CHƯƠNG 2 HC R NG CÔNG ÁC XÂY D NG CC U CH ỔỨ TRƯỜN GI H CH NGV ĐẠ ỌÙ ƯƠNG TP.H CH MINH ỒÍ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học hùng vương tp hồ chí minh (Trang 49 - 67)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Lịch sử hình thành

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình đào tạo của Đảng và Nhà nước theo Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, ngày 14/01/1993, một số trí thức do cố Giáo sư, Thạc sĩ y khoa Ngô Gia Hy đứng đầu đã dự định thành lập một trường đại học tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 24 tháng 05 năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Quyết định số 240/TTg ban hành quy chế đại học tư thục. Tuy nhiên, qua xem xét, thăm dò, điều tra dư luận xã hội, nhận thấy việc mở trường “tư thục” ở nước ta còn quá mới mẻ, nên ngày 02/01/1994 Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ban hành Quy chế tạm thời số 196/TCCB về trường đại học dân lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo GS.Trần Hồng Quân ký.

Trên cơ sở đó, Trường đại học dân lập Hùng Vương được thành lập theo Quyết định số 470/TTg ngày 14/08/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tại công văn số 4167/BGDĐT-PC ngày 14/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chấp thuận cho Trường Đại học dân lập Hùng Vương được đổi tên thành Trường Đại học Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh;

Tại Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 19/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã chuyển đổi loại hình của Trường Đại học Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh từ dân lập sang loại hình trường đại học tư thục;

Trụ sở chính của Trường: 736 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Website: www.hungvuong.edu.vn; Fax: 08.3 9972 186

Ngày truyền thống của Trường là ngày tiên thường Giỗ tổ Hùng Vương, mùng 9 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Hiện nay Trường đang đào tạo hơn 8000 sinh viên với các bậc đạo tạo từ đại học đến trung cấp chuyên nghiệp, loại hình đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2 và liên thông từ trung cấp lên đại học. Với hơn 90% sinh viên mới ra trường có việc làm ổn định đã góp phầm giúp trường tạo nên thương hiệu trong các trường ngoài công lập và uy tín trong nhân dân, góp phần vào sự thành công chung của nên giáo dục nước nhà, đào tạo cho xã hội những lao động có tri thức và năng lực công tác tốt được xã hội thừa nhận qua các năn tuyển sinh vượt chỉ tiêu và chất lượng.

Qua hơn 17 năm hình thành và phát triển, Trường đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2010 và Bộ Khoa học Công nghệ tại phía Nam chứng nhận top 100 Thương hiệu tiêu biểu ứng dụng Khoa học và Công nghệ năm 2008, 2009; Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

1.1.2. Tôn chỉ, mục đích của Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ

Chí Minh

1.1.2.1 Tôn Chỉ

Tôn chỉ của Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh là KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN – ĐẠO ĐỨC; thực hiện phương châm bất vụ lợi, lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hàng đầu. Tôn chỉ này được thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hình thành và phát triển của trường, trở thành giá trị truyền thống của trường.

1.1.2.2 Mục đích

Góp phần xây dựng nền giáo dục việt nam hiện đại trên cơ sở kế thừa những thành quả giáo dục, đào tạo của đất nước, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, tiếp cận và hòa nhập với xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến thế giới.

Góp phần xây dựng một nền giáo dục phát huy tài, đức của sinh viên, những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ.

Góp phần xây dựng một nền giáo dục với phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội, có mối quan hệ mật thiết giữa đào tạo với nghiên cứu và sản xuất, gắn đào tạo với sử dụng, đào tạo theo nhu cầu xã hội, đáp ứng được yêu cầu của khu công nghiệp, khu chế xuất và các nhu cầu khác của xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát huy nguồn lực con người nhằm phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.2 Thực trạng công tác xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà trường 2.2.1 Về cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM

Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh có cơ cấu tổ chức theo quy định của Điều lệ trường đại học và quy chế tổ chức, hoạt động của trường đại học tư thục và phù hợp với điều kiện, quy mô đào tạo trong từng giai đoạn phát triển của Trường.

