TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA BẮC ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 59 - 61)

8.1. Các Chương trình, dự án thực hiện quy hoạch.

8.1.1. Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển vùng

a. Tổ chức và sắp xếp lại hệ thống đô thị

b. Xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất, tạo động lực phát triển đô thị và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 90.000 người.

- Xây dựng và phát triển các khu và các cụm công nghiệp

- Xây dựng các tổ hợp nông nghiệp và phát triển vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp ngoại thị.

- Xây dựng và phát triển các khu và cụm du lịch tập trung.

- Tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh theo khu vực dân doanh. c. Xây dựng và phát triển hạ tầng xã hội

- Xây dựng nhà ở.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các trung tâm phục vụ 3 cấp trong vùng.

- Xây dựng và phát triển hệ thống các trung tâm chuyên ngành cấp vùng: Chính trị - hành chính, giáo dục và đào tạo, văn hoá – TDTT, cây xanh, y tế, du lịch nghỉ dưỡng.

d. Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại - Giao thông.

- Chuẩn bị kỹ thuật đất đai. - Cấp nước.

- Cấp điện.

- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường.

e. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị - Triển khai công tác lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch.

- Rà soát, bổ sung, soạn thảo ban hành các văn bản pháp quy. - Thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch và xây dựng Vùng phía Bắc.

- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị.

8.1.2. Chương trình xây dựng nông thôn mới.

---

--- ---

- Triển khai đầu tư và xây dựng các xã theo 19 tiêu chí của Chính Phủ.

8.1.3. Chương trình Bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- QH và XD các Vùng kiểm soát và kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường. - XD và triển khai đề án phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. - Nghiên cứu áp dụng các mô hình Đô thị sinh thái, Đô thị môi trường, Đô thị xanh.

- Các dự án đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường.

8.2. Các dự án ưu tiên

1. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng khung của vùng. 2. Xây dựng 01 khu công nghiệp tập trung (khoảng 325 ha)

3. Đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Đảo II (khoảng 300ha), Khu du lịch Hồ Làng Hà ( khoảng 150 ha)

4. Các dự án phát triển ngành nông nghiệp: Các khu chăn nuôi tập trung, các khu trồng cây ăn quả, rau sạch,…

5. Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm chuyên ngành cấp vùng và các tiểu vùng.

8.3. Các giải pháp về nguồn lực

1. Ước tổng mức đầu tư: 52.000 tỷ đồng(khoảng 2,5 tỷ USD), bao gồm: a) Hạ tầng xã hội:

Bảng tổng khái toán đầu tư các công trình hạ tầng xã hội

Stt Hạng mục Quy mô Đơn vị Suất đầu tư (1000 đồng) Thành tiền (tỷ đồng)

1 Giáo dục 27.200 Học sinh,

sinh viên 72.000 1.958

2 Y tế 500 Giường bệnh 1.402.000 701

3 Văn hóa- Thể dục thể thao 285.300 m2 14.500 4.137

4 Cây xanh 1.500.000 m2 2.990 4.485

5 Thương mại 1.800.000 m2 sàn 11.620 20.916

6 Nhà ở 700.000 m2 sàn 7.220 5.054

Tổng 37.251

b) Hạ tầng kỹ thuật:

Bảng tổng khái toán đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật

Stt Hạng mục Thành tiền (tỷ đồng)

1 Giao thông 3557,0

2 Thoát nước mưa 215,04

---

--- ---

4 Cấp điện 530,3

5 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường 268,2

Tổng 4.674,44

c) Cơ sở sản xuất:

Bảng tổng khái toán đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp và khu du lịch

Stt Hạng mục Quy mô Đơn vị Suất đầu tư (tỷ đồng) Thành tiền (tỷ đồng)

1 Công nghiệp 365 ha 8,16 2.978,4

2 Du lịch 2.400 ha 3,00 7.200,0

Tổng 10.178,4

(Căn cứ theo suất đầu tư năm 2013)

2. Cơ cấu các nguồn vốn theo giai đoạn: - Giai đoạn đến 2020: Khoảng 30% - Giai đoạn đến 2030: Khoảng 70% 3. Nguồn vốn:

- Từ ngân sách nhà nước: 15 – 20 % - Vốn huy động:85 – 80%

8.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện

1. Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. 2. Xây dựng các Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển vùng theo kế hoạch. 3. Chủ động quỹ đất sạch, làm tốt công tác tái định cư phục vụ thu hút đầu tư, phát triển các dự án đầu tư xây dựng.

4. Tăng cường công tác vận động đầu tư và thu hút các nguồn vốn.

5. Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng khung gắn kết với các vùng khác, đặc biệt khu vực thuộc quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc.

6. Xây dựng cơ chế phát triển đặc thù cho Vùng.

7. Tổ chức khóa đào tạo về quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển vùng; 8. Coi trọng công tác tư tưởng, chính trị, phát huy dân chủ trong cộng đồng và vai trò tham dự của nhân dân.

9. Nghiên cứu đề án xây dựng bộ máy quản lý phát triển vùng.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA BẮC ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)