Liên quan giữa trầm cảm với vắng mặt trong công việc

Một phần của tài liệu Trầm cảm và một số yếu tố liên quan trên công nhân xi măng chifon hải phòng năm 2014 (Trang 62 - 84)

Bảng 3.27 mô tả tình trạng vắng mặt của công nhân trong vòng ba tháng cho thấy có gần một nửa số công nhân vắng mặt trong vòng ba tháng qua. Trong số các nguyên nhân được cung cấp thì nguyên nhân chủ yếu liên quan đến nhiều lý do nhỏ lẻ khác nhau. Tuy nhiên không có công nhân nào trả lời rằng sự vắng mặt của họ là do điều kiện làm việc. Mặt khác, cũng trong điều tra này cho thấy có khoảng một

phần tư (28,0%) số công nhân được phỏng vấn có mong muốn thay đổi nghề hoặc vị trí làm việc. Vậy câu hỏi mà chúng tôi đặt ra là điều gì trong công việc đã khiến họ vắng mặt và muốn thay đổi chỗ làm?

Về mối liên quan giữa sự vắng mặt và trầm cảm cho thấy tỉ lệ trầm cảm có chút ít liên quan đến tần suất vắng mặt (4,8% so với 1,7%). Tuy nhiên chưa thể kết luận được có sự tương quan nào giữa stress nghề nghiệp với nguyên nhân và tần suất vắng mặt với p>0,05.

Từ bảng 3.28 ta thấy đa phần công nhân (72,0%) không có ý định thay đổi công việc của mình, chỉ có một phần ba số công nhân muốn thay đổi nghề hoặc vị trí làm việc hiện tại. Điều này có thể lí giải rằng công việc của những công nhân tại nhà máy xi măng là công việc tương đối ổn định, tỉ lệ các công nhân có nguy cơ mất việc hoặc bị sa thải chiếm tỉ lệ không cao. Đây cũng là một yếu tố tích cực làm ổn định tâm lý cho công nhân, làm cho họ yên tâm hơn về việc làm của mình, không phải căng thẳng, lo âu, không phải sợ đối đầu với nguy cơ mất việc làm.

Khi tiến hành đánh giá liên quan sự vắng mặt và trầm cảm, kết quả bảng 3.30 cho thấy chưa thể kết luận luận được sự vắng mặt (cả nguyên nhân và tần suất vắng mặt) là có liên quan đến trầm cảm (p>0,05). Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm công nhân có mong muốn thay đổi công việc cao hơn so với nhóm không muốn thay đổi công việc (4,5% so với 1,8%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,074. Kết quả của chúng tối tương đương với kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Khuê [49] khi đánh giá liên quan sự vắng mặt với yếu tố trầm cảm.

Theo dự đoán của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dự đoán rằng năm 2020 sẽ có khoảng 121 triệu người mắc bệnh trầm cảm, bệnh này cướp đi mỗi năm trung bình 850 mạng người và bệnh này là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Tuy nhiên, đến tháng 10 năm 2012 (Ngày sức khỏe tâm thần Thế giới), WHO cho biết hiện nay thế giới đã có hơn 350 triệu người đang mắc bệnh trầm cảm và mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự tử (trung bình mỗi ngày có 2900 người tự tử) [24]. Điều này cho thấy số người mắc bệnh trầm cảm trên thế giới đã tăng quá nhanh trong những năm tháng gần đây. Như vậy tỉ lệ trầm cảm trên công nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,6% cũng là điều có thể lý giải được [24].

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu trên 550 công nhân công ty xi măng Chinfon năm 2015, chúng tôi thấy:

1. Tỉ lệ trầm cảm trên công nhân

- Tỉ lệ trầm cảm trên công nhân lao động trực tiếp của xí nghiệp là 2,6%.

- Tỉ lệ trầm cảm cao hơn ở nhóm công nhân nữ cao hơn ở nam (4,4% so với 2,5%); nhóm công nhân đã lập gia đình (2,7% so với 1,4%); tỉ lệ trầm cảm giảm với trình độ học vấn (8,3% số công nhân có trình độ THCS và tiểu học bị trầm cảm so với, 1,8% số công nhân trình độ PTTH, 3% với trình trên PTTH); tỉ lệ trầm cảm tăng với thâm niên công tác > 10 năm (cao nhất là 2,8% ở nhóm công nhân có tuổi nghề trên 10 năm), tuy khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

2. Một số yếu tố liên quan trầm cảm trên công nhân

- Nguy cơ trầm cảm tăng cao ở nhóm tuổi > 50 ( OR= 3,62; 1,01 -12,18), có mối liên quan giữa tuổi đời của người lao động và trầm cảm, tỉ lệ trầm cảm tăng cao ở nhóm công nhân làm việc trên 10 năm ( OR= 1,41; 0,39-6,22 (p>0,05). Các yếu tố như tình trạng hôn nhân (OR = 1,98; 029-85,5), trình độ học vấn (OR= 3,67; 0,08 – 28,93), giới tính (OR= 1,79; 0,04 -13,0), tuy nhiên kết quả không có ý nghĩa thống kê.