Cơ cấu tổ chức của Trường gồm:

- Hội đồng Quản trị

- Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng

- Ban kiểm soát

- Hội đồng khoa học và đào tạo

- Các Phòng ban chuyên môn

- Các khoa và Bộ môn trực thuộc Trường

- Các tổ chức KH & CN, các cơ sở phục vụ đào tạo, dịch vụ chuyển giao công nghệ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trực thuộc Trường

Sơ đồ cơ cấu tổ chức (2.1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyến chức năng lãnh đạo Tuyến chức năng phối hợp

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐẢNG ỦY

CÔNG ĐOÀN ĐOÀN THANH NIÊN

HỘI SINH VIÊN

HIỆU TRƯỞNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BAN TRUNG CẤP CN & DN KHOA DU LỊCH

PHÒNG ĐÀO TẠO

TỔ GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRUNG TÂM ĐẠO TẠO

NGUỒN NHÂN LỰC

TỔ ĐÀO TẠO VLVH KHOA QUẢN TRỊ BỆNH VIỆN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đào tạo)

KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

KHOA QUẢN TRỊ THIẾT BỊ

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Tài chính & Cơ sở vật chất)

KHOA XÂY DỰNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHOA NGOẠI NGỮ

KHOA CN SAU THU HOẠCH

VIỆN CHẤT LƯỢNG QUẢN LY PHÒNG QL KH & HT QUỐC TẾ

VIỆN CN VIỄN THÔNG SÀI GÒN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Khoa học & hợp

tác Quốc tế) HĐ KHOA HỌC

HỘI ĐỒNG KHÁC

PHÒNG CÔNG TÁC HSSV PHÒNG HC TỔNG HỢP

PHÒNG T.CHỨC PHÁP CHẾ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHÒNG ĐẢM BẢO CL

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TT HỖ TRỢ HSSV & QHDN

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh cho thấy một số ưu khuyết điểm như sau:

- Về ưu điểm:

+ Việc phân cấp nhiệm vụ phụ trách các phần việc giữa Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng một các rõ ràng, cụ thể từng đơn vị.

+ Cơ cấu tổ chức thể hiện các phó hiệu trưởng phụ trách từng phần việc liên quan, làm giải tải bớt gánh nặng cho hiệu trưởng trong quá trình điều hành nhà trường.

+ Hiệu trưởng phụ trách các đơn vị phòng ban có vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà trường, đây là những đơn vị tham mưu quan trọng đến hoạt động quản lý nhà trường của hiệu trưởng như công tác nhân sự tổ chức, pháp luật; hành chính tổng hợp, công tác học sinh sinh viên, thông tin truyền thông, thư viện và đảm bảo chất lượng dạy và học tại trường.

+ Các Phó Hiệu trưởng được phân công, phân nhiệm cụ thể các phần việc quan trọng góp phần vận hành tốt bộ máy của trường. Ngoài việc phụ trách chuyên môn thì các Phó Hiệu trưởng còn chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc kịp thời các đơn vị trong trường nhằm phát huy cao độ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Về khuyết điểm:

+ Việc Hiệu trưởng phân công cho một phó hiệu trưởng phụ trách tài chính và cơ sở vật chất, đồng thời phụ trách hai đơn vị chức năng liên quan là phù hợp. Tuy nhiên hiệu trưởng là chủ tài khoản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản thu chi của nhà trường. Do đó công tác quản lý thêm một cấp ở nội dung tài chính và cơ sở vật chất sẽ có bất cập và khó khăn, dẫn đến việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính gắn với việc phát triển cơ sở vật chất của trường đại học tư thục là hết sức khó khăn.

