Bộ câu hỏi phỏng vấn

Một phần của tài liệu nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán học trong việc xây dựng giáo án dạy học (Trang 69 - 109)

III. Thực nghiệm 2.2

3.Bộ câu hỏi phỏng vấn

Câu hỏi 1: Anh (Chị) đã từng nghe nói đến diễn đàn toán học chưa? (Nếu

có) Anh (Chị) có là thành viên của một diễn đàn nào không?

Với câu hỏi 1 chúng tôi mong muốn biết được giáo viên đang được phỏng vấn có biết được một diễn đàn toán học nào không ? Các hoạt động trên diễn đàn là gì? Hoạt động nào là hoạt động chủ yếu? Nếu giáo viên là thành viên của một diễn đàn sẽ biết được diễn đàn là môt nơi có thể tổ chức cuộc hội thoại để mọi người cùng trao đổi về một chủ đề. Để từ đó giáo viên được phỏng vấn có thể trả lời được

câu hỏi 2: “Theo anh (chị) chức năng chính của diễn đàn là gì?”câu hỏi 3:

“Theo anh (chị) violet.vn có phải là một diễn đàn toán học không? Hay ít nhất violet.vn có hình thức giống diễn đàn?”. Trong trường hợp giáo viên được phỏng vấn không biết đến một diễn đàn toán học nào chúng tôi sẽ giới thiệu sơ qua khái niệm diễn đàn và chức năng của diễn đàn từ đó đề cập đến câu hỏi 3:“Theo anh

(chị) violet.vn có phải là một diễn đàn toán học không? Hay ít nhất violet.vn có hình thức giống diễn đàn?”câu hỏi 4: “Anh (chị) có thường vào violet.vn không? Vào violet anh (chị) tham gia những hoạt động nào?” . Với câu hỏi 3 và 4, chúng tôi muốn khẳng định lại một lần nữa tại sao chúng tôi đã lựa chọn trang

violet.vn. Đồng thời, chúng tôi muốn biết giáo viên tham gia các hoạt động chính nào? Và hoạt động nào là hoạt động chỉ yếu?

Câu 6: Có khi nào/thỉnh thoảng/ ít khi/ thường xuyên anh (chị) thực hiện chức năng phản hồi/ bình luận/ cho ý kiến về giáo án trên diễn đàn không?

Mục đích cho câu hỏi 6 là nhằm biết được việc giáo viên thực hiện chức năng cao nhất của một diễn đàn là phản hồi, bình luận, cho ý kiến về một tài liệu, chủ đề mà giáo viên quan tâm góp phần cho tài liệu, chủ đề phong phú và hoàn thiện hơn đạt mức độ như thế nào?

Câu 7: Đây là một giáo án trên trang violet.vn về bài “Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm” anh(chị) có nhận xét gì về giáo án này? Nếu thực hiện các tiến trình trên lớp anh (chị) có thực hiện như giáo án không hay chỉnh sửa cho phù hợp? Nếu chỉnh sửa thì chỉ sửa như thế nào?

Với câu hỏi 7, chúng tôi sẽ nhận được câu trả lời cho câu hỏi: “Sau khi tải một giáo án về giáo viên sẽ giữ nguyên giáo án và đến lớp thực hiện giảng dạy như trong giáo án đã được tải về hay là chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế giảng dạy của cá nhân giáo viên?” mà chúng tôi đã đặt ra ở phần trên.

Câu 8: Anh (chị) có bao giờ/ đã từng/ thường xuyên down hàng loạt các tài liệu về máy mà không dùng để làm gì không? Hay chỉ nhìn thấy tài liệu có tên hay là down về mà không cần quan tâm đến nội dung?

Mục đích chúng tôi đặt ra câu hỏi 8 là chúng tôi muốn khẳng định cho dù giáo viên không thực hiện hết chức năng của một diễn đàn nhưng việc tải các tài liệu là có chọn lọc.

4. Phân tích hậu nghiệm

Qua 3 cuộc phỏng vấn, thì 3/3 người được phỏng vấn đều có chung một câu trả lời là: không hoặc ít khi tham gia việc bình luận cho ý kiến về tài liệu hay giáo án mà giáo viên đã tải về.

