Nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 550 công nhân trên toàn bộ công nhân tại các phân xưởng khác nhau của Công ty xi măng Chinfon, Hải Phòng tại thời điểm tháng 1 năm 2015. Tại Công ty xi măng Chinfon, lao động nam chiếm chủ yếu (95,8%). Điều này cũng phổ biến trong các cơ sở sản xuất xi măng khác trong nước tỉ lệ lao động nam chiếm tới 83 – 88% [10]. Tuy nhiên, tỉ lệ nam công nhân quá cao cũng có thể ảnh hưởng tới tần suất căng thẳng trong công việc vì một môi trường.
Về độ tuổi, phần lớn công nhân ở độ tuổi dưới tuổi 30-49 (chiếm 66%) trong khi đó độ tuổi từ <30 và ≥50, mỗi loại chỉ chiếm <20%. Đây là một điều kiện thuận lợi để giảm bớt thời gian nghỉ việc vì lý do sức khỏe. Hơn nữa, phần lớn lực lượng lao động này sau khi nghỉ học được tuyển dụng vào xí nghiệp, được đào tạo tay nghề một cách bài bản, hoàn thiện về chuyên môn kỹ thuật để bắt nhịp với sản xuất ở cường độ cao. Ngoài ra, ở lứa tuổi này công nhân đang hình thành các thói quen nghề nghiệp và có những đặc trưng tâm lý như: hăng say, nhiệt tình với công việc, ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Tuy vậy ở lứa tuổi này cũng hay dễ xảy ra tai nạn lao động do chịu sức ép cao về trách nhiệm công việc, cường độ lao động mỗi ngày. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả 80,58% của tác giả Lê Huy Hoàng [9] và Trịnh Hồng Lân là 65% [12].
Về thâm niên công tác, qua nghiên cứu chúng tôi thấy nhóm công nhân có tuổi nghề trên 10 năm chiếm tỉ lệ cao (64,2%). Thâm niên công tác cao (trên 10 năm) thường gặp ở những người có tuổi đời cao, lúc này tình trạng sức khỏe cơ bắp của họ cũng đã giảm sút so với nhóm tuổi trẻ hơn, đồng thời với thâm niên công tác cao như vậy thì họ đã quá quen thuộc với công việc, những kỹ thuật đơn giản đã trở nên nhàm chán đối với họ, công việc lúc này không còn kích thích sự say mê, hứng thú nữa. Hơn nữa, ảnh hưởng của nghề nghiệp (căng thẳng công việc, môi trường làm việc không thuận lợi…) trong một thời gian dài sẽ là nhưng yếu tố góp phần tạo nên trạng thái mệt mỏi, chán nản và lo lắng ở những đối tượng này.
Viện Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ cũng đã đề cập tới hiện tượng Histeria trong dây chuyền lắp ráp, ở đó công nhân biểu hiện các triệu chứng mệt mỏi, lo lắng, buồn nôn, yếu cơ bắp nhức đầu mà không tìm thấy bất cứ một tổn thương thực tổn nào, các triệu chứng đó có thể là một đáp ứng tâm lý đối với một nghề nghiệp buồn tẻ, lặp đi lặp lại, ít có tính sáng tạo và ít tạo ra được sự hứng khởi, toại nguyện trong công việc [25], [51].
Như vậy có thể nói tuổi đời và tuổi nghề của công nhân ngành giày da là tương đối cao cao do công nghiệp xi măng đã có lịch sử phát triển lâu đời ở Hải Phòng trong nhiều năm gần.
Về trình độ văn hóa, chủ yếu công nhân có trình độ PTTH (49,8%) và TC, CĐ, ĐH (48,0%). Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Tân Văn Nghĩa [17] và Vụ Y tế dự phòng [26]. Điều này cũng phù hợp do Công ty xi măng Chinfon là một đơn vị lâu đời, thu nhập tương đối cao do đó luôn có yêu cầu cao đối với công nhân.
Về tình trạng hôn nhân, đa số công nhân đã xây dựng gia đình (chiếm tỉ lệ 86,9%).