+ Mặc dù việc phân công các phó hiệu trưởng phụ trách từng mảng công việc là hợp lý nhưng phân công phụ trách các đơn vị thì cần xem xét thêm cho phù hợp. Thực tế cho thấy phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo là liên quan đến công tác chính ở các khoa nên điều này cho thấy nếu không phối hợp tốt giữa

các phó hiệu trường và quy trình thủ tục rỏ ràng thì sẽ có sự trật đường ray khi vận hành và giải quyết các công việc trong nội bộ nhà trường vì các phó hiệu trưởng khác đều có phụ trách các đơn vị là các Khoa có đào tạo sinh viên.

+ Ban Trung cấp Chuyên nghiệp và Dạy nghề và Trung tâm Đào tạo Nguồn nhân lực là hai đơn vị đào tạo học sinh trung cấp. Do đó cần thiết nên xem xét việc sáp nhập đề tinh gọn bộ máy quản lý vì cùng một chức năng như nhau, nếu không quản lý hợp lý thì dễ ảnh hưởng đến hoạt động chung của trường và thêm gành nặng bên chế cho trường, hao tốn kinh phí, cồng kềnh bộ máy quản lý.

+ Các Phó Hiệu trưởng được phân công các phần việc khác nhau, giúp hiệu trưởng giải quyết tất cả các công việc liên quan đến hoạt động nhà trường. Nhưng một khi một phó hiệu trưởng hạn chế về công tác, chưa thể hiện hết vai trò quản lý giúp việc cho hiệu trưởng thì điều đó cho thấy hiệu trưởng phải giải quyết các phần việc đó, vô hình chung sẽ ảnh hưởng đến tình hình chung của trường dẫn đến khó khăn và có thể quá tải cho Hiệu trưởng khi giải quyết sự cố. Cơ cấu trên có nhiều ưu điểm nhưng nếu không chú ý các yếu tố có thể xảy ra thì sẽ là khuyết điểm rất lớn làm ảnh hưởng và gây hậu quả nghiệm trọng đến hoạt động của Nhà trường.

2.2.2 Về đội ngũ cán bộ, nhân viên, giảng viên cơ hữu của Trường

Đội ngũ là một phần không thể thiếu trong việc sắp xếp bộ máy, cơ cấu tổ chức của trường một cách hợp lý, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, nhân viên, giảng viên cơ hữu của trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh qua nhiều năm công tác đã góp phần vào sự ổn định, phát triển trường, tuy nhiên để có thể xác định được đội ngũ là nhân tố có ảnh hưởng như thế nào đến công tác xây dựng cơ cấu tổ chức của trường qua nhiều năm qua, có đảm bảo đúng quy định, chức năng nhiệm vụ của trường đại học tư thục hay không thì cần xem xét có đảm bảo về trình độ chuyên môn, độ tuổi, phù hợp với các đơn vị phòng ban chức năng. Đối với lãnh đạo Nhà trường và các đơn vị trực

thuộc thì yếu tố trình độ, độ tuổi là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của nhà trường.

Cơ cấu nhân sự, biên chế đội ngũ cũng là yếu tố cần quan tâm trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bố trí hợp lý, đúng chuyên môn công tác là việc làm cần thiết. Do đó cần đánh giá thực trạng các yếu tố trên trong xây dựng cơ cấu tổ chức của Trường.

2.2.2.1 Đội ngũ cán bộ, nhân viên, giảng viên cơ hữu của Trường

+ Về đội ngũ cán bộ, nhân viên, giảng viên cơ hữu của Trường Bảng thống kê theo trình độ học vấn và độ tuổi như sau (Bảng 2.1). Trình độ Tổngsố Phân loại theo độ tuổi Ghichú

dưới 30 từ 30-45 từ 46-60 từ 61-69 từ 70-75

Tiến sĩ 14 0 01 06 03 04 NCS 04 01 03 0 0 0 Thạc sĩ 31 04 14 06 04 03 Đang học Ths 15 04 11 0 0 0 Đại học 93 35 38 14 06 0 Cao đẳng 03 01 01 01 0 0 Trung cấp 04 0 02 02 0 0 Phổ thông 14 01 08 04 01 0 Tổng cộng 178 46 78 33 14 07 Biểu đồ 2.1