Cuộc phỏng vấn 1 với giáo viên M trường THPT ở Tây Ninh. Tranh thủ thời gian giờ giải lao giáo viên M đã cho phép chúng tôi phỏng vấn. Trong điều kiện thời gian dành không nhiều cho cuộc phỏng vấn nên việc thu thập dữ liệu cũng hạn chế. Giáo viên M khi được hỏi về việc cho ý kiến, bình luận về tài liệu , giáo án được tải xuống đã trả lời : “Không, anh rất ngại khi làm việc này”. Mặc dù giáo viên M đã biết về diễn đàn “Có, nhưng anh chưa tham gia nên anh chưa là thành viên của diễn đàn nào hết” và giáo viên M cũng hiểu được chức năng chính của một diễn đàn “Theo anh chức năng chính của diễn đàn là trao đổi, học hỏi lẫn nhau”. Đồng thời, giáo viên M còn khẳng định các tài liệu, giáo án được đưa lên là không có chất lượng “Mặc dù mọi tài liệu, hay giáo án được đưa lên chưa chắc đã hoàn thiện. Một số người đưa lên ồ ạt các tài liệu nhằm để tăng thêm điểm cho tài khoản của mình”. Điều này thể hiện giáo viên M đã thực hiện việc nhận xét đánh giá giáo án, tài liệu đã được đăng tải. Vì một lý do hết sức đơn giản “anh rất ngại khi làm việc này” mà giáo viên M không cho lời bình hay lời nhận xét cho giáo án, tài liệu được tải xuống. Nghĩa là giáo viên M đã không sử dụng hết chức năng của diễn đàn (đây là một chức năng quan trọng của diễn đàn). Khi chúng tôi đưa giáo án mẫu bài: “Định nghĩa và ý nghĩa đạo hàm” giáo viên M xem qua vài phút rồi nêu lên nhận xét của mình “Theo anh giáo án này chưa hoàn chỉnh” nhưng khi đề cập đến việc chỉnh sửa như thế nào thì “chỉnh sửa lại như thế nào thì anh chưa nghĩ ra”. Mặc dù, giáo viên M không thể hiện được là chỉnh sửa như thế nào nhưng giáo viên M đã khẳng định là giáo viên M không giữ nguyên giáo án tải trên mạng về mà phải chỉnh sửa, thay đổi sao cho phù hợp.

Cuộc phỏng vấn 2 với giáo viên C đang dạy một trường THPT . Ngay đầu buổi phỏng vấn giáo viên C đã khẳng định không có thói quen tải giáo án trên mạng mà chỉ lên mạng xem ý tưởng của một vài giáo án sau đó tự thiết kế. Giáo viên C chỉ thực hiện việc tải giáo án khi mới ra trường “Thường thì tôi tự thiết kế bài giảng của mình đôi khi có lên mạng tham khảo một vài giáo án lấy ý tưởng thiết kế chứ không hề tải một giáo án nào về. Chỉ thời gian đầu lúc mới ra trường đi giảng dạy tôi có tải giáo án trên mạng về”. Điều này cho phép chúng tôi khẳng định: việc tham

gia các hoạt động trên diễn đàn có ảnh hưởng đến việc xây dựng giáo án của giáo viên. Khi nhận được câu hỏi về việc cho ý kiến, bình luận một giáo án trên mạng giáo viên C đã khẳng định ngay: “Thường thì tôi không có thói quen đó, tôi chỉ xem qua nội dung nếu cần thì tải về. Và bây giờ tôi thấy các giáo án trên mạng cũng không có gì là đặc sắc và không hay lắm. Nên tôi có một lời khuyên nếu giáo viên nào có sử dụng giáo án trên mạng thì khi tải về cần xem xét kỹ và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy của mình không nên dùng một cách máy móc mà phải có ý tưởng riêng của mình”.

Cuộc phỏng vấn 3, giáo viên được phỏng vấn là một giáo viên T đang giảng dạy ở trường THPT. Giáo viên T chưa từng biết đến một diễn đàn toán học và cho rằng: “ ở Việt Nam chưa có một diễn đàn toán học nào dành riêng cho giáo viên. Có hay chăng là những trang Web có mô hình gần giống với diễn đàn toán học”. Giáo viên T cũng nhận xét: “ Chị đã từng vào trang violet.vn một vài lần. Violet theo chị không phải là một diễn đàn mà chỉ có mô hình gần giống diễn đàn. Trang violet.vn ngoài việc cung cấp một số lượng lớn về tài liện, giáo án, bài giảng,… còn cho phép người dùng sử dụng chức năng bình luận, cho ý kiến về một tài liệu nào đó”. Điều này chứng tỏ được rằng giáo viên T đã biết được chức năng của một diễn đàn mặc dù giáo viên T chưa biết đến một diễn đàn nào. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhận được câu trả lời không mong đợi khi hỏi giáo viên T về việc sử dụng chức năng bình luận, cho ý kiến về một tài liệu nào đó: “Thường chị chỉ lấy tài liệu mình cần và ít khi cho ý kiến, lời bình” và nhận được một lời giải thích đơn giản: “Vì không có thời gian rảnh và sợ đóng góp ý kiến sẽ mất lòng nhau chạm đến cái tôi của người khác, quan điểm của mọi người khác nhau. Chỉ khi nào thấy hay hay thì chị bấm “thanks”, hay chỉ “cám ơn””. Với những lời bình luận, cho ý kiến như: “thanks” hay “cám ơn” không thể hiện được việc giáo viên đã sử dụng chức năng cho phép bình luận, cho ý kiến của diễn đàn. Hơn thế nữa, cả 3 giáo viên đều cho rằng giáo án trên mạng không có chất lượng và đều xem qua nội dụng giáo án trước khi tải về. Giáo viên M: “Có quan tâm nội dung mà mình cần tìm không tải về một cách tùy tiện”; Giáo viên T: “Thường không có thời gian rảnh nên chị không xem trước nội