4.1.2. Tỉ lệ trầm cảm trên công nhân
Tỉ lệ trầm cảm chung
Kết quả bảng 3.2 cho thấy có nhiều công nhân có các triệu chứng của trầm cảm. Trong đó các triệu chứng thường gặp là cảm giác mệt mỏi (41,6%), cảm thấy thất bại về cuộc sống (22,5%), giảm khả năng làm việc (16,4%,) giảm khả năng tự quyết định công việc (12,5%), ít quan tâm đến người khác (11,3%). Điều này có thể là do tính chất làm việc theo ca kíp, thời gian nghỉ trưa ngắn, không có chỗ cho công nhân nghỉ ngơi mà phải nghỉ ngay tại nhà xưởng.
Từ kết quả bảng 3.3 ta thấy tỉ lệ trầm cảm trên công nhân công ty xi măng Chinfon là 2,6%. Theo kết quả này thì tỉ lệ trầm cảm của công nhân công ty xi măng Chinfon thấp hơn nhiều so với tỉ lệ trầm cảm của công nhân ngành may tại một số tỉnh phía Nam của tác giả Trịnh Hồng Lân năm 2010 [12] và tỉ lệ trầm cảm của cán bộ Y tế bệnh viện Kiến An năm 2011 (6,4%) của tác giả Nguyễn Thùy Linh [13]. Điều này có thể được lý giải là do sự khác biệt lớn về đặc thù công việc, áp
lực, mức độ chủ động trong các hoạt động nghề nghiệp của công nhân ngành xi măng so với ngành may và với cán bộ y tế. Làm việc trên dây chuyền xi măng là một nghề khá đơn điệu, lao động triền miên, nhiều ca. Tuy nhiên, đây là một nghề có thu nhập cao hơn so với ngành may và các cán bộ y tế. Điều này cũng khá phù hợp đó là các công nhân làm tại công ty xi măng thường làm việc ổn định hơn, ít tình trạng có ý định chuyển nơi làm việc, có thể thấy qua tỷ lệ thâm niên công tác >10 năm của công ty xi măng Chinfon là rất cao.
Tỉ lệ trầm cảm theo giới
Theo bảng 3.4, tỉ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn so với nam (4,4% ở nữ giới so với 2,5% ở nam giới) với p= 0,454 (>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Huy Hoàng [10] và Nguyễn Thùy Linh [13]. Điều này cũng có thể được giải thích như sau, ở nhóm công nhân nữ thì ngoài những áp lực từ công việc thì công nhân nữ còn có những áp lực khác từ gia đình và cuộc sống. Chính vì vậy họ dễ bị trầm cảm hơn nam giới.
Tỉ lệ trầm cảm theo tuổi đời và trình độ học vấn
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy nhóm đối tượng < 50 tuổi là nhóm ít gặp trầm cảm nhất (1,8%). Tỉ lệ này cũng phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tuổi. Nhóm công nhân ở lứa tuổi <30 tuổi là những người trẻ, hăng say, nhiệt tình với công việc, ham học hỏi, sáng tạo, tìm tòi và tương đối yên tâm làm việc, hơn nữa họ mới vào nghề trong một thời gian ngắn nên chưa cảm thấy sự nhàm chán cũng như là áp lực cao về trách nhiệm trong công việc. Còn nhóm công nhân trên 50 tuổi có tỉ lệ trầm cảm cao nhất (6,1%) và nhóm công nhân có tuổi nghề >10 năm cũng có tỉ lệ trầm cảm cao nhất (2,8%). Điều này có thể giải thích rằng những người lớn tuổi, đã làm việc lâu năm, công việc đã trở nên nhàm chán với họ, hơn nữa trách nhiệm của họ với công việc cũng đòi hỏi cao hơn, họ còn phải làm gương cho nhóm công nhân trẻ. Bên cạnh đó khả năng thích ứng của họ kém hơn và họ còn có những áp lực khác từ phía gia đình, con cái. Chính vì vậy mà áp lực của họ cao hơn và họ dễ bị stress hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thành Tài trên nhân viên điều dưỡng của một số bệnh viện [18]. Trong nghiên cứu