Thực trạng cho thấy đội ngũ CBNV, GVCH của trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đa phần có trình độ đại học trở lên, tỷ lệ này chiếm 87%, trong đó đại học 52%, đang học thạc sĩ 08%, thạc sĩ 17%, nghiên cứu sinh 02%, tiến sĩ 08%. Điều này cho thấy trình độ đội ngũ của trường về cơ bản đáp ứng được công tác quản lý đào tạo theo số lương đội ngũ hiện có của Trường, tuy nhiên 12% đội ngũ nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở xuống là không nhiều nhưng xét thấy cần có sự điều chỉnh hợp lý về số lượng theo nhu cầu công việc tại trường và căn đối mức lương theo trình độ để đảm bảo đúng quy định lao động trong tuyển dụng, sử dụng hiệu quả nguồn lao động theo nhu cầu và tính chất giáo dục trong môi trường giáo dục, góp phần là cơ sở tốt trong quản lý và đào tạo sinh viên toàn diện.

Về quản lý thì trình độ đội ngũ như trên là hợp lý nhưng xét về biên chế để đảm bảo giảng viên giảng dạy trong trường đại học thì đội ngũ có trình độ thạc sĩ trở lên (35%) lại không đảm bảo để thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Biểu đồ 2.2

Về độ tuổi trung bình của đội ngũ là: 52

- Lực lượng có độ tuổi trên 61 tuổi trở lên chiếm 12% - Đội ngũ trẻ dưới 30 tuổi chiếm 26%

- Đội ngũ có độ tuổi từ 30-60 tuổi chiếm 62%

Qua (biểu đồ 2.2) cho thấy độ tuổi đội ngũ trong tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn thể đội ngũ CBNV, GVCH của trường, độ tuổi ngoài 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 21/178 người là không lớn nhưng trong số người này đang giữ những nhiệm vụ là lãnh đạo trường, trưởng phó các đơn vị trong trường. Do đó xét về độ tuổi để quản lý trường học thì hiện nay nhà trường cần có chiến lược, chính sách bồi dưỡng đào tạo đội ngũ kế thừa một cách hợp lý, phù hợp với trình độ, độ tuổi theo từng đối tượng để quy hoạch các chức danh quan trọng trong cơ cấu tổ chức của trường, góp phần đưa nhà trường có sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững, tránh xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám, khó khăn trong việc tìm kiếm lãnh đạo kế thừa.

+ Về cơ cấu đội ngũ CBNV, GVCH của Trường

Bảng thống kê đội ngũ Cán bộ, Nhân viên, Giảng viên cơ hữu theo chức danh, độ tuổi và số lượng (Bảng 2.2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức vụ Tổngsố Phân loại theo độ tuổidưới 30 từ 30-45 từ 46-60 từ 61-69 trên 70 Ghichú

Hiệu trưởng 01 0 0 0 0 01

Phó Hiệu trưởng 03 0 0 02 01 0 Trưởng các ĐV 20 0 09 05 03 03 Phó các ĐV 07 0 03 02 01 01 Chuyên viên 74 37 28 08 01 0 GV cơ hữu 48 08 24 08 06 02 Nhân viên 12 0 07 04 01 0 Phục vụ 09 01 05 03 0 0 Bảo vệ 04 0 02 01 01 0 Tổng cộng 178 46 78 33 14 07

Biểu đồ 2.3

Cơ cấu nhân sự quản lý thực hiện các công việc hành chính tại trường cơ bản có sự căn đối và phù hợp với nhà trường, trong khí đó tỷ lệ giảng viên cơ hữu và chuyên viên lại có sự chênh lệch khá lớn, chuyên viên văn phòng có số lượng gần gấp đôi giảng viên, chưa kể một số giảng viên cơ hữu chưa đạt trình độ thạc sĩ, những trường hợp này không nhiều nhưng cũng là yếu tố cần qun tâm để tạo điều kiện bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy.

Lãnh đạo các đơn vị chưa có sự đồng đều, một số đơn vị không có phó

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học hùng vương tp hồ chí minh (Trang 49 - 67)