì thế, muốn hiểu sâu hơn về vấn đề, chúng tôi đã luôn tích cực đọc sách, tìm tòi. Lượng sách là vô vàn nhưng thời gian lại có hạn. Nếu không có phương pháp đọc sách hiệu quả sẽ làm chúng ta mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao. Nhóm Focus đã áp dụng phương pháp đọc SQ3R trong suốt thời gian học tập vừa qua.

- Survey: khảo sát - Question: đặt câu hỏi - Read: đọc

- Recite: đọc lại - Review: ghi nhớ

Trước khi đọc một quyển sách hay tài liệu nào đó thì việc đầu tiên chúng tôi làm là xem tiêu đề, mục chính và phụ, xem phần tóm tắt và xem sơ qua một lượt các hình vẽ, biểu đồ. Điều đó giúp chúng tôi biết được mình sắp đọc cái gì và định hướng sẽ đọc như thế nào.

Phương pháp đọc của nhóm là: vừa đọc vừa gạch chân hoặc ghi ra một mảnh giấy nhỏ những điều cần ghi nhớ hay những điều cảm thấy tâm đắc; có thể đọc to lên ở những chỗ quan trọng cần lưu ý hay những chỗ khó hiểu; thỉnh thoảng đọc lại để nhớ lâu hơn; trong quá trình đọc luôn tự đặt ra những câu hỏi dựa trên những đề mục và trả lời những câu hỏi ấy bởi vì biết cách đặt câu hỏi đúng cách sẽ giúp quá trình đọc có định hướng và tập trung hơn. Ngoài ra nhóm cũng tích cực vừa đọc vừa liên kết những kiến thức mới với những cái cũ đã biết, làm như vậy mỗi cá nhân sẽ có được sự so sánh và có thể nhớ kiến thức mới lâu hơn. Sau khi đọc, nhóm thường tóm tắt nội dung quyển sách hay một chương nào đó dưới dạng sơ đồ tư duy.

Chúng tôi đang cố gắng học kỹ thuật 3 trọng điểm của Steve Snyder để tăng tốc độ và mức độ tập trung khi đọc. Cố gắng không đọc từng từ một mà đọc từng cụm từ, đọc ý tưởng bằng cách lấy bút chì kẻ 3 vạch dọc theo chiều đứng của quyển sách. Khi đọc sẽ tập trung vào những từ nằm trên dòng kẻ ấy nhưng vẫn hiểu hết được nội dung của nhóm từ bên cạnh. Nhóm đã thực hành và cảm thấy rất hiệu quả, hứng thú.

Cách thức ghi chép ảnh hưởng rất lớn đến việc thu thập và tích lũy kiến thức. Để ghi chép hiệu quả, nhóm đã thực hiện những phương pháp sau:

- Trước tiên là cách ghi chép bài trên lớp. Hiểu rõ rằng thầy cô không còn là người trực tiếp truyền đạt kiến thức mà đóng vai trò là người hướng dẫn nên chúng tôi luôn cố gắng tự nghiên cứu và tìm hiểu để lĩnh hội kiến thức.

- Luôn luôn xem và nghiên cứu bài mới ở nhà và ghi chú trước khi đến lớp. - Trong quá trình đọc, cố gắng hệ thống hóa những phần mà mình đã nắm

được, đánh dấu chi tiết bằng bút màu hoặc ghi ra những thắc mắc, những câu hỏi về phần chưa hiểu. Khi lên lớp, kết hợp vừa nghe thầy cô giảng vừa so sánh với nhưng gì đã nghiên cứu được khi đọc ở nhà, bổ sung những phần còn thiếu, chỉnh sửa những sai sót, ghi ví dụ minh họa và khai triển thêm những ý mới để hiểu sâu thêm vấn đề.

- Ghi nhanh những ý chính, quan trọng có phân tích, tổng hợp… ghi những gì cần thiết chứ không chép lại những gì đã có trong sách.

- Viết tắt bằng các ký hiệu riêng của mình để tăng tốc độ ghi chép.

- Vở ghi bài được chia làm hai phần, một phần dùng để ghi nội dung chính của bài giảng, phần còn lại để ghi những bổ sung, những phân tích mở rộng và ví dụ minh họa thầy cô giảng trên lớp.

- Khi sử dụng những tập slide cũng cần phải đánh dấu các phần quan trọng hay chú thích thêm ở những chỗ chưa nắm rõ.

- Đối với những phần chưa hiểu tự mỗi người cần tập trung nghe giảng kỹ hơn, cố gắng giải quyết những khúc mắc đặt ra từ trước. Nếu vẫn chưa hiểu thì sẽ đưa ra cùng với nhóm thảo luận hoặc hỏi trực tiếp các thầy cô. Để có cái nhìn tổng thể và trực quan hơn về bài giảng, sau khi học, tổng hợp các ý chính và lập một sơ đồ tư duy để minh họa cho những ý đó. Cách ghi chép như trên sẽ giúp hiểu bài kỹ hơn, nhớ bài lâu hơn từ đó sẽ tiết kiệm được thời gian khi ôn lại bài.

Một cách ghi chép nữa nhóm đã thực hiện và thấy rất hiệu quả trong quá trình viết là mỗi khi có ý tưởng hay sáng kiến gì thì ngay lập tức viết chúng ra trên giấy. Viết càng nhiều càng tốt, viết ra tất cả những gì nảy ra trong đầu mà không cần quan tâm đến cú pháp hay lỗi chính tả. Sau đó sẽ lần lượt chỉnh sửa từng câu và dùng sơ đồ tư duy để tổng hợp lại chúng. Cách ghi như vậy sẽ kích thích và khơi mở trí tưởng tượng, óc sáng tạo rất hiệu quả.

Tóm lại, ghi chép đúng cách giúp đã giúp các thành viên trong nhóm ghi nhớ lâu những gì mình vừa tiếp thu được hay những ý tưởng sáng tạo bất ngờ, đồng thời tiết kiệm thời gian, tạo cơ sở để chúng tôi luôn trau dồi được kiến thức tốt hơn.

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM FOCUS (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w