CHƯƠNG 3 TS G II PHÁP HOAN THI NC CU T CH CỘ ỔỨ TRƯỜN GI H CH NGV ĐẠ ỌÙ ƯƠNG THANH PH H CH MINH ỒÍ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học hùng vương tp hồ chí minh (Trang 67 - 98)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu

- “…Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [18, trang 20].

- Mục tiêu là cái đích để hướng tới, để thực hiện. Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng và đề ra một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh, từ đó nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Trường. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể. Vì vậy, các giải pháp đề xuất cần đảm bảo được tính mục tiêu.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phấn đấu từng bước trở thành trường có chất lượng đào tạo cao đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế…

3.1.2 Đảm bảo tính hiệu quả

- Các giải pháp nêu ra dựa trên cơ sở pháp lý chung của ngành giáo dục và đào tạo, phù hợp với điều kiện hiện có, chuyển dần từng bước đạt hiệu quả.

- Trên cơ sở các giải pháp được đề xuất, giúp ban lãnh đạo nhà trường vận dụng tốt các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục.

- Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường phải được bắt đầu từ việc kiện toàn cơ chế quản lý, điều hành, cơ cấu, sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và có chế độ chính

sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ nhân viên. Để quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đạt hiệu quả, ban lãnh đạo cần tiến hành một cách khoa học, đảm bảo đầy đủ các chức năng quản lý theo chu trình, thực hiện dân chủ trong quản lý, tôn trọng nhân cách của giảng viên, kết hợp hài hòa giữa những yêu cầu và trách nhiệm, động viên khen thưởng kịp thời trên cơ sở phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường.

- Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chất lượng giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục trong khu vực và thế giới.

3.1.3 Đảm bảo tính toàn diện

Các giải pháp được đề xuất phải đảm bảo giúp cho ban lãnh đạo nhà trường tiến hành hoạt động quản lý của mình một cách khoa học, tức là quản lý phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục và chu trình quản lý, đồng thời giữa các giải pháp có mối quan hệ qua lại một cách đồng bộ, tạo thành hệ thống chặt chẽ có tính thống nhất cao.

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh được đề ra trên cơ sở các luận cứ có tính khoa học, đảm bảo tính thực tiễn, đáp ứng với yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường và các điều kiện hiện có, đảm bảo thực hiện có hiệu quả.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh

- Mục đích của giải pháp:

Hoàn thiện các quy chế quy định phù hợp thực tế của trường, đảm bảo đúng quy định, quy chế của các cơ quan chức năng, đúng pháp luật giáo dục, luật lao động,…Nội dung và cách thức thực hiện mang tính khoa học, có sự kế thừa các yêu cầu, nguyện vọng của các nhà sáng lập nên Trường, đồng thời mang tính pháp lý cao, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

- Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp:

Hiện nay Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo quyết định số 08/QĐ- HĐQT ngày 17/7/2010 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Quy chế nay được thực hiện căn cư theo quy chế hoạt động của loại hình đại học tư thục, do đó đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên quy chế của trường hiện nay chưa thật sự áp dụng hiệu quả vì nó chỉ mang tính chất chung theo quy định của Bộ chứ không thực tế tại trường.

Quy chế phải đảm bảo đúng luật nhưng cũng phải phù hợp với thực tế mà trường đã và đang cần để ổn định và phát triển. Trường Đại học Hùng Vương là một trong 19 trường đại học trong cả nước được thủ tướng chính phủ đồng ý cho chuyển từ loại hình dân lập sang tư thục, 19 trường này như là những thuốc thử hay là những con chuột bạch thí nghiệm cho một loại hình giáo dục mới mà cũ của nước ta, trong đó trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là trường đầu tiên chuyển sang tư thục với một phương châm là bất vụ lợi do nhà sáng lập trường đã thực hiện và mong muốn điều đó sẽ trường tồn. Do đó, việc thực hiện quy chế hoạt động của trường gặp nhiều khó khăn khi hiện nay một nữa cái hiện hữu của dân lập vẫn còn trong sự hoạt động của trường vì khi chuyển sang tư thục chưa có sự rõ ràng, minh bạch trong chuyển đổi, điều này thể hiện lớn nhất ở nguồn tài sản lớn được gọi là vốn sở hữu chung hợp nhất, vốn này được tích hợp từ khi thành lập trường, nó bao gồm cả tài sản hữu hình là cơ sở vật chất, hạ tầng và tài sản vô hình là trí tuệ, nhân lực, thương hiệu của trường tại thời điểm chuyển đổi.