- Nguy cơ trầm cảm tăng cao ở nhóm công nhân có stress nghề nghiệp theo mô hình Karasek (OR= 4,33; 1,09 – 14,87)

- Cảm nhận về môi trường lao động (OR = 1,22; 0,32 – 6,92), An toàn lao động ( OR= 6,70; 0,66 – 34,99), mong muốn thay đổi công việc ( OR = 2,64; 0,77 – 8,98), tuy nhiên kết quả không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở những kết quả thu được từ nghiên cứu, chúng tôi có một vài đề xuất như sau cho công tác dự phòng và y tế tại xí nghiệp:

1. Giảm thiểu nguy cơ trầm cảm tại xí nghiệp

- Tăng cường hơn nữa sự ủng hộ về mặt xã hội: Cán bộ quản lý, nhân viên y tế công ty, xí nghiệp nên có các hoạt động tìm hiểu tốt hơn tâm tư, nguyện vọng của người lao động để kịp thời động viên, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

- Tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại đơn vị.

- Triển khai công tác dự phòng cấp 1: Tổ chức các buổi nói chuyện về tâm lý lao động, tâm lý xã hội giúp người lao động nhận ra những yếu tố nguy cơ dẫn tới trầm cảm cũng như các giải pháp phòng chống và ứng phó với trầm cảm nói chung.

2. Giải pháp y tế cho người lao động

Lập danh sách khám cho những đối tượng có biểu hiện trầm cảm, có kế hoạch điều trị, phục hồi sức khỏe cho những người mắc bệnh và suy giảm sức khỏe.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Tạ Tuyết Bình (1996), “Lao động ca kíp và sức khỏe”, Tập san YHLĐ và VSMT, viện YHLĐ và VSMT, số 9, trang 107- 111.

2. Nguyễn Thế Công (1993), “Một số đặc điểm trong lao động dây truyền công nghiệp”, Tập san YHLĐ và VSMT số 5, trang 25.

3. Nguyễn Đình Dũng và CS (2003), “Điều kiện lao động và gánh nặng lao động ở công nhân tại các Công ty may thuộc tổng công ty Dệt- May Việt Nam”.

4. Hoàng Thị Giang (2011), “Chuẩn hóa một công cụ đo lường stress nghề nghiệp bằng tiếng Việt”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y tế công cộng

5. Phùng Văn Hoàn (1992), “Nghiên cứu đặc điểm lao động, mức độ mệt mỏi và tình trạng bệnh tật của công nhân dệt 8/3”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu

khoa học, Trường Đại học Y Hà Nội.

6. Phùng Văn Hoàn (2002), Chuyên đề nâng cao sức khỏe người lao động, Nhà xuất bản Y học, trang 31- 80.

7. Phùng Văn Hoàn và Nguyễn Khắc Mạnh (2001), “Nghiên cứu các stress tại nơi làm việc và các stress tâm lý xã hội của công nhân công ty bánh kẹo Hải Châu, Hà Nội”, Tạp chí bảo hộ lao động, số 10/200, trang 8- 10.

8. Phùng Văn Hoàn, Đào Minh An (1999), “Nghiên cứu tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan tại công ty cơ khí Hà Nội”, Tạpchí YHLĐ và VSMT, số 13- tháng 12/1999, trang 49- 57.

9. Lê Huy Hoàng (2007), “Thực trạng điều kiện môi trường lao động và cơ cấu bệnh tật của công nhân xí nghiệp giày Lê Lai 2 Hải Phòng năm 2007”, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hải Phòng

10. Lê Bá Hứa, Nguyễn Văn Hiền và cs (2008), “Nghiên cứu viêm da tiếp xúc với xi măng trên công nhân xây dựng và công nhân sản xuất xi măng ở nhà

máy Luksvasi và Long Thọ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số 596, trang 221-229.

11. Đặng Phương Kiệt (1998), Stress và đời sống, Nhà xuất bản Khoa học xã

hội, trang 180- 216.

12. Trịnh Hồng Lân và CS (2010), “Stress nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp tại các tỉnh phía Nam”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số 14, trang 217- 221.

13. Nguyễn Thùy Linh (2012), “Stress nghề nghiệp trên cán bộ y tế bệnh viện Kiến An Hải Phòng năm 2011”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hải Phòng.

14. Đặng Viết Lương, Bùi Thụ (1992), “Gánh nặng lao động của công nhân một số ngành nghề có căng thẳng thần kinh tâm lý” , Tập san YHLĐ và VSMT,

Viện YHLĐ và VSMT, số 4- 1992, trang 30- 33.

