VAI TRÒ CỦA MAGIE [10], [13]

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa bazơ trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi (Trang 25 - 26)

Trong đất, magie có trong các khoáng sét thường gặp như mica, vecmiculit, clorit và đôi khi tìm thấy ở dạng cacbonat. Cùng với canxi, magie có ý nghĩa về lý hóa tính chất của đất và dinh dưỡng của cây trồng.

Đối với đất nhẹ, nghèo magie, các loại đất bón phân kali và supe photphat nhiều năm, hiện tượng thiếu magie là phổ biến.

Hàm lượng magie trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng của thực vật là 0,5% trọng lượng khô của các bộ phận sinh trưởng. Magie cần trong suốt quá trình sinh trưởng của thực vật, nhưng ở giai đoạn còn non và trưởng thành thì cần nhiều hơn.

Đối với cao su, magie là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển thân lá, tăng cường sự vận chuyển dinh dưỡng để ổn định mủ. Bởi vì magie là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp, là hoạt chất của

hệ enzim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic, có vai trò thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây, giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây.

Magie không gây độc nhưng có liên quan đến tổng hợp các chất khô. Khi hàm lượng magie lớn thì làm giảm tổng hợp các chất khô tích luỹ trong cây, ảnh hưởng đến sản phẩm sau thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Triệu chứng thiếu hụt magie trên cây trồng thể hiện qua: úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục, lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên. Ở một số loại cây trồng có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam, đỏ hoặc tía. Nhánh cây yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thường bị rụng lá sớm.

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng các ion natri, kali, canxi, magie di động và độ bão hòa bazơ trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi (Trang 25 - 26)