dung.Ví dụ: như lần này chị cần tìm giáo án “Đạo hàm và ý nghĩa” nhưng chị tìm thấy giáo án “Sự đồng biến – nghịch biến của hàm số” đọc sơ lược thấy nội dung hay chị tải về và lưu vào một thư mục riêng. Thường trên máy chị sẽ phân cấp thành nhiều thư mục Giáo án -> Toán cấp 3-> Toán 10/11/12….khi nào cần đến chị sẽ sử dụng”; Giáo viên C: “uh, lúc đầu tôi cũng có thói quen nhìn thấy tên giáo án hay tài liệu nghe hay hay là tải về một cách vô ý thức mà có khi không bao giờ dùng đến. Dần dần về sau có sự lựa chọn hơn tôi xem qua nội dung và tải những gì mình cần. Nhưng bây giờ thì tôi không tải nữa mà chỉ xem qua ý tưởng của người khác thôi.”Điều này lại chứng minh cho khẳng định của chúng là giáo viên đều xem qua nội dung và nhận xét đánh giá là giáo án được tải về nhưng vì lý do đơn giản là “ngại thực hiện việc này”, “không có thời gian rảnh”nên đã không sử dụng chức năng bình luận của diễn đàn.

Sau khi xem qua giáo án “ĐỊNH NGHĨA VÀ Ý NGHĨA ĐẠO HÀM”, mỗi giáo viên đều có những lời nhận xét khác nhau. Hai trong ba giáo viên được phỏng vấn nêu cụ thể tiến trình mà giáo viên sẽ thực hiện dạy trên lớp liên quan đến giáo án được thực nghiệm. “Nếu thực hiện dạy trên lớp chị sẽ thực hiện như thế nào?”. Giáo viên C cho biết: “ Với thời lượng 1 tiết chỉ có 45 phút một giáo án như thế này là quá dài, nếu tôi dạy bài này trên lớp tôi chỉ thực hiện đến hết phần 3: “Quy tắc tính đạo hàm bằng định nghĩa” và chỉ dành thời gian cho việc học sinh hình thành cách tính và rèn luyện với cách bước vừa hình thành được. ” Giáo viên C và giáo viên T đã tiến hành chỉnh sửa giáo án được thực nghiệm cụ thể là phần Bài toán mở đầu cả hai giáo viên đều thực hiện giống nhau là chỉ giới thiệu bài toán vận tốc tức thời bỏ qua bài toán cường độ tức thời.

Hỏi:Chị có thể xem qua vài phút giáo án “Định nghĩa và ý nghĩa đạo hàm” sau đó cho một vài nhận xét về giáo án này? Nếu thực hiện dạy trên lớp chị sẽ dạy như thế nào?

TL:Giáo viên mà nói như thế này khó hiểu quá: “khi t càng gần t0, tức trong một khoảng thời gian rất ngắn tỉ số này dần đến một giá trị thể hiện chính xác hơn…”. Nếu dạy bài này chị sẽ nói khoảng cách từ t -> t0 là t- t0 và quãng đường đi được

từ t0 đến t là S(t) – S(t0) vậy tỉ số ( ) ( )0 0

s t s t

t t

− là vận tốc trung bình khi chuyển động đều còn không đều thì là vận tốc tức thời sẽ như thế nào lúc đó coi t và t0 gần như sát nhau luôn… cũng giải thích y như trong sách giáo khoa nhưng chỉ khác chút đỉnh vậy thui… sau đó lấy giới hạn tỉ số này khi t dần về t0 là coi như xong…. Rồi phần sau 0 0 0 lim t t Q Q I t t → − =

− không cần phải nói mình chỉ cần giải thích một cái thôi mà chỉ cần nói trong thực tế người ta nhìn thấy giới hạn các tỉ số trên nhiều quá và người ta gom lại đặt cho một cái tên chung “đạo hàm của hàm số tại một điểm”để gọi cho dễ không cần nhắc lại vì quá dài dòng.