15. Nguyễn Thanh Cao (2012), “Thực trạng trầm cảm và một số yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở người trưởng thành tại Phường Sông Cầu, Thị xã Bắc Cạn năm 2011”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa Cấp II, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

16. Trần Viết Nghị (1998),“Stress và các rối loạn có liên quan đến stress trong lâm sàng tâm thần học nước ta”, Tạp chí thông tin Y dược TW, trang 14- 18. 17. Tân Văn Nghĩa (2006), “Điều tra tình hình chăm sóc sức khỏe công nhân tại

4 cơ sở giày dép Hải Phòng năm 2005- 2006”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa hệ chính quy, Trường Đại học Y Hải Phòng

18. Lê Thành Tài và CS (2008), “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng”, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh 2008, số 12 (4).

19. Bùi Thanh Tâm và cs (2001), Quản lý An toàn - Vệ sinh lao động ngành Y tế, Nhà xuất bản y học.

20. Nguyễn Viết Thiêm (2003), “Rối loạn lo âu”, Các rối loạn liên quan tới

21. Nguyễn Viết Thiêm, Đinh Đăng Hòe, Nguyễn Phương Loan (2000), “Một số nhận xét về chẩn đoán và điều trị các bệnh tâm sinh”, Kỷ yếu công trình NCKH, Bệnh viện Bạch Mai, Tập 2.

22. Lê Trung (1999), “Stress nghề nghiệp và bệnh tật”, Tập san YHLĐ và VSMT, số 4- 1999, trang 81- 85.

23. Lê Văn Hồng(2004), “Những phát hiện mới về stress”, Tạp chí Tri thức trẻ số 124- tháng 4/2004, trang 54- 60.

24. Ngô Khôn Trí (2012), Vài thông tin về trầm cảm,

Trên trang http://www.erct.com/2-ThoVan/NKTri/TramCam.htm, truy cập hồi 14h ngày 10/12/2012.

25. Đặng Hữu Tú (2004), “Khảo sát các stress nghề nghiệp và một số biểu hiện rối loạn tâm sinh lý ở công nhân công ty may Đáp Cầu Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

26. Vụ Y tế dự phòng- Bộ Y tế (2001), “Nghiên cứu tình hình quản lý sử dụng hóa chất và sức khỏe người tiếp xúc trong các cơ sở sản xuất”, Hà Nội

27. Bộ Y tế Việt Nam (2006). Y học lao động. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

2006.

28. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Đại học Y Hà Nội (2009). Vệ sinh

Môi trường Dịch tễ. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2009.

29. Đại học Y tế công cộng (1997), Giáo trình y học lao động, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

TIẾNG ANH

30. Arito H., Naomi H., Makiko H., (2000), “Shift work- related problems in 16h night shift nurses: effectc on subjective symtoms, physical activity, heart rate and sleep”, Industrial Health, No 41, page 228- 236.

31. Azlihanis Abdul Hadi, Nyi Nyi Naing, Aziah Đau and Rusli Nordin (2006): “Reliability and construct validity of the malay version of the job content questionnaire (JCQ) among secondary school teachers in Kota Bharu,

Kelantan, Malaysia”, The Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and

Public Health, No 37(6), Page 1254-1259

32. Barbee R. (1998), Etiology of Anxiety Disorders, Mental Health: “A report

of the surgeon general”, Chapter 4.

33. Colin M. and Tom Cox (1979), “Stress at work, stress”, the Macmillan Press

LTD.

34. Cooper C.L. (1983), “Occupational stress”, Journal of Psychosomatic Reasearch, No 27, page 369- 376.

35. Giovanni C. (1995), “Occupation stress and stress prevention in air traffic control”, Institute of Occupational Medecine University of Verona.

36. Hammar N. (1998), “Job strain, social support at work, and incidence of myocardial infarction”, Occupational and Invironmental Medecine (7- 1998). Page 548- 533.

37. Ingval Holmer (1995), “Protective Clothing and Heat Stress, Industrial Ergonomics”, Vol. 38. No1, NIOH- Sweden, Page 162- 182.

38. Iwata N., Okuyama Y, Saito K. (1998), “Psychiatric symptoms and related factors in a sample of Japanese workers”, Psychological Medecine, 18, page 659- 663.

39. J. Baranon (1969), “Industrial Technologies for Developing Prager”, New York.

40. Jian LI, Wenjie YANG, Ping LIU, Zhefeng XU and Sung IL CHO (2004):“Psychometric evaluation of the Chinese (Mainland) version of job content questionnaire: A study in university hospitals”, Industrial Health, No 42, Page 260 - 267

41. Jun S., yoshio M. (2000), “Stability of factor structure and correlation with perceived job stress in General Health Questionnaire”, Journal of Ocuppational Health, No 42, page 284- 291.

http://paei.wikidot.com/kararek-demand-control-model-of-job-stress, truy cập hồi 13h30 ngày 30/12/2012.