đó tác giả cũng chỉ ra rằng yếu tố tuổi không có ảnh hưởng gì tới stress nghề nghiệp và những người làm việc nhiều năm trong nghề dễ bị stress nghề nghiệp hơn so với những người mới vào nghề. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả Trịnh Hồng Lân [12] và của tác giả Nguyễn Thùy Linh [13] thì cho rằng xu hướng những người lao động trẻ tuổi, có tuổi nghề thấp lại dễ bị stress hơn các nhóm có độ tuổi cao và làm việc lâu năm. Các tác giả cho rằng những công nhân lớn tuổi là những người từng trải, có kinh nghiệm sống hơn và thường có xu hướng thích ổn định hơn so với các công nhân trẻ. Mặt khác, họ cũng ít cơ hội lựa chọn công việc hơn so với nhóm công nhân trẻ, do vậy mà họ thường có tâm lý chấp nhận hiện tại và bằng lòng với những điều kiện hiện tại của mình. Tuy nhiên cũng phải thấy rõ ở mỗi loại hình công việc, đòi hỏi và quyền quyết định khác nhau. Đối tượng trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Linh [13] là cán bộ y tế, có thể áp lực tâm lý, đòi hỏi công việc đặc biệt về kiến thức ở lứa tuổi trẻ hoàn toàn khác với công nhân ngành sản xuất xi măng. Những người lao động có trình độ học vấn THCS hoặc thấp hơn có tỉ lệ trầm cảm là 8,3%, cao hơn nhóm người lao động có trình độ học vấn PTTH (1,8%) và TC,CĐ,ĐH (3,0%). Tuy nhiên, sự khác biệt trên đây chưa đủ có ý nghĩa thống kê với p=0,171. Kết quà nghiên cứu của chúng tối khác với kết quả của các tác giả khác [12][13]., có thể do thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu của chúng tối được tiến hành tại một công ty với ngành nghề đặc thu khác.
Tỉ lệ trầm cảm theo tính trạng hôn nhân và thâm niên công tác
Kết qủa bảng 3.7 cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở nhóm công nhân có vợ/ chồng (2,7%) cao hơn ở nhóm công nhân chưa lập gia đình (1,4%). Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p= 1,0. Điều này có thể giải thích khi có gia đình, ngoài vấn đề công việc tại nhà máy, người công nhân còn có mối quan tâm khác như: việc học hành con cái, các mối quan hệ xã hội, các vấn đề kinh tế, ăn uống, mua sắm cho gia đình, sẽ có nhiều trách nhiệm với tứng thành viên trong gia đìn. Nên nguy cơ trầm cảm có thể cao hơn người chưa lập gia đình, bên cạnh đó người chưa có vợ/chồng cũng có thể gặp các vấn đề tâm lý xảy ra trong quá trình làm việc như mối quan hệ đồng nghiệp, lương thưởng , quan hệ tình cảm … Tuy nhiên trong
nghiên cứu của chúng tôi lại có kết quả khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh [13] khi cho thấy người trẻ tuổi có nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý hơn. Các tác giả cho rằng những công nhân lớn tuổi là những người từng trải, có kinh nghiệm sống hơn và thường có xu hướng thích ổn định hơn so với các công nhân trẻ. Mặt khác, họ cũng ít cơ hội lựa chọn công việc hơn so với nhóm công nhân trẻ, do vậy mà họ thường có tâm lý chấp nhận hiện tại và bằng lòng với những điều kiện hiện tại của mình. Điều này có thể do địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu của chúng tôi khác với các tác giả trên.
Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm theo thâm niên công tác cho thấy không có sự phụ thuộc giữa thâm niên công tác với trầm cảm với p= 0,567 (>0,05). Tỉ lệ trầm cảm cao nhất tập trung ở nhóm công nhân làm việc trên 10 năm. Điều này có thể do đối tượng công nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều là các công nhân có thâm niên công tác. Tuy nhiên kết quả không có ý nghĩa thống kê, cần nghiên cứu thêm trong thời gian tới.