Hỏi: Như vậy là khi lên lớp giảng dạy chi sẽ chỉ nêu vận tốc tức thời và bỏ qua phần cường độ tức thời?

TL:uh,… ví dụ như chị sẽ hỏi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ở thời điểm t chất điểm sẽ đi được quãng đường là S(t)… mà không ở vị trí S(t), ở thời điểm t0 chất điểm sẽ ở ví trí S(t0) . Khoảng đường sẽ là gì? Sẽ là hiệu của 2 vị trí đó (S(t)- S(t0)).

+ … sang phần 3.cách tính đạo hàm ta có đề cập đến ∆ ∆y, x… nên trong phần này chị nói ∆ =S S t( ) ( )−S t0 ;∆ = −t t t0 phần này chị hỏi khái niệm số các em đã biết chưa? Thì học sinh nói là được học bên vật lý rồi thế là chị nói là học sinh hiểu ngay và sau đó tính giới hạn của tỉ số S

t

∆ đến phần 3 học sinh không bị lúng túng tại sao lại có ∆ ∆y, xmà phần chú ý của sách giáo khoa có đề cấp đến đó đồng thời giảm bớt thời gian cho mình giới thiệu phần cách tính đạo hàm bằng định nghĩa nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức. Nếu theo như yêu cần các bước dẫn dắt như sách giáo khoa vẫn đầy đủ.

Muốn khẳng định rõ hơn một lần nữa chúng tôi đã lặp lại câu hỏi:

Hỏi:Như vậy theo chị khi nhận được giáo án này chị sẽ không dạy đúng như vậy mà phải chỉnh sửa lại?

TL:ưh, phải chỉnh sửa lại. Tất nhiên mình có thể kế thừa của người khác. Họ có ý kiến hay của họ và mình cũng có ý kiến riêng nên phải chỉnh sửa thừa kế những cái hay và thể hiện được ý kiến của mình.

Sau cuộc phỏng vấn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu phân phối chương trình dành cho môn toán 11 cở bản nhận thấy phân lượng dành cho bài: “Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm là 2 tiết”. Đồng thời sách giáo viên Đại số và Giải tích 11 có hướng dẫn:

Giới thiệu bài toán vận tốc tức thời sau đó nêu khái niệm cường độ dòng điện tức thời cũng tương tự. Trình bày sự xuất hiện đạo hàm như sau:

Vận tốc tức thời Cường độ tức thời Tốc độ phản ứng hóa học tức thời ( ) ( ) ( ) 0 0 0 0 lim t t s t t v t t t → − = − ( ) ( ) ( ) 0 0 0 0 lim t t Q t Q t I t t t → − = − ( ) ( ) ( ) 0 0 0 0 lim t t f t f t C t t t → − = − Đạo hàm ( ) ( ) ( ) 0 0 0 0 ' lim x x f x f x f x x x → − = −

Việc này thể hiện việc chỉnh sửa của giáo viên là hợp lý.

Và điều cuối cùng là giáo viên đã có một sự chọn lọc để tải tài liệu mình cần mà không phải tải về một cách ồ ạt để đầy máy tính. Việc này thể hiện rất rõ khi giáo viên được phỏng vấn đã xem trước nội dung trước khi tải về. Đối với giáo viên T đã trả lời:

Hỏi:Khi tải một tài liệu chị có xem trước nội dung hay chỉ nhìn thấy tên hay rồi tải hàng loạt về máy mà không có mục đích gì hay không?

TL:Thường không có thời gian rảnh nên chị không xem trước nội dung.

Ví dụ: như lần này chị cần tìm giáo án “Đạo hàm và ý nghĩa” nhưng chị tìm thấy giáo án “Sự đồng biến – nghịch biến của hàm số” đọc sơ lược thấy nội dung hay chị tải về và lưu vào một thư mục riêng. Thường trên máy chị sẽ phân cấp thành nhiều thư mục Giáo án -> Toán cấp 3-> Toán 10/11/12….khi nào cần đến chị sẽ sử dụng.

Đối với Giáo viên C thì: “uh, lúc đầu tôi cũng có thói quen nhìn thấy tên

Một phần của tài liệu nghiên cứu didactic về việc sử dụng diễn đàn toán học trong việc xây dựng giáo án dạy học (Trang 69 - 109)