Như vậy, thực tế cho thấy để xây dựng quy chế hoạt động của một trường đại học tư thục hiện nay như trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là rất khó khăn khi quy chế về loại hình này còn chưa thật sự chặt chẽ, logic và thống nhất, không bị nhầm lẫn từ các quy chế, quy định khác. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa thể hiện rõ và hoàn chỉnh quy chế cho loại hình này một cách hợp lý phù hợp với thực tế và bản chất của nó. Đại học tư thục hoạt động phải dựa trên đại hội đồng cổ đông, đây là yếu

tố quan trọng và mới của việc chuyển từ dân lập sang tư thục, quyết định mọi việc từ thành lập Hội đồng quản trị cho đến việc quyết định các chiến lược phát triển trường, hoạt động của trường hàng năm,…nhưng đại hội đồng không phải là cơ quan hành chính hay là cơ quan thực hiện việc quản lý, đào tạo sinh viên nên làm sao để đại hội đồng cổ đông phát huy hết vai trò chức năng trong việc phát triển trường thì đó vẫn là bài toán đang đặt ra tại trường Đại học Hùng Vương. Thực tế cho thấy hiện nay, nhà trường đang phải từng bước thực hiện lại việc tiến hành tổ chức đại hội đồng cổ đông để quyết định những vấn đề quan trọng của trường như bầu chọn Hội đồng quản trị, chiến lược hoạt động của trường trong thời gian tới. Như vậy, để thực hiện được đại hội đồng cổ đông thì việc quan trọng nhất là định giá các tài sản mà theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, các nguồn tài sản này phải được xác định rõ ràng, minh bạch và được thống nhất trên nền tảng dưới luật để từ đó xác định cổ đông, cổ phần và từ đó xác định con người đại diện cho cổ phần đó. Việc này là thực trạng khó khăn hiện nay đang cần tháo gỡ từ các cấp vì nguồn tài sản từ dân lập chuyển sang tư thục là khá lớn và nó là của ai, phân chia như thế nào cho hợp lý và đúng luật để các nhà đầu tư tham gia vào trường.

Tiếp theo sự khó khăn đó thì Hội đồng quản trị là bộ máy có thể nói rất gần với hoạt động của trường nhưng là mắc xích có thể nói ảnh hưởng rất lớn sự phát triển và ổn định của nhà trường. Hội đồng quản trị bầu chọn Hiệu trưởng đề nghị cấp trên công nhận và quyết định các Phó hiệu trưởng cũng như trưởng phó các đơn vị thuộc trường. Trong khi đó, Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của trường, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và điều hành hoạt động của trường nhưng lại không quyết định được nhân sự do mình quản lý. Các phó Hiệu trưởng được quy định tại quy chế hoạt động là những người giúp việc cho Hiệu trưởng, như vậy nếu người giúp việc làm không tốt thì Hiệu trưởng là không thể cho thôi việc vì không đủ thẩm quyền ra quyết định, kể cả trưởng phó các đơn vị dù có bị kỷ luật cũng chưa chắc có được nghỉ việc hay không nếu Hội đồng Quản trị không thông qua, không ra quyết định kỷ luật hay nghỉ việc.

Như vậy, cho thấy mới bước đầu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức vụ quan trọng trong một trường đại học lại bất Cập và khó khăn rất lớn. Việc này có thể tháo gỡ khi và chỉ khi Bộ Giáo dục có những quy định rõ ràng hơn, cụ thể và hợp lý hơn để góp phần phát triển trường.

Qua thực tế nêu trên, chúng tôi nhận thấy Trường Đại học Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh cần xây dựng quy chế hoạt động với những tiêu chí sau:

- Trên cơ sở tuân thủ các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo như quyết định 61, 63 về việc quy định hoạt động của trường đại học tư thục, nghị định 115 quy định về quản lý nhà nước đối với các trường đại học thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…

- Trên cơ sở mục tiêu, tôn chỉ mà các nhà sáng lập đã thực hiện và mong muốn với phương châm “Bất vụ lợi”, tôn chỉ “Khoa học – Phát triển – Đạo đức”, lấy người học là trung tâm và cán bộ nhân viên là người làm chủ nhà trường.

- Hiệu trưởng là người ra quyết định, chịu trách nhiệm đối với các phó hiệu trưởng, trưởng phó các đơn vị trực thuộc vì những cán bộ này là người giúp việc cho Hiệu trưởng điều hành hoạt động quản lý và đào tạo của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm về mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với Hội đồng Quản trị và đại hội đồng cổ đông. Có như vậy thì vai trò của Hiệu trưởng sẽ được nâng cao và sẽ góp phần đưa nhà trường nhanh chóng ổn định cũng như phát triển.

