0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Lấy mẫu phân tích

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CÁC ION NATRI, KALI, CANXI, MAGIE DI ĐỘNG VÀ ĐỘ BÃO HÒA BAZƠ TRONG ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI – CỦ CHI (Trang 41 -43 )

Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách lẫy mẫu thích hợp. Thông thường có một số cách lấy mẫu như sau:

Lấy mẫu theo tầng phát sinh. Khi nghiên cứu đất về phát sinh học hoặc nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất nước của đất thì tiến hành lẫy mẫu như sau:

+Đào phẫu diện đất: chọn điểm đào phẫu diện phải đại diện cho toàn vùng cần lấy mẫu nghiên cứu. Phẫu diện thường rộng khoảng 1,2m dài 1,5m, sâu đến tầng đá mẹ hoặc sâu 1,5m – 2m ở những nơi có tầng đất dày.

+Lấy mẫu đất: lần lượt lấy mẫu đất từ tầng phát sinh dưới cùng lên đến tầng mặt. Mỗi tầng, mẫu đất được đựng trong 1 túi riêng, có ghi nhãn rõ ràng. Lượng đất lấy từ 0.5 – 1kg là vừa. Mỗi mẫu đất đều được ghi phiếu chỉ rõ: số phẫu diện, tầng (độ sâu lấy mẫu – cm), địa điểm lấy mẫu, ngày lấy mẫu và người lấy mẫu.

Lấy mẫu hỗn hợp.

Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy các mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau rồi hỗn hợp lại, lấy mẫu trung bình. Thông thường lấy từ 5 – 10 điểm rồi hỗn hợp lại để lấy mẫu trung bình (mẫu hỗn hợp). Khi lấy mẫu ở các điểm riêng biệt cần tránh các vị trí cá biệt đại diện như: chỗ bón phân hoặc vôi tụ lại chỗ cây quá tốt hoặc quá xấu, chỗ cây bị sâu bệnh. Mẫu hỗn hợp thường được lấy trong những nghiên cứu về nông hóa học, nghiên cứu động thái các chất dinh dưỡng của đất hoặc lấy ở các ruộng thí nghiệm. Mẫu đất hỗn hợp được lấy như sau:

Lấy các mẫu riêng biệt: tùy hình dáng khu đất cần lấy mẫu mà bố trí các điểm lấy mẫu (5 – 10 điểm) phân bố đồng đều trên toàn diện tích. Có thể áp dụng cách lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc (hình 1a và 1b) với địa hình vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều đường chéo (hình 1c và 1d) với địa hình dài. Mỗi điểm lấy khoảng 200g đất bỏ dồn vào 1 túi lớn.

Hình 2.1 – Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp

Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên giấy hoặc nilon (chú ý trộn càng đều càng tốt). Sau đó dàn mỏng rồi chia làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn.

Lượng đất của mẫu hỗn hợp lấy khoảng 0,5 – 1kg, cho vào túi vải, ghi phiếu mẫu như nội dung ghi cho phiếu mẫu ở trên, ghi bằng bút chì đen để tránh nhòe, nhất là đất ướt (có thể bỏ phiếu mẫu trong một túi nilon nhỏ, gập gọn lại rồi bỏ vào túi mẫu).

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CÁC ION NATRI, KALI, CANXI, MAGIE DI ĐỘNG VÀ ĐỘ BÃO HÒA BAZƠ TRONG ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI – CỦ CHI (Trang 41 -43 )

×