43. Lyle H. Miller and Alma Dell Smith (1970), “The Stress solution”, American

Psychological Association.

44. Micheal I., Frank T. (1999), “Ocuppational stress in human computer interaction”, Industrial Health, 37, page 157- 173.

45. NIOH (National Institute Occupational Health) (2001), “Stress at work”, publicaton No 99.

46. Occupational medecine reseach center Lisbon (1999). Page 236- 238.

47. Pauvel JP (2001), “Perceived Job stress but not invidual cardiovascular Reactivity to ST is realated High Blood pressure at work”, Hypetention (6-

2001). Page 71- 75.

48. Parterniti S., Consoli S.M., Lang.T (2002), “Psychosocial factors at work, personaly traits and depressive symtoms”, The British Journal of Psychiatry. 49. Pham MK (2013) “Work-related depression and associated factors in a shoe

manufacturing factory in haiphong city, vietnam”

50. Tom Cox (1979), Stress, Stress research, Department of Psychology

University of Nottingham.

51. Tsukamoto K., Igata M. et al. (1995), “The relationship between work factors and psychiatric symptoms”, Journal Occupational Health, 37, page

339- 336.

52. Weibei L., Gabrion L., Aussedat M., Krelitz G. (2003), “Work related stress

in an emergency medical dispatch center”, Ann Emerg Med 2003, 41.

TIẾNG PHÁP

53. Colloque Palais des congres de Nancy (2006),« Le stress au travail: quelle prévention, quels acteurs et quels outils? », Institut National de Recherche et de Sécurité, 2006, Nov, pg 2-15

54. Département Épidémiologie en entreprise, INRS (2006): « Stress et risque psychosociaux: concepts et prévention », INRS Documents pour le

Médecin du Travail, 2006, No 106, pg 169-186

55. Dominique STEILER (2010), « Stress et entreprise High-tech: Évaluation du stress professionnel dans un service support », Grenoble EM, hal- 00454655, version 1, 2010

56. Fondation Européenne pour l’amélioration des conditions de vie et de travail (1991):Premième enquête européenne sur les conditions de travail

1991, pg 27-28.

57. Fondation Européenne pour l’amélioration des conditions de vie et de travail (2000):Troisième enquête européenne sur les conditions de travail

2000, pg 31-35.

58. F.-X. Lesage, S. Berjot, C. Amoura, F. Deschamps, E. Grebot (2012), “Mersure du stress en milieu de travail par autiquestionnaires valide’s an francais: revue de la littérature”, Elsevier Masson.

59. INRS (2006), “Stress et risques psychosociaux: concept et prévention”,

Document le Medecin du travail, No 106, pg 169- 185

60. Katsura Umehara, YukihiroOHYA and col (2007): “Association of work-

related factors with psychosocial job stressors and psychosomatic symptoms among Japanese pediatriatricians”, J Occup Health, 2007 Nov, vol 49 (no 6), pg 467-481

61. M. Mokdad ALGERIA (2005): “Occupational stress among Algerian teachers. Afr Newslette on Occup Health and Safety 2005”, 15, pg 46-47 62. Ministère de la Sante Vietnamienne (2006). La Sante du Travail, 2006,

Hanoi

63. N. K. Saini, Sandeep Agrawal, S. K. Bhasin (2010): “Prevalence of stress

among resident doctors working in medical colleges of Delhi, India. Indian J Public Health”, 2010 Oct-Dec, vol 54(no 4): pg 219-223

64. Phitsada SIPHANTHONG (2010): “Validation d'un instrument de mesure

de la dépression en langue Lao”, Mémoire de fin d’étude. IFMT, Vientianne, Laos

65. Tânia Maria de Araújo, Robert Karasek (2008): “Validity and reliability

of the job content questionnaire in formal and informal jobs in Brazil”, SJWEH Supplements 2008, no 6, pg 52-59

66. Thurin J.M, Balimann N. (2003), “Stress, pathologie et immunite”, Paris:

Flammation Medecine- sciences, pg 287

67. World Heath Organisation (2004),“Organisation du travail et stress. Série

Protection de la santé des travailleurs”, n° 3, Bibliothèque de l’OMS, pg 1-18, www.who.int/occupational_health

68. World Heath Organisation (2008),“Sensibilisation au stress professionnel

dans les pays en développement. Série Protection de la santé des travailleurs”, n° 6, Bibliothèque de l’OMS, pg 1-20, www.who.int/occupational_health

69. Xavier Borteyrou, Didier Truchot, Nicole Rascle (2009), Le stress chez le

Một phần của tài liệu Trầm cảm và một số yếu tố liên quan trên công nhân xi măng chifon hải phòng năm 2014 (Trang 62 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)