- Trưởng Phó các Đơn vị trực thuộc là cán bộ giúp việc và tham mưu giúp Hiệu trưởng, do đó cần xây dựng nhiệm vụ của họ phù hợp với chức năng của đơn vị, không chồng chéo trong nhiệm vụ, chức năng của họ và đặc biệt phải gắn với hợp đồng lao động vì có những sự việc liên quan đến tài chính, cơ sở vật chất hay bằng cấp của người học thì việc truy cứu trách nhiệm trong công việc gắn với trách nhiệm nhiệm của người lao động theo hợp đồng lao động là hết sức quan trọng và đó cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các Phòng Ban chức năng phải không trùng lắp về nhiệm vụ, đảm bảo giải quyết các phần việc liên quan đến chức năng chung của trường đại học; gắn với công tác đào tạo sinh viên một cách toàn diện, có chuyên môn nghiệp vụ phục vụ nhu cầu xã hội khi ra trường.

- Đảm bảo cơ cấu tổ chức trường đúng với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng phải phù hợp với thực tế tại trường; mỗi Phó Hiệu trưởng ngoài việc đảm nhiệm mảng công việc của mình và phụ trách các đơn vị có liên quan, giải thể hoặc sát nhập một số đơn vị có cùng chức năng nhiệm vụ để giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả tham mưu của các đơn vị chức năng giúp Hiệu trưởng điều hành hoạt động Trường.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM

* Chú thích:

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ hỗ trợ Quan hệ giám sát hỗ trợ Quan hệ giám sát

Thành lập Phòng công tác Đảng – Đoàn thể

Xác nhập Tổ vừa làm vừa học vào phòng Đào tạo; Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực vào Ban TCCN & DN; xác nhập Tổ Giáo dục Thể chất và Trung tâm Vovinam thành Khoa Giáo dục thể chất.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐOÀN TN HỘI SINH VIÊN

CÔNG ĐOÀN ĐẢNG ỦY

BAN KIỂM SOÁT

HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG KHÁCHỘI ĐỒNG KH

KHỐI ĐÀO TẠO

Khoa Công nghệ Sau thu hoạch Khoa Công nghệ Thông tin Khoa Quản trị Kinh doanh Khoa Quản trị bệnh viện Khoa Du lịch

Khoa Ngoại Ngữ

Khoa Kế toán Kiểm toán Khoa Tài chính Ngân hàng Khoa Xây dựng

Khoa Lý luận Chính trị Ban TCCN & Dạy nghề

Trung tâm Thông tin Thư viện Khoa Giáo dục Thể chất

KHỐI QUẢN LY Phòng Đào tạo

Phòng Tổ chức Pháp chế Phòng Đảm bảo Chất lượng Phòng Tài chính Kế toán Phòng Công tác HSSV Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng NCKH & HTQT Phòng Quản trị Thiết bị TT Hỗ trợ HSSV&QHDN Phòng CT Đảng – Đoàn thể CÁC PHÓ

3.2.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành - Mục đích của giải pháp:

Nâng cao vai trò lãnh đạo, gắn chức năng nhiệm vụ với quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đảm bảo các văn bản quy phạm hành chính, đúng quy định quản lý giáo dục, thống nhất trong cơ chế hoạt động điều hành từ lãnh đạo đến nhân viên, giảng viên. Phân cấp, phân công trong điều hành một cách đầy đủ, hợp lý đối với từng lĩnh vực, chuyên môn khác nhau.

- Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp:

Hoàn thiện cơ chế điều hành theo hướng tăng cường kỷ luật kỷ cương trong mọi hoạt động công tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ, phân công phân cấp hợp lý giữa các đơn vị trong trường. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị mới thành lập, đồng thời thay đổi và điều chỉnh những gì chưa hợp lý trong quy định chức năng nhiệm vụ. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra nhất là công tác thanh tra chuyên môn, công tác quản lý, nhằm giải đáp những vấn đề bức xúc, đồng thời ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường một cách kịp thời. Trên cơ sở những quy định quản lý hồ sơ cán bộ, hoàn thiện quản lý hồ sơ đội ngũ cán bộ của trường, bên cạnh đó nâng cấp và hiện đại hóa công cụ quản lý thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự.

Đây là giải pháp nhằm đảm bảo các giải pháp trong luận văn này vận hành có hiệu quả. Cơ chế là mặt bên trong của một tổ chức nói chung và của Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Cơ chế chính là tập hợp những các phương thức hoạt động, các chính sách, các chế độ, các nguyên tắc hoạt động, các mối quan hệ quản lý, cơ chế hợp lý thì nó sẽ thúc đẩy nhà trường phát triển và ngược lại cơ chế không hợp lý thì nó sẽ làm cho sự đổi mới của nhà trường bị kiềm hãm và chậm phát triển.

Đảm bảo cơ chế lãnh đạo; nhà nước quản lý; cán bộ và công chức làm chủ. Đồng thời xây dựng mối quan hệ làm việc giữa tổ chức Đảng, chính

quyền, công đoàn và đoàn thanh niên; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hợp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học hùng vương tp hồ chí minh (Trang 67